Vì sao dẫn đến lạm phát là câu hỏi muôn thuở, lạm phát làm giảm giá trị tiền của bạn. Chúng ta sẽ “thuần phục” nó, và tìm cách hưởng lợi, đúng nghĩa hưởng lợi từ lạm phát trong bài viết thú vị này.
Lạm phát là 1 điều thú vị để chứng minh một đứa trẻ 10 tuổi bây giờ khỏe hơn anh thanh niên 25 tuổi ngày xưa. Bởi vì:
Tất nhiên chẳng có thủ thuật nào cao siêu ở câu chuyện trên hết: Tất cả là do lạm phát!
Bài viết này cũng sẽ cố gắng viết đầy đủ. Tất nhiên, Ngọ cũng không đi dông dài kiểu định nghĩa lạm phát là gì dạng học thuật ? Mà sẽ là một con đường thiên về kiến giải vì sao dẫn đến lạm phát, bài học và những câu chuyện xung quanh đề tài này.
Chúng ta sẽ bắt đầu hành trình thôi…
Lạm phát là gì?
Lạm phát là giảm sức mua của đồng tiền. Tức là trước đây, để mua 1 tô bún bạn trả 20.000 đồng; bây giờ cũng bát bún y chang vậy, bạn phải trả 30.000 đồng. Đó là lạm phát.
Tất nhiên sẽ có hàng hóa tăng nhiều, có hàng hóa tăng ít, và đôi khi là giảm giá. Cho nên khi người ta nói đến lạm phát. Ví dụ lạm phát 10%. Thì người ta nói đến con số trung bình (có trọng số) của 1 rổ hàng hóa tăng 10%.
Đầu tư bền vững & Lợi nhuận vượt trội!
Người ủy thác cho Ngọ đã có mức lãi TRUNG BÌNH MỖI NĂM GẤP 2.5 LẦN so với lợi nhuận kỳ vọng (CAPM). Happy Fund đã có mức lãi 8.5 LẦN trong 9 năm kể từ lúc bắt đầu hoạt động!
Khám phá hoạt động ủy thác hiệu quả này ngay! ⇒ Đọc bài chi tiết
Điều này giống giống như một giỏ quà chúc tết – có thể không phải bánh kẹo đều tăng 10%, có khi nó chỉ tăng 5% thôi. Nhưng chai rượu tăng đến 20% chẳng hạn. Do đó, trung bình lại giỏ quà tặng 10%.
Vì sao dẫn đến lạm phát?
“Khi bạn lấy thước đo cái bàn, thì đồng thời cũng là lúc cái bàn đo cái thước”. Cho nên khi “hàng hóa quy ra tiền”, thì cũng là lúc “tiền quy ra hàng hóa”.
Khi ta mua bán, thì ta cũng là đồng thời trao đổi giữa hàng hóa và tiền bạc. Nên trong kinh tế học người ta cũng xem tiền là 1 dạng hàng hóa đặc biệt.
Lạm phát tức là đồng tiền mất giá. Ngày xưa 60.000 đồng mua 3 tô bún, giờ chỉ mua được 2 tô bún.
Nếu ta phân tích kỹ được trong tình huống tô bún và tiền ở trên. Thì ta hoàn toàn có thể khái quát tương đối lên quá trình vì sao dẫn đến lạm phát ở mức độ đất nước.
Phân tích vì sao dẫn đến lạm phát theo trường phái Keynes
3 loại lạm phát còn được xem là mô hình tam giác của Robert J. Gordon
1. Lạm phát do cầu kéo
Giả định, Ngọ là một nghệ nhân nấu bún thủ công nức tiếng Hà Nội – tay nghề không ai sánh bằng. Tuy nhiên, mỗi ngày bạn Ngọ chỉ có thể làm được 100 tô bún (người miền Bắc gọi là bát bún, lưu ý thêm: bản thân Ngọ thích nhìn người miền Nam ăn Ngô, và người miền Bắc ăn Bắp)
Nhưng khách thực sự sẵn sàng ra ăn là đến 300 người. Ở đây thì nhu cầu quá nhiều, nên dẫn đến tình trạng cầu > cung.
Ngọ có thể áp dụng “ai chân dài tới háng” mới được ăn, hoặc Ngọ có thể tạo 1 đặc sản mới là “bún chửi” – để giảm lượng khách của mình. Được xem là biện pháp tạo rào cản, nhưng kết quả vẫn không ăn thua – vẫn đến 280 người muốn ăn, trong khi có 100 tô bún.
