Ngọ đổi tiêu đề là chủ nghĩa thực tế, bởi đó mang tính chất tích cực; chứ dùng đúng là chủ nghĩa thực dụng. Ở Việt Nam từ này thường hiểu không đúng chuẩn theo triết học. Nhớ là chủ nghĩa thực tế nhé!
Chủ nghĩa thực dụng là một trường phái triết ở Mỹ, nó ra đời từ thế kỷ 19. Bản chất từ thực dụng khá hay, tuy nhiên “tam sao thất bản thế nào” mà thành ra từ thực dụng đến với Việt Nam thành là nghĩa tiêu cực.
Thừa nhận, chúng ta chẳng bao giờ muốn “bị” đánh giá: “Mày là đứa thực dụng cả”. Có lẽ thực dụng ở đây có nghĩa là “vụ lợi”, thực dụng kiểu này một ngôn ngữ rất đời thường
Tuy nhiên ở tầng lớp trí thức cao hơn, cũng như ở phương Tây từ này thường gắn từ này mang tính tích cực:
Thực dụng tức là tính hiệu quả. Chủ nghĩa thực dụng là chủ nghĩa đề cao tính hiệu quả!
Sếp mà khen: “Tí làm việc hiệu quả lắm”, Tí sẽ hạnh phúc cả ngày. Điều đó có nghĩa là bản năng thực dụng của Tí là thượng thừa.
Người Mỹ nổi tiếng về độ thực dụng! Bởi vậy họ trở thành nước giàu mạnh, giàu tình bác ái như bây giờ. Nhìn Obama qua Việt Nam thì biết! Trước đây họ cũng từng thuộc địa của Anh, nhưng họ nhanh chóng thành cường quốc.
Thật sự từ trước đến giờ, tôi rất thích chủ nghĩa đề cao tính hiệu quả, mà cái này là phạm trù của chủ nghĩa thực dụng. Ở Việt Nam, từ “thực dụng” là quá nhạy cảm, nó hiện đang mang 2 luồng suy nghĩ tích cực lẫn tiêu cực. Nên tôi đặt tên cho nó là: “Chủ nghĩa hiệu quả”.
Viết đến đây, tôi liên tưởng đến tên nước: – Đại Ngu –. Phải chăng là “Ngu không chỗ nào Ngu hơn”, nhưng thực tế nghĩa hồi đó là “Yên Vui và Hòa Bình rộng lớn”. Quả thật, Hồ Quý Ly đặt tên rất hay!
Hợp tác đầu tư với Nguyễn Hữu Ngọ TẠI ĐÂY
Quay lại vấn đề:
Thực dụng = Hiệu quả.
Suy cho cùng, mục đích cho cùng của thị trường chứng khoán là Kiếm được tiền; dù ít nhiều gì cũng phải kiếm được tiền. Kiếm được nhiều tiền thì càng hiệu quả, tuy nhiên nên đặt cùng công sức, chi phí cơ hội, độ rủi ro… để có thể chính xác hơn.
Bỏ qua cái tôi cá nhân, chúng ta nên nhìn nhận rằng: Nếu bạn thua lỗ, ít hơn lãi suất ngân hàng và chỉ số Vn-Index, trong khi bỏ ra thời gian nhiều thì đó là không Hiệu quả.
Điều khó nhất của NĐT là không có tính thực tế trong nhận thức. Giả sử điều này, Khi bạn thừa nhận mình giao dịch không hiệu quả thì bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ: “Làm thế nào để chặn kiểu giao dịch không hiệu quả”, Câu hỏi tiếp theo là “Làm thế nào để giao dịch hiệu quả?”
Khi đó bạn sẽ có rất nhiều hướng đi, ví dụ:
- Dừng hẳn chứng khoán
- Hợp tác với nhà đầu tư giỏi
- Phải học chứng khoán bài bản
Khi tập luyện tính tư duy thực dụng hay nói đúng: Bạn sẽ tư duy theo kiểu: LÀM THẾ NÀO ĐỂ HIỆU QUẢ?
Ngọ thường hay tính 1 người bình thường làm khoảng 10 triệu đồng/tháng, một tháng làm 24 ngày, ngày làm 8 giờ, thì thành ra 50.000 VNĐ/giờ làm việc, hay 1 phút = 1.000 VNĐ.
(P/S: các vùng miền không phải Sài Gòn có thể sẽ có giá thấp hơn)
Do đó, phải có cách bố trí thời gian để làm việc, vui chơi, ăn uống ngủ nghỉ, học tập thích hợp để HIỆU QUẢ và có cuộc sống hạnh phúc… Nếu giá trị ít hơn 1000 VNĐ/phút thì thiếu hiệu quả.
Tham gia khóa học chứng khoán TẠI ĐÂY
Nhiều NĐT thấy không hiệu quả hay thua lỗ chứng khoán, thì nên suy nghĩ đến 3 phương án trên, nếu muốn tham gia đầu tư thì học tập nghiệm túc, Nhiều bạn không chịu bỏ vài tháng hay vài năm đọc sách, hay bỏ 1,99 triệu học chứng khoán, vì tiếc tiền, nhưng đúng hơn là do định giá sức lao động mình quá thấp nên thua lỗ là điều khó tránh khỏi, và thắng lợi cũng là điều xa vời.
Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY
Đọc thêm: