Tiến sĩ Fox – Nhận diện và tránh xa sự hấp dẫn “thầy dỏm”

Nếu bạn hay lên facebook, hay google và có sự quan tâm đến tài chính – rồi một ngày bạn nhận ra – anh chàng facebook rất biết cách yêu bạn, họ sẽ mớm cho cái quảng cáo: “khóa học đầu tư – tự do tài chính” từ bất động sản, chứng khoán, forex…

Một hội thảo hoành tráng, 1 buổi workshop tuyệt vời – khách sạn 5 sao, sảnh đẹp, máy lạnh phà phà…. Và lại tất cả MIỄN PHÍ! –MIỄN PHÍ.

Và đến đó… miễn phí mà…

Bạn có muốn tự do tài chính không?

Một cỗ máy kiếm tiền tự động mà bạn không cần làm việc?

Những cụm từ “động lực học”, những tiếng vỗ tay bí bóp, mỹ từ “bạn là triệu phú tương lai”.

Bạn thấy họ uyên thâm được cổ vũ bởi hiệu ứng tâm lý, và bạn bỏ tiền tham gia…

Tuy nhiên, điều bạn nhận được là một thứ tào lao, không hơn không kém!

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

….

Để trở thành thầy giáo, hay diễn giả tốt, chắc hẳn đối với nhiều người sẽ nghĩ: “Người ấy chắc chắn sẽ có kiến thức đáng ngưỡng mộ, một chuyên môn xuất sắc”.

  1. Đúng là sẽ có những người thầy giáo kiến thức sâu & rộng thật.
  2. Nhưng cũng không ít người điều bạn nhận được những giọt nước bọt không hơn không kém.

Điều tôi muốn nhắc đến trường hợp thứ 2:

Một diễn giả trong bộ đồ vest, với những câu từ hào nhoáng, những câu chuyện hút hồn, và cách vươn lên thay đổi số phận thần kỳ… và nó khiến bạn đánh giá cao năng lực và kiến thức người đó, hiện tượng tâm lý này được gọi là hiệu ứng tiến sĩ Fox!

hieu-ung-tien-si-Fox

1. Hiệu ứng tiến sĩ Fox là gì?

Hiệu ứng tiến sĩ Fox nói rằng: “Người nghe có thể bị đánh lừa về trình độ, kiến thức của người giảng – nhất là khi người giảng sử dụng các thủ thuật diễn thuyết làm cho bài giảng của mình có vẻ hay ho, hấp dẫn”.

Bản thân Ngọ đã được trải nghiệm cảm giác ngồi dưới khi là anh sinh viên năm nhất:

“Trong chiếc áo mùa hè xanh sau khi đi chiến dịch tình nguyện trở về – Một bà chị tiếp cận: “Thấy em rất năng động, có một công việc hay lắm em muốn làm không?

Trên chiếc xe đạp, Ngọ đạp ra tới chợ Phú Lâm quận 6.

Hãy vỗ tay ủng hộ, hô vang… tay phải đỏ thì mới làm giàu năng lượng.

Ngồi trong hội trường lớn, với tiếng hô vang – hãy làm theo và 3-5 năm, bạn sẽ tự do tài chính!

Rồi ngồi bàn nhỏ, nhóm 3 người để chia sẻ… và vỗ tay đủ kiểu.

Sau đó, Ngọ bị đuổi cổ ra khỏi chỗ đó, do thấy nó “tàm bậy”… Thực sự không phải ai cũng thoát khỏi áp lực đám đông & hiệu ứng tiến sĩ Fox.

Nhưng với xã hội có đến gần 1.000.000 người tham gia những tổ chức đó.

Tiền thì mất mà chỉ nhận được thứ vô nghĩa, trống rỗng! – Bây giờ phương tiện truyền thông nhiều, sách vở nhiều; tuy nhiên những biến tướng về hiệu ứng Tiến sĩ Fox vẫn đầy ra, do con người thường bị hấp dẫn bởi sự phù phiếm.

Hiệu ứng Tiến sĩ Fox trong hiện diện trong giáo dục từ các khóa kỹ năng, lớp chứng khoán, bất động sản, forex, hay phát triển cá nhân, hay hội thảo, tivi, báo chí…

2. Vậy hiệu ứng tiến sĩ Fox có nguồn gốc như thế nào?

Năm 1973, ba nhà tâm lý giáo dục học Naftulin, Ware và Donnelly mời Tiến sĩ Fox, đến giảng với chủ đề: “Lý thuyết trò chơi toán và ứng dụng vào giảng dạy y học” (“Mathematical game theory and its application to physician education”) tại trường y ĐH California.

 “Tiến sĩ Myron L. Fox, đến từ Đại học Y dược Albert Einstein, là học trò của von Neumann, chuyên ứng dụng toán học vào hành vi con người, là tác giả của hai quyển sách và nhiều bài báo về chủ đề này.”

Và người nghe ở dưới là chuyên gia & rất nhiều người có hiểu biết về lý thuyết trò chơi rất tốt.

Kết quả sau bài giảng là: “Họ đánh giá rất cao “tiến sĩ Fox:” ai cũng nghĩ rằng tiến sĩ Fox giảng hay, hiểu biết sâu rộng, và họ đã học được rất nhiều điều từ bài giảng của ông!

SỰ THẬT là:

Tiến sĩ Fox này chỉ là một anh diễn viên được 3 nhà tâm lý học nói trên thuê về!

Anh diễn viên chỉ được “mớm” cho một số vấn đề cơ bản về lý thuyết trò chơi, còn lại bài giảng chủ yếu là những chiêu trò diễn thuyết.

Theo như chính tác giả của thí nghiệm, thì bài giảng đầy những câu nói nước đôi, thuật ngữ mới (hay thuật ngữ “chế”?) và lối lập luận cực kỳ phi logic, nhưng được chêm vào nhiều đoạn gây hài và thu hút sự chú ý khá đúng chỗ!

Shark Bình (trong Shark Tank): “Cá nhân tôi đã xây xẩm mặt mày, thậm chí choáng váng, khi nghe Dr.Expedia nói về: AI, Big Data, Blockchain, 5G…”

Đó là hoạt động chém thuật ngữ – “để tỏ ra nguy hiểm trong mắt nhà đầu tư”.!

Bạn có thể hiểu rõ hơn khi đọc cuốn “Hiệu ứng chim mồi”

Như Ngọ đã chia sẻ từ đầu: “Có những người có kiến thức sâu & rộng; tuy nhiên vẫn có người chẳng có gì ngoài nước bọt” – Vậy làm sao để phân biệt được điều này?

Và đây là câu trả lời:

3. Cách phân biệt được kiến thức thật, kiến thức giả – thầy dỏm và thầy giỏi?

Đầu tiên, Ngọ muốn mượn câu chuyện từ nhà đầu tư vĩ đại Charlie Munger trong cuốn: “The Art Of Thinking Clearly – Nghệ thuật tư duy rành mạch”, một câu chuyện rất sống động – ông đặt tên cho loại kiến thức dỏm là: “kiến thức tài xế”. Câu chuyện như sau:

Sau khi nhận giải Nobel Vật Lý năm 1918, Max Planck bắt đầu một tour đi xuyên nước Đức. Bất cứ nơi nào ông được mời, ông đều giảng cùng một bài giảng về cơ học lượng tử mới mẻ. Theo thời gian, người tài xế cho ông bắt đầu thuộc nằm lòng bài giảng đấy: “Thật nhàm chán làm sao nếu lần nào ngài cũng giảng lại bài đó, thưa Giáo sư Planck. Tôi có thể giảng thay cho ngài ở Munich được không? Ngài có thể ngồi ngay hàng ghế đầu và đội chiếc mũ tài xế của tôi. Điều đó sẽ cho cả hai chúng ta một sự đổi khác nho nhỏ.”

Planck thích thú với ý tưởng này, vậy nên đêm đó người lái xe giảng một bài dài về cơ học lượng tử trước người khán giả đã cải trang. Sau đó, một giáo sư vật lý đứng dậy đặt câu hỏi.

Gã tài xế bật lại: “Tôi chẳng bao giờ nghĩ rằng ai đó ở một thành phố tiên tiến như Munich này lại có thể hỏi một câu hỏi đơn giản đến vậy! Sau đây tài xế của tôi sẽ trả lời câu hỏi của ông.”

Từ thời nhà Đường, còn có Tôn Ngộ Không thật – Tôn Ngộ Không giả; nên với thời đại internet phát triển, nên bạn càng dễ bị nhiễu loạn bởi thông tin, kiến thức… nên chẳng biết còn cái nào thật, cái nào giả nữa.