Rồi ông Keynes và những môn đệ xuất hiện nói: Ngọ làm thế sai rồi, nền kinh tế thị trường, tiền đi liền khúc ruột – hãy tăng giá lên. Ngọ làm theo. Khi đó mỗi ngày Ngọ làm 100 tô và cũng chỉ có 100 người ăn với mức giá cao cân bằng mới.
Ngọ vui vẻ, vì tiền nhiều hơn, người ăn cũng chấp nhận, những khách hàng không chấp nhận đã tìm quán khác giá hợp lý hơn.
Khi nhiều người có nhu cầu về một sản phẩm (cầu > cung), thì sẽ dẫn đến tăng giá cục bộ sản phẩm đó.
Nếu xảy ra tình trạng chung ở nhiều hàng hóa trên quy mô rộng lớn thì người ta xem đây là lạm phát do cầu kéo.
Thực tế lạm phát do cầu kéo có ưu điểm giúp tăng trưởng kinh tế, vì nhu cầu nhiều nên kích thích đầu tư và mở rộng kinh doanh. Do đó, nếu câu trả lời cho vì sao dẫn đến lạm phát là do cầu kéo thì rất tích cực. Bởi có cầu thì mới có cung là kiểu vậy đó.
2. Lạm phát do chi phí đẩy
Ngọ bán bún, hôm nay Ngọ ra chợ thì 1kg bún thì từ 12.000 đồng lên 15.000 đồng. Giá rau cũng tăng lên. Và ngay cả ông tài xế riêng của Ngọ (thực tế là xe ôm) cũng đòi tăng lương do giá xăng tăng. Nhân viên trong quán cũng đòi tăng lương.
Thành ra giá thành của 1 tô bún cũng tăng 15%.
Nên Ngọ thông báo thay đổi giá bán mới: Vì chi phí sản xuất kinh doanh, và tiền lương cán bộ công nhân viên tập đoàn bún Ngọ đã tăng lên. Nên Ngọ quyết định tăng giá mới cho tô bún của mình lên X%!
Thông thường, lạm phát do chi phí đẩy mang tính tiêu cực nhiều hơn. Thường là do cung < cầu, do cung sụt giảm.
3.Lạm phát vốn có do kỳ vọng thích nghi.
Hôm nay, ông chú Viettel được tăng lương hưu do chính sách, vào bán bún Ngọ ăn thì giá lại cao hơn hôm qua. Chú thắc mắc vì sao tô bún lại tăng giá?
Ngọ trả lời tỉnh bơ rằng: Vì hôm nay là ngày toàn quốc tăng lương.
Lạm phát này sinh ra bởi sự kỳ vọng thích nghi, thường được xem là “vòng xoáy giá/lương.” Điều này liên quan đến việc người lao động muốn tăng lương của mình và các công ty chuyển những chi phí lao động này sang khách hàng bằng cách tăng giá, dẫn đến một vòng lặp luẩn quẩn.
Lạm phát thích nghi ngày tăng lên do những kỳ vọng của người dân về mức độ lạm phát trong tương lai. Nên họ có xu hướng tăng giá bán hàng hóa và dịch vụ để bù đắp sự mất giá này.
Đây là một trong những lý do mà Ngọ có thể đem ra giải thích: Cứ sau tết là giá tăng, hoặc là khi nhà nước tăng lương cơ sở thì giá hàng hóa tăng.
Phân tích vì sao dẫn đến lạm phát theo quan điểm chủ nghĩa Tiền tệ.
Theo nhà kinh tế theo chủ nghĩa tiền tệ nổi tiếng Milton Friedman – từng đoạt giải Nobel Kinh tế: “Lạm phát là luôn luôn có và ở khắp mọi nơi, là một hiện tượng tiền tệ.”
Do đó, yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến lạm phát là do tốc độ cung tiền tăng lên, (còn giảm phát là do cung tiền co lại).
Chúng ta đã biết tiền là 1 dạng hàng hóa đặc biệt, được nhà nước kiểm soát và in ấn. Và quán bún ngon “nhất nách” của Ngọ – giả định hàng hóa toàn nền kinh tế chỉ 100 tô bún của Ngọ và số tiền nhà nước có là 100 quan tiền.
