3 công thức định giá cổ phiếu Benjamin Graham SIÊU CHUẨN

Benjamin Graham là cha đẻ của phương pháp đầu tư giá trị. Do đó những công thức định giá cổ phiếu của Benjamin Graham nếu bạn hiểu đúng và đầy đủ sẽ giúp bạn có được lợi nhuận tuyệt vời.

Trong chuỗi series: 11+ phương pháp định giá cổ phiếu, Ngọ gửi đến nhà đầu tư. Thì 3 công thức định giá cổ phiếu của Benjamin Graham không phải được nhiều người biết đến. Nhưng nó hiện vẫn cho một kết quả tốt, nếu bạn áp dụng theo.

Ngọ với tư cách là nhà đầu tư lâu năm, một quản lý tiền cho NĐT khác & đào tạo chứng khoán cho người đi làm. Ngọ sẽ chia sẻ cho bạn 3 công thức định giá cổ phiếu của Benjamin Graham. Hãy luôn đọc CophieuX hàng tuần nhé.

Nội dung bài viết gồm:

  1. Nguyên tắc định giá & mua cổ phiếu giá trị
  2. 3 Công thức định giá cổ phiếu của Benjamin Graham
  3. Ví dụ để làm rõ công thức định giá cổ phiếu của Benjamin Graham

Bắt đầu nào…

I. Nguyên tắc đầu tư giá trị

Benjamin Graham là giáo sư kinh tế, nhà quản lý quỹ thành công mức sinh lãi hàng năm của ông là tầm 20%/năm. Ông được biết đến là cha đẻ của đầu tư giá trị, tác giả 2 cuốn sách nổi tiếng là Nhà đầu tư thông minh & Phân tích chứng khoán (2 cuốn sách này đã được dịch ra Tiếng Việt & bán rộng rãi). Benjamin Graham cũng là thầy của Warren Buffett – nhà đầu tư thành công nhất thế giới hiện đại, ông cũng là thầy của nhiều NĐT thành công khác (xem tại đây).

Nguyên tắc của đầu tư giá trị là Biên an toàn.

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

Tức là mua cổ phiếu thấp hơn đáng kể so với giá trị thực của cổ phiếu.

Tức là bỏ ra 5 đồng để mua 1 cổ phiếu 10 đồng! Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng đối với nhà đầu tư cá nhân xảy ra 2 vấn đề khó khăn:

  1. Không biết Cổ phiếu X, mình quan tâm đáng giá bao nhiêu?
  2. Không giữ mình, Biết là Cổ Phiếu X đáng giá 10 đồng, nhưng bỏ 15 đồng ra mua Cổ Phiếu X vì đang sốt – Đây là phạm trù Bong bóng cổ phiếu & lý thuyết kẻ ngốc hơn.

Lưu ý nguyên lý này: Bất chấp thế nào đi nữa, hãy chỉ được phép cổ phiếu thấp hơn đáng kể so với giá trị thật.

II. 3 công thức định giá cổ phiếu của Benjamin Graham

1. Công thức định giá 1(CT1)

Value = EPS x (8.5 +2g)

  • Value: Là giá trị thực mà ta đang tính toán
  • EPS: Tổng EPS (thu nhập trên mỗi cổ phần) của 12 tháng. Nếu bạn chưa rõ EPS là gì? Hãy đọc tại đây
  • 8,5: Hằng số biểu thị tỷ lệ PE của công ty với mức tăng trưởng 0%
  • g: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận dài hạn (5-10 năm) của công ty

2. Công thức định giá 2 (CT2)

công thức định giá cổ phiếu 2
công thức định giá cổ phiếu 2
  • Value – EPS – 8,5­ – g: Được hiểu như công thức định giá 1 của Graham
  • 4: Tỷ lệ lợi nhuận tối thiểu yêu cầu. Tỷ lệ phi rủi ro là 4,4% vào khoảng năm 1962, khi mô hình này được giới thiệu
  • Y: Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp AAA 20 năm hiện tại.

Nhận xét:

  • Rõ ràng ta nhận thấy, công thức định giá 2 (CT2) là phần mở rộng của công thức định giá 1 (CT1) nhưng có phần chặt chẽ hơn rất nhiều.
  • Ta có Y > 4.4 (Vì trái phiếu doanh nghiệp luôn lớn hơn lợi nhuận phi rủi ro). Khi đó Value (CT2) < Value (CT1).
  • Định giá theo cách định giá thứ 2 sẽ an toàn hơn so với công thức 1.

3. Công thức định giá 3 (CT3)

Ở mức độ này, Cách ước lượng giá trị thật của Benjamin Graham sẽ phụ thuộc vào EPS (Thu nhập trên mỗi cổ phần) & BVPS (Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần), nó thể hiện sự hài hòa giữa tài sản & thu nhập. Công thức định giá thứ 3 là :

Value = (22.5 X EPS X BVPS) ^ (½)

Ví dụ để hiểu hơn về 3 công thức của Benjamin Graham:

Cổ Phiếu X có :

  • EPS = 5.000 đồng (Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu)
  • G = 7%/năm (Trung bình kéo dài trong 5-10 năm)
  • Y = 6 (Tức là 6% cho lãi suất trái phiếu doanh nghiệp)
  • BVPS = 40.000 đồng (Giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu)

Khi đó:

  1. Theo CT1: Value1 = EPS x (8.5 +2g) = 5.000 X (8.5 + 2×7) = 112.500 đồng
  2. Theo CT2: Value2 = EPS x (8.5 + 2g) x 4.4/ Y = [ 5000 X (8.5 + 2×7) X 4.4] / 6 = 82.500 đồng
  3. Theo CT3: Value3= (22.5 X EPS X BVPS) ^ ( ½) = (22.5 X 5.000 X 40.000)^(1/2) = 67.000 đồng

Hầu hết Nhà đầu tư cá nhân nghĩ rằng, giá trị thực của cổ phiếu là 1 con số chính xác! Đây là một quan niệm có phần cứng nhắc & thiếu sót.

