5+ Cách tiết kiệm tiền giúp Ngọ nghỉ hưu tuổi 31

Trong quản trị tài chính, giai đoạn bắt đầu thì tiết kiệm tiền sẽ là yếu tố giúp ta tích lũy để vượt qua khó khăn cũng như nắm bắt cơ hội trở nên giàu có.

Giàu không tiết kiệm, nghèo liền tay; nghèo không tiết kiệm, sớm ăn mày”

I.Biết cách tiết kiệm tiền là biết sống giàu có

Buffett-day-con-ve-tiet-kiem-09
Câu nói hay của Warren Buffett về dạy con tiết kiệm tiền

Dù Việt Nam có tỷ lệ tiết kiệm tiền thuộc top đầu thế giới. Tuy nhiên thực tế, thì nhiều người không có nhiều tiền tiết kiệm và tích lũy ở độ tuổi 30 hoặc hoặc dành cho nghỉ hưu. Một đợt dịch Covid ập đến, khiến nhiều người, nhiều gia đình khốn đốn thực sự.

Bạn có thể google về các chủ đề tiết kiệm, thì sẽ không nhiều những trải nghiệm thực tế, để hướng dẫn bạn cách tiết kiệm tiền, tiết kiệm một cách có hiệu quả và cách sử dụng tiền tiết kiệm tích lũy đó như thế nào.

Bài viết này, Ngọ sẽ chia sẻ cho bạn cách tiết kiệm tiền của chính bản thân mình, những trải nghiệm mà bản thân Ngọ đã trải qua, những thực tế về cách xã hội tiết kiệm tiền qua con mắt Ngọ.

Tiết kiệm không đơn thuần là tiết kiệm. Biết cách tiết kiệm tiền là biết sống giàu có.

Giàu có là ước mơ của con người – nhưng nghèo khó là nỗi lo của xã hội!

Kết quả khảo sát về hưu trí tại khu vực Đông Á , giai đoạn 2 (2015 – dù số liệu hơi cũ): Thách thức và cơ hội” cho thấy 95% số người được hỏi ở Việt Nam đang lo lắng không đủ tiền sinh sống khi về hưu!

Kinh tế ngày càng phát triển hơn, và tình trạng bất bình đẳng thu nhập cũng cao hơn. Người giàu càng giàu hơn và người nghèo càng nghèo hơn.

Nghèo có 2 dạng:

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

  • Nghèo là do hoàn cảnh. Đây là một dạng nghèo khách quan, rất đáng thương… không được giáo dục, không được đi học, bệnh tật, sống nơi hẻo lánh, gia đình xào xáo…
  • Nghèo là do bản thân. Đây là dạng nghèo do chủ quan… không chịu kiết kiệm, không chịu học hành, không chịu làm việc, cờ bạc, rượu chè.

Nếu không biết cách tiết kiệm tiền và không may gặp biến cố, nó không chỉ tác động đến tài sản mà còn là vấn đề tâm lý bản thân, chứng bệnh trầm cảm gia tăng và niềm vui sống giảm xuống.

Ngoài ra, làm tốt việc tiết kiệm là hoàn thành một nửa con đường để ta trở nên độc lập và giàu có – con đường mang: “Tiết kiệm và đầu tư

Ngọ nhận thấy tiết kiệm là vấn đề thiết yếu để đảm bảo cuộc sống tương lai! Nó giống gạo, sữa, đường, nước mắm, những chuyến đi dã ngoại…

Trong tài chính, tiền tiết kiệm không chỉ là vấn đề phòng thủ khi bạn gặp bất trắc, mà còn là tấn công giúp bạn làm giàu khi có cơ hội.

Ngọ thường hay nghe câu: “Nếu có tiền tôi sẽ mở cửa hàng kinh doanh X, vì nó lãi nhiều”, “tôi muốn đầu tư Y, nhưng tôi không có tiền”. Tiền ở đây trở thành cơ hội, và nếu ta có khoản tiết kiệm và tích lũy ấy, thì đây sẽ là tích lũy tư bản.

Bản thân Ngọ đánh giá giai đoạn tiết kiệm tiền để tích lũy tư bản hơn hẳn so với giai đoạn phát triển tài sản. Dù giai đoạn tiết kiệm số tiền bạn để dành khá ít so với khi bạn đã có tài chính tốt hơn, và ở giai đoạn phát triển tài sản. Tuy nhiên, tiết kiệm tiền là giai đoạn khó khăn nhất, nếu không có nó bạn sẽ không thể xây dựng “đế chế” tài chính của bản thân.