Vậy chúng ta có 2 mặt hàng tương đương: 1 tô bún = 1 quan tiền.
Chúng ta xét 2 trường hợp để xem vì sao dẫn đến lạm phát của tô bún bạn Ngọ.
1.Tăng cung tiền
Nhà nước in thêm tiền.
Khi nhà nước in thêm 20 quan tiền! Bây giờ toàn nền kinh tế có 120 quan tiền, nhưng số tô bún cũng chỉ là 100 tô.
Khi đó thì 1 tô bún = 1,2 quan tiền. Vậy là lạm phát 20%!
Đây là một trong những lý do phổ biến để giải thích vì sao dẫn đến lạm phát ở nhiều nước, đặt biệt ở những nước đang phát triển hoặc kém phát triển.
Nhà nước mua tài sản, mua trái phiếu, cổ phiếu mua đô la.
Khi nhà nước mua tài sản, tức là cung tiền ở bên ngoài thị trường càng nhiều, nhà nước bơm tiền ra thị trường – nhà nước mua 10 quan tiền tài sản. Khi đó, số tiền bên ngoài tăng thêm 10 quan tiền.
Khi đó số tiền có là 110 quan tiền ứng với 100 tô bún, khi đó 1 tô = 1,1 quan tiền. Vậy là lạm phát 10%.
Lưu ý: Ở đây Ngọ cố định 100 tô bún, nếu Ngọ sản sản xuất nhiều hơn ví dụ 105 tô. Thì mức độ lạm phát sẽ thấp hơn.
2. Giảm lãi suất
Khi lãi suất giảm, thì người dân có thể tăng vay, tăng chi tiêu cũng như đầu tư nhiều hơn. Vì tiền nhiều thì độ “quý hiếm” của tiền sẽ giảm đi – nên giá tô bún cũng giá trị hơn và được bán giá cao hơn.
Điều này cũng gia tăng áp lực lạm phát.
Lãi suất giảm thường mang tính kích thích nền kinh tế. Nhưng lãi suất giảm cũng là lý do vì sao dẫn đến lạm phát.
3. Chính sách tiền tệ hỗ trợ (Accommodative Monetary Policy)
Thường được các nước thực hiện trong và sau khủng hoảng để hỗ trợ nền kinh tế, bằng cách bơm thêm tiền mặt giống như Mỹ mở rộng các gói định lượng và duy trì lãi suất thấp.
Điều này sẽ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, cải thiện việc làm… tuy nhiên lại gây nên lạm phát.
Và nếu bạn cần 1 phương trình để giải thích hiện tượng này, thì Ngọ cung cấp một phương trình cân bằng để thể hiện mối quan hệ vì sao cung tiền tăng thì dẫn đến lạm phát.
Ta có phương trình:
m∗V=P∗t
Giải thích:
- m = cung tiền
- V =Vận tốc của tiền
- P =Mức giá trung bình
- t =Khối lượng giao dịch
Ngụ ý trong phương trình này là niềm tin rằng nếu vận tốc của tiền và khối lượng giao dịch không đổi, thì việc tăng (hoặc giảm) cung tiền sẽ gây ra mức tăng (hoặc giảm) tương ứng trong mức giá trung bình .
Dù thực tế vận tốc của tiền và khối lượng giao dịch trong thực tế không cố định, nên mối quan hệ này không đơn giản như thoạt nhìn.
Tuy nhiên, phương trình này đóng vai trò là một mô hình hiệu quả cho niềm tin của các nhà tiền tệ học rằng việc mở rộng cung tiền là nguyên nhân chính của lạm phát.
Phân tích vì sao dẫn đến lạm phát dưới góc nhìn kinh tế học hành vi?
Trường phái này tập trung vào các yếu tố tâm lý và hành vi của cá nhân trong việc hình thành lạm phát. Bao gồm các hoạt động tâm lý như kỳ vọng lạm phát, cảm xúc và hành vi kỳ vọng có thể dẫn đến việc tăng giá và lạm phát.
Quay lại quán bún của Ngọ, Ngọ quyết định tăng giá bán bún lên một khoản nhỏ, với lý do là xăng tăng, lương tăng. Cũng hợp tình hợp lý!
Cả khu xóm nghe tin và nhận ra giá tô bún của Ngọ đã tăng, vì vậy mọi người cũng bắt đầu tăng giá bán hàng hóa để đảm bảo thu nhập của mình.
Từ hiệu ứng quán bún của Ngọ lan ra cả xóm, giờ xóm lan ra cả quận, rồi lên cả tỉnh, tiếp tục lan khắp cả nước.
Khi người dân bắt đầu thấy giá tăng lên, họ bắt đầu lo lắng về tương lai và cho rằng giá cả sẽ tiếp tục tăng. Điều này khiến người dân sẵn sàng chi tiêu nhanh hơn để tránh việc mất giá trị của tiền. Họ tìm mọi cách để tiêu tiền mua hàng hoá, đầu tư vào tài sản và thậm chí mua hàng hoá dự trữ.
Ta sẽ giải thích vì sao dẫn đến lạm phát dựa vào công thức vừa học trên:
m∗V=P∗t
Giải thích:
- m = cung tiền
- V =Vận tốc của tiền
- P =Mức giá trung bình
- t =Khối lượng giao dịch
Vì vận tốc của tiền (V) tăng lên, nên m*V tăng. Khi đó P*t tăng, hàng hóa không số lượng không đáp ứng kịp, thì giá sẽ tăng tiếp.
Tốc độ tiêu tiền nhanh thì giá sẽ tăng nhanh, mà giá tăng nhanh thì tốc độ tiêu tiền lại nhanh thêm, khiến giá lại tăng tiếp. Dẫn đến một đà tăng giá không kiểm soát.
Hoặc tất cả phải ngồi lại, bắt tay nhau cam kết không tăng giá trong khoản thời gian nhất định trước khi quá muộn.
Hoặc nếu như lạm phát không điều tiết được, có thể nhà nước sẽ can thiệp bằng cách đơn giản là tăng lãi suất, giảm cung tiền để chống lạm phát, và có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế..
Tâm lý học hành vi là dạng có thể khuếch đại rất mạnh, chúng ta không vô can có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chung của nền kinh tế.
Ví dụ chúng ta nghĩ rằng, mức lạm phát ổn định 4%/năm – chúng ta sẽ nghĩ rằng năm sau cũng lạm phát 4%. Nhưng rồi đột nhiên, bây giờ lạm phát là 6%/năm – một ai đó, có thể nhạy cảm với biến động với tiền sẽ là người mua hàng nhanh hơn do đó giá tăng, tốc độ lạm phát đến 8%/năm – vòng lặp tiếp diễn.
Lạm phát nuôi lạm phát – giá tăng nuôi giá tăng. Rồi sụp đổ!
Bản thân Ngọ là nhà đầu tư, nên Ngọ thấy điều này khá rõ ràng ở cả thị trường chứng khoán và bất động sản.
Chúng ta sẽ xem ví dụ thị trường bất động sản, vì đại đa số người Việt quan tâm bất động sản hơn chứng khoán. Khi một chu kỳ giá bất động sản tăng lên, thậm chí tăng nhanh – các nhà đầu tư có “cơ sở” (cơ sở trong ngoặc kép) để tin rằng: “giá bất động sản luôn tăng lên”.
Điều này khiến hàng triệu người nhảy vào thị trường bất động sản (hoặc cổ phiếu) để sở hữu và đầu cơ, làm giảm lượng bất động sản sẵn có, và đẩy giá lên cao hơn nữa.
Giá nhà tăng, điều này lại thu hút nhiều nhà đầu tư và nhà đầu cơ hơn đến với thị trường bất động sản, với sự điên cuồng kiếm ăn, thậm chí bằng vốn vay rất lớn.
Rồi dẫn đến tình trạng bong bóng và sụp đổ!
Cho nên trường hợp ở đây, nếu hỏi: “Vì sao dẫn đến lạm phát ? Câu trả lời là do lạm phát!”.
Vì sao dẫn đến lạm phát phi mã, hay siêu lạm phát?
Đầu tiên ta cần hiểu các phân loại về lạm phát. Dù chưa có 1 định nghĩa thống nhất về lạm phát nhưng nhiều người xem rằng:
- Lạm phát >1000%/năm: siêu lạm phát.
- Trên 100% và dưới 1000%: Lạm phát phi mã
- Trên 10% đến 100%: Lạm phát cao
- Từ 0% đến 10%: Lạm phát bình thường.
- Dưới 0%: Giảm phát
Tất nhiên tùy tình trạng và tốc độ tăng trưởng của đất nước, ở các nước phát triển lạm phát 10% là “la làng” ấy! Ở Việt Nam thì đỡ hơn, vì nhiều khi ta “thích nghi” với tình trạng tô bún 50k, thì năm sau lên 55k rồi (lạm phát 10%)
Theo cuốn sách Phillip Cagan, Cagan định nghĩa rằng siêu lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát hàng tháng lên 50% hoặc hơn, và kết thúc khi xuống dưới 50% (với điều kiện là nó phải duy trì trong vòng ít nhất một năm).
Cũng dựa vào lý do giải thích vì sao dẫn đến lạm phát, để giải thích vì sao dẫn đến lạm phát phi mã và siêu lạm phát?
Tăng cung tiền tệ: Khi ngân hàng trung ương tăng cung tiền tệ nhanh chóng mà không có tăng trưởng tương ứng trong sản xuất và hoạt động kinh tế, lượng tiền trong hệ thống tài chính tăng lên.
Việc tăng cung tiền tệ quá mức có thể dẫn đến tăng giá hàng hóa và dịch vụ, gây ra lạm phát cao.
Đây là nguyên nhân hàng đầu của việc tạo nên siêu lạm phát hoặc lạm phát phi mã – theo một số tài liệu Ngọ đọc thì có đến 25/29 siêu lạm phát xuất phát từ tình trạng này.
In tiền rất dễ mà. Và động cơ chính xuất phát của việc này là sự yếu kém của nền kinh tế trong giai đoạn đó, hoặc trước đó.
Việc in tiền nhiều mà không dựa vào sự tăng trưởng thực tế của nền kinh tế sẽ sinh ra các dạng lạm phát từ cao đến siêu lạm phát.
Siêu lạm phát nổi tiếng mà được được đưa vào lịch sử Ngọ học là Lạm phát Đức 1923 – ấn tượng với việc trẻ làm lấy tiền làm diều để thả.
Thông tin thêm, Theo Anders Åslund của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, siêu lạm phát chỉ xảy ra trong những trường hợp rất đặc biệt, bao gồm sự tan vỡ của một loại tiền tệ, sau chiến tranh, khi các cơ quan tài chính mất kiểm soát hoặc khi “chủ nghĩa dân túy hoang dã chiếm ưu thế”
Cách giải quyết dứt điểm lạm phát, đặc biệt chỉ dành cho bạn?
Giống như 1 bác sĩ kinh tế, nếu ta biết được vì sao dẫn đến lạm phát thì ta có thể kê những đơn thuốc, hoặc hoặc chiến lược để phòng chống lạm phát và phát triển kinh tế. Ta bắt đầu nào…
Ở góc độ quốc gia, thì các quốc gia có thể sử dụng các chính sách tiền tệ nhằm giảm cung tiền, tức là thu bớt tiền hoặc làm chậm dòng tiền tung ra trong thị trường bên ngoài.
Ví dụ như tăng lãi suất – để thu tiền về, dẫn đến mối quan hệ tiền – hàng thay đổi, dẫn đến lạm phát giảm. Hoặc có thể bán trái phiếu chính phủ để hút tiền về.
Hoặc thực hiện chính sách tài khóa – ví dụ như tăng thuế, hoặc giảm đầu tư công.
Và đôi khi thực hiện các yếu tố hành chính khác để thúc đẩy kinh tế, tăng cường quản lý tài chính, kiểm soát nguồn cung cấp, quản lý kỳ vọng (yêu cầu giao dịch minh bạch, cung cấp thông tin chính xác…)
Ở góc độ cá nhân
Bản thân 1 cá nhân bình thường, bạn có thể không thay đổi được tình hình lạm phát của đất nước. Nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được ảnh hưởng của lạm phát đối với cuộc sống của đời bạn, thậm chí là “lời” hơn nhờ lạm phát.
Ý tưởng rất đơn giản: Nếu bạn trước đây làm thu nhập 10 quan tiền, ứng với 10 tô bún. Tức 1 tô bún = 1 quan tiền. Bây giờ 1 tô bún = 1,1 quan tiền; nhưng một không cần tốn nhiều công sức để làm ra thu nhập bạn là 12 quan tiền thì sao?
So với thu nhập trước đây, bạn tương ứng 10 tô bún, bây giờ được 12 quan tiền/11 tô bún = 10,91 tô bún! Lời thêm 0,91 tô bún.
Và những ý tưởng này, thẳng thắn chỉ áp dụng được với số ít người! Không phổ biến với số đông! Và rất may nhờ thế bạn mới được lợi và giàu hơn nhờ lạm phát.
Cách 1: Đầu tư vào chính bạn.
Xem xét lời nói của Buffett:
“Tiền có thể bị ảnh hưởng bởi lạm phát, nhưng tài năng của bạn thì không, nếu đặc biệt giỏi ở một khía cạnh nào đó, bạn luôn có lợi ích!”
“Nếu bạn là giáo viên giỏi nhất, nếu bạn là bác sĩ phẫu thuật giỏi nhất, nếu bạn là luật sư tốt nhất, bạn sẽ có được phần của mình trong miếng bánh kinh tế quốc gia, cho dù giá trị của đồng tiền có thế nào đi chăng nữa”
Ý tưởng ở đây, là hãy trở thành người giỏi nhất trong chuyên môn của bạn, ở nơi bạn sống và nơi bạn làm việc. Bạn có thể tăng giá hàng năm để bù lạm phát, và có thể tăng giá hơn vì nhiều người rời bỏ ngành của bạn, khi đó cung ít và cầu vượt cung.
Đây là cách tốt nhất mà Buffett nói là đầu tư vào bản thân bạn ấy.
Cách 2: Đầu tư vào chứng khoán/ hoặc bất động sản:
Sẽ có lúc thăng lúc trầm, nhưng xét về lâu dài 20-50 năm, đây là những kênh đánh bại lạm phát.
“Nếu bạn sở hữu công ty Coca-Cola, trong 20 năm nữa, 50 năm nữa kể từ bây giờ, bạn sẽ được hưởng một phần nhất định sức lao động của người khác trong sản phẩm của công ty. Phần đó không bao giờ thay đổi cho dù mức giá sản phẩm có như thế nào.” – Warren Buffett
Nếu bạn sở hữu một tập hợp các công ty tương tự Coca-cola thì bạn sẽ kiếm lợi từ lạm phát.
Đối với nhà đầu tư chưa có sự hiểu biết, có thể chọn quỹ chỉ số chi phí thấp. Cách làm này có mức độ rủi ro thấp hơn nhiều. Chính Buffett từ lâu đã khuyến nghị nhà đầu tư rót tiền vào các quỹ chỉ số – là những quỹ nắm tất cả các cổ phiếu trong một chỉ số nên tự động đa dạng hoá. Và duy trì việc này bất chấp thị trường lúc đó tăng hay giảm từ thu nhập của bạn.
Điều quan trọng hơn nữa, nếu bạn chỉ cần đầu tư với 5 triệu đồng vẫn được. Bắt đầu nhỏ để tạo thói quen và thành công to.
Tổng kết: Lý do vì sao dẫn đến lạm phát?
1) Do cầu kéo – nhu cầu hàng hóa nhiều nên giá tăng,
2) Do chi phí đẩy – vì yếu tố đầu vào tăng giá nên ta tăng giá sản phẩm bán ra để bù chi phí
3) Lạm phát vốn có do kỳ vọng thích nghi.
4) Lạm phát do việc tăng cung tiền (in tiền, giảm lãi suất, chính sách tiền tệ hỗ trợ nền kinh tế
5) Lạm phát là do tâm lý học hành vi – lạm phát sinh lạm phát.
6) Và lạm phát do nhiều nguyên nhân khác, hoặc kết hợp của nhiều nguyên nhân lại với nhau.
Qua bài này bạn cũng đã hiểu vì sao dẫn đến lạm phát rồi đấy. Nhưng hơn hết lạm phát giống như thời tiết 4 mùa, bạn thể trốn tránh được. Hãy ứng dụng những chiến lược để mà đối phó và hưởng lợi từ lạm phát nhé.
Học chứng khoán từ người thực chiến – Lãi 100 lần trong 25 năm!
Với chiến lược đầu tư thực chiến, bạn có thể gia tăng lợi nhuận 100 lần trong 25 năm. Cam kết 100% bạn biết cách đơn giản để đứng trong TOP 1% đến 5% nhà đầu tư giỏi nhất.