Có 2 loại kiến thức:

  1. Kiến thức thực: Dành cho những ai đã bỏ ra một lượng rất lớn công sức, thời gian và nỗ lực để hiểu thấu một chủ đề nào đó.
  2. Kiến thức giả (kiến thức tài xế): kiến thức từ những người đã học để đứng lên sân khấu. Có thể họ có giọng nói tuyệt vời hay mái tóc đẹp, nhưng kiến thức họ tán thành không phải là của chính họ. Họ thuật lại lưu loát những từ ngữ đầy tính hùng biện như thể đọc từ một kịch bản nào đó.

Nếu bạn bị ảnh hưởng bởi vẻ bề ngoài, ngôn ngữ đầy tính hùng biện – Bạn đang bị hiệu ứng Tiến sĩ Fox!

Rủi thay, ngày càng khó để phân biệt đâu là người thực học, đâu là người có kiến thức tài xế.

Trong lĩnh vực đầu tư, mỗi lần lên diễn đàn hay đọc báo tôi cảm thấy nực cười với những câu từ mà dường như thể hiện họ là chuyên gia trong phát ngôn của mình như: “luận về vấn đề vĩ mô, chính sách tiền tệ, thị trường chứng khoán sẽ tăng hay giảm vào tuần sau hay năm sau…” – nhiều người tin soái cổ hay bàn luận sôi nổi về điều này.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực nào thì cũng có những người có kiến thức thực sự kể cả phóng viên viết báo, hay nhà đầu tư. Có kiến thức tài xế thì cũng có kiến thức thực – khi họ đã dành nhiều năm, nghiên cứu sâu trong lĩnh vực rõ ràng & cũng hiểu sự phức tạp của nó.

Cụ thể, người có kiến thức thực thường:

  • Dành thời gian nỗ lực để tìm hiểu chủ đề & hiểu được cách truyền đạt chủ đề.
  • Sẵn sàng “Tôi không biết”, khi ngoài vòng tròn năng lực của họ.
  • Biết được giới hạn sự hiểu biết của họ đến đâu.
  • Sẵn sàng hỏi những người có hiểu biết, khi nằm ngoài năng lực của họ.

Những chỉ có kiến thức tài xế, kiến thức giả thường:

  • Chẳng thích thú tìm hiểu chủ đề “họ không có kiến thức thực”.
  • Chẳng bao giờ nói câu: Tôi không biết.
  • Không biết được giới hạn sự hiểu biết của họ.
  • Chủ đạo dựa vào kịch bản.
  • Khả năng của họ là trình diễn, diễn thuyết.

Khong-Tu

Tuy nhiên điều nguy hiểm nữa, không phải là bạn bị ảnh hưởng của hiệu ứng tiến sĩ Fox – bạn còn bị ảnh hưởng bởi ảo tưởng kiến thức của mình!

“Vòng tròn năng lực” một thuật ngữ được Buffett chia sẻ năm 1996- nó vừa giúp bạn tránh được hiệu ứng Tiến sĩ Fox – những người giỏi chém gió mà thiếu kiến thức thực – họ không biết giới hạn mình ở đâu!

Ở trong vòng tròn năng lực, không quan trọng là giới hạn nó to hay nhỏ – thì bạn sẽ luôn có lợi thế trong trò chơi của mình, tránh được bạn thua lỗ không đáng có!

“Vòng tròn lớn cỡ nào không cực kỳ quan trọng lắm. Nhưng sẽ cực kỳ quan trọng nếu bạn biết ranh giới nằm ở đâu.”

Để đề phòng hiệu ứng gã tài xế, Warren Buffet và Charlie Munger – 2 tỷ phú đầu tư đáng ngưỡng mộ nhất đương thời đặt ra 1 cụm từ:

“VÒNG TRÒN NĂNG LỰC”.

Những người có kiến thức thực, họ biết được giới hạn của họ giữa điều họ biết và điều họ không biết. Khi ở ngoài vòng tròn năng lực – người ta chỉ giữ im lặng hoặc nói: “Tôi không biết” – chẳng biện hộ, và còn tự hào.

Thật sự, không thể kết luận 100% thế nào là người kiến thức thực hay người đó chỉ là kiến thức gã tài xế. Tuy nhiên đừng nhầm lẫn phát ngôn viên công ty, người MC, người bán nước bột, dịch sách… những người sở hữu kiến thức thật.

Có thể họ có kiến thức thực nếu bỏ rất nhiều công sức nghiên cứu về nó, nhưng đa phần họ chỉ giỏi diễn thuyết và sở hữu kiến thức tài xế!

5. Thêm 1 cách để trở thành chuyên gia “dỏm” mà bạn cần chú ý!

Tôi tiếp tục mượn 1 câu chuyện tôi đã đọc được trong cuốn Hiệu ứng chim mồi về David R. Hakes, giảng viên kinh tế học của Đại học Northern Iowa – chuyện về công trình khoa học của Hakes! – (Ảnh hưởng hiệu ứng tiến sĩ Fox trong viết lách)

Hakes và một cộng sự của mình có một công trình nghiên cứu về bảo hành-bảo hiểm. Để người đọc dễ hiểu, hai ông đã đổ hết công sức ngồi rút gọn tác phẩm của mình chỉ còn 6 đẳng thức. Cơ bản mà nói, bài báo lúc này gần như ai trong ngành đọc cũng sẽ hiểu. Hai ông quyết định nộp lên các tờ báo khoa học chờ họ đọc duyệt và đăng. Tuy nhiên, các báo trả về, từ chối đăng. Ra là vì bài báo quá… dễ hiểu, nên các biên tập nghĩ rằng nó không xứng đáng để được đăng!

 Vừa buồn vừa ức, hai tác giả của chúng ta quyết định… làm cho bài báo khó hiểu hơn. Hai ông điều chỉnh cho chính tác phẩm đó – với cùng nội dung đó – trở thành một bài báo có “15 đẳng thức, 2 mệnh đề và minh chứng, 12 biểu thức toán học khác để giải thích, 1 phụ lục gồm 19 đẳng thức và biểu thức toán học phụ thêm khác.”

Bài báo mới này được đăng ngay tắp lự!

Dù rằng chính Hakes giờ đây cũng… không hiểu nổi mình đã viết gì nữa. Rõ ràng, “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đôi khi không còn đúng nữa.

Trong lĩnh vực khác tôi không biết – Khẳng định với bạn tôi không biết một cách đầy tự hào.

Tuy nhiên trong lĩnh vực chứng khoán, khái niệm chuyên gia của tôi là:

CHUYÊN GIA = CHUYÊN gia tăng sự phức tạp cho điều đơn giản

Nếu nói điều đơn giản quá kiểu như Hakes thì sẽ bị từ chối, bởi tư duy thông thường. Để số đông tin, mang dáng dấp của chuyên gia – thì họ sẽ phức tạp lên.

Nhà đầu tư Charlie Munger cũng từng chia sẻ rằng: “Lý do ý tưởng của chúng tôi không được phổ biến rộng rãi là vì chúng quá đơn giản .” – Đọc thêm: Các câu nói về sự đơn giản hóa trong đầu tư chứng khoán của NĐT vĩ đại

Danh-gia-co-phieu-don-gian

Thực tế ở TTCK:  Những bài viết khuyến nghị cổ phiếu của các cá nhân, tổ chức tài chính rất phức tạp, tuy nhiên đã có thống kê là hiệu quả của nó lại không hơn trò tung đồng xu.

Nếu muốn thử, bạn có thể lấy số liệu của 200 khuyến nghị của công ty và đánh giá nó nhé!

Quay lại vấn đề Hiệu ứng Fox –trong thế giới hiện tại, không hề dễ dàng phân biệt kiến thức thật hay kiến thức giả.

Tuy nhiên, đừng bao giờ để ánh đèn sân khấu hấp dẫn bạn – trong một thế giới thông tin nhiễu loạn – một cụm từ bạn nên nhớ để phân biệt chuyên gia thực sự là: “Vòng tròn năng lực”.

Hãy cẩn thận với những câu chuyện diễn thuyết, nhất là kiểu: “Tôi sinh ra ở chuồng trâu, lớn lên ở gầm cầu, nhờ XXXY mà  có nhà lầu” –

Hãy biết cách phân biệt rõ kiến thức thực và hiệu ứng Tiến sĩ Fox.

Nếu bạn thích bài viết này, tôi tin bạn sẽ thích bài viết: Hiệu ứng Dunning-Kruger: Thùng rỗng kêu to, biểu hiện trên TTCK và cách chữa trị

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

 

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!