Dù tiết kiệm, có thể không tạo ra tiền nhiều, nhưng nó có thể ngốn 10 năm vất vả, giọt đắng của mồ hôi, sự cô đơn… và là tiền đề cho mọi tài sản trong tương lai.

Dù cho phải làm thêm giờ, chạy thêm Grab, bằng mọi cách bạn phải tích lũy được 100.000 USD đầu tiên100.000 USD (khoảng 2.3 tỷ đồngđầu tiên là khó khăn nhất… Sau đó bạn có thể thả lỏng một chút.” Tỷ phú đầu tư Charlie Munger

Theo lời Chalie Munger, và tình hình Việt Nam, Ngọ đề xuất con số 1 tỷ đồng (ít nhất là 500 triệu, tùy vùng miền) cho giai đoạn này, nếu bạn xuất phát là số 0. Và dù có gia đình giúp bạn được 1 tỷ, thì bằng tất cả sức lực, mồi hôi và nước mắt hãy tạo thêm 1 tỷ đồng đầu tiên của bản thân.

Ngọ biết rằng, không phải không có những bạn trẻ có cả chục, hàng chục tỷ đồng – Ngọ có quen đấy. Tuy nhiên nó không phải là con đường phổ biến và dễ dàng đạt được đối với đa số người dân Việt Nam.

Do đó, tiết kiệm tiền là cách chính để tạo tiền đề cho tương lai vững vàng. Biết cách tiết kiệm tiền tức là biết cách sống giàu có!

II.Cách tiết kiệm tiền trên “google” và câu chuyện tiết kiệm tiền của bạn Ngọ

Cau-noi-hay-ve-cach-tiet-kiem-tien-bac
Những ai không biết cách tiết kiệm tiền bạc sẽ không bao giờ sở hữu được một gia tài lớn

Khi bạn tìm đọc bài này, Ngọ tin bạn thuộc 1 trong 3 nhóm:

(1) Đang hiện có ý thức tiết kiệm – một người tiết kiệm thực sự đang tìm kiếm xem có cách tiết kiệm tiền nào khác độc đáo giúp bạn áp dụng hiệu quả hơn không.

(2) Đã không cần lo vấn đề tiết kiệm, tò mò xem về cách tiết kiệm.

(3) Hoặc bạn rơi vào tình thế “tiền tháng nào xào tháng đó”, và thực sự muốn mình có khoản tiết kiệm nhưng chưa biết như thế nào.

Thật dễ dàng khi gõ phím và thật dễ dàng khi nói về cách tiết kiệm. Nhưng thực sự bước vào thực hành cách tiết kiệm tiền là một vấn đề không hề dễ dàng như đọc hoặc nghe về nó.

Thực hành về cách tiết kiệm là thực hành về cách sống!

Bạn sẽ không thể tăng dù chỉ 1 đồng tiết kiệm nếu chỉ biết về những cách tiết kiệm tiền mà không xoắn tay lên để thực hành nó. Thế giới không tưởng thưởng cho những gì bạn biết mà là những gì bạn làm!

Trước khi, Ngọ muốn chia sẻ về cách tiết kiệm tiền và hành trình tiết kiệm của bản thân. Ngọ muốn cùng bạn điểm lại những phương pháp tiết kiệm tiền mà bạn có thể đọc được, có thể chưa áp dụng hoặc đã áp dụng, hoặc lần đầu nghe. Biết đâu bạn sẽ thấy hữu ích và phù hợp.

Ở trên internet toàn những thứ rời rạc, vậy Ngọ xin tóm lược lại nó thành từng nhóm cách tiết kiệm tiền:

1. Phong cách tiết kiệm tiền kiểu thư ký:

Đây là nhóm ghi lại nhật ký, ghi chép, lập kế hoạch dòng tiền trong các hoạt động cuộc sống của mình. Qua đó, bạn sẽ biết được tiền của mình vào hoạt động cụ thể gì, hoạt động nào là lãng phí, kế hoạch và tiền dư.

Một số cách tiết kiệm tiền kiểu thư ký (tên do Ngọ đặt):

(1) Như ghi chép chi tiêu và thu nhập;

(2) Lên