Theo 3 công thức định giá cổ phiếu của Benjamin Graham thì ta cũng thấy là chúng có 3 kết quả khác nhau.  Thấp nhất là Công thức 3 có Value3 = 67.000 đồng, cao nhất là công thức 1 có Value1 = 112.500 đồng. (Chênh nhau đến 68%!).

Buffett cũng từng chia sẻ (Trong quá khứ xa): Giá trị thực cổ phiếu Bershire Hathaway của ông là bao nhiêu? Ông trả lời: Nó nằm trong khoảng tầm 10.000 đô la/cổ phiếu đến 100.000 đô la/cổ phiếu. Tất nhiên giá trị thực hồi xưa là như vậy, nhưng theo thời gian nhất quyết nó sẽ tăng lên. Bạn muốn biết Giá cổ phiếu Bershire Hathaway của Buffett chúng ta cao bao nhiêu thì đọc Tại đây – Bạn sẽ choáng nếu lần đầu biết đến nó!

Do đó, Giá trị thực của Cổ phiếu là 1 dải rộng, chứ không phải là 1 con số chính xác

Theo công thức ta tính toán:

Giá trị thực Cổ Phiếu X sẽ nằm trong đoạn từ 82.500 đồng đến 116.200 đồng.

Vậy Bạn làm gì khi tìm thấy Cổ Phiếu X bán với giá 40.000 đồng/cổ phiếu? Chúc mừng bạn, hãy mỉm cười &…

III. Ứng dụng công thức định giá cổ phiếu của Benjamin Graham vào TTCK Việt Nam

Công thức định giá cổ phiếu của Benjamin Graham được ứng dụng tại TTCK Mỹ vào giữa thế kỷ 20. Có nhiều chứng minh, hiện tại chúng vẫn cho kết quả tốt. Với NĐT cá nhân chưa nhiều kiến thức & hiểu biết thì chúng ta có thể đặt biên an toàn cao hơn.

Bản chất Công thức 2 & Công thức 1 có tính tương đồng. Ngọ thử xét điều chỉnh công thức 1 nhé.

Công thức gốc:  Value1 = EPS X (8.5 + 2g)

Để an toàn hơn & phù hợp với điều kiện Việt Nam, bạn có thể điều chỉnh:

  • 8,5 thành 7
  • 2 thành 1,5 hoặc 1

Khi đó công thức định giá Benjamin điều chỉnh mới có thể là:

Value1* (điều chỉnh) = EPS X (7 +  g)

Hoặc: Value1** (điều chỉnh) = EPS X (7 + 1,5 g)

Áp dụng lại để tính Cổ Phiếu X, ta có:

  • Value1* = EPS X (7 +g) =  5000 X (7 + 7) = 70.000 đồng/cổ phiếu
  • Value2* = 5.000 X (7+ 1,5*g) = (7 + 1.5 X 7) = 87.500 đồng/cổ phiếu

Về cơ bản, Nhằm đảm bảo an toàn, bạn nên điều chỉnh để giá trị thực mình tính toán thấp hơn so với công thức của Benjamin Graham.

  • Ngoài ra, bạn hoàn toàn áp dụng công thức định giá Benjamin Graham như là màn lọc cổ phiếu. Sau đó đánh giá cổ phiếu thỏa mãn các tiêu chí của Benjamin Graham và của chính bạn để tăng tính tin cậy.  CophieuX – Ngọ lọc sơ theo công thức 3 (vào ngày 31.05.2019) – Bạn sẽ có cả vài trăm mã có Giá cổ phiếu thấp hơn giá theo định giá công thức 3 (Như hình dưới) – Đó là những mã Tô màu VÀNG
Danh sách cổ phiếu theo dựa theo công thức định giá số 3 của Benjamin Graham
Danh sách cổ phiếu theo dựa theo công thức định giá số 3 của Benjamin Graham

IV. 2 Lưu ý khi sử dụng công thức định giá của Benjamin Graham

Ứng dụng tính giá trị thực của Benjamin Graham có 2 biến & 2 con số dễ biến động đó là EPS & G, vậy làm thế nào để xử lý vấn đề này?

EPS là con số dễ bóp méo nên bạn tốt nhất sử dụng cho những doanh nghiệp mang tính ổn định như DSN. Hoặc bạn nên tính lợi nhuận trung bình EPS 5 năm trong quá khứ thì nó ít rủi ro hơn. Mời bạn đọc thêm về chỉ số EPS.

G: Là tốc độ tăng trưởng tương lai 5-10 năm, vậy làm thế nào có thể tính G. Ngọ chia sẻ cách tính chỉ số G ở phần cuối bài định giá theo PEG – mời bạn đọc TẠI ĐÂY.

Để hiệu quả nhất, & hướng dẫn tỉ mỉ, cầm tay chỉ việc: Bạn vui lòng Đăng ký học khóa học Phân tích cơ bản hoặc Khóa học Toàn diện về chứng khoán của Cổ Phiếu X.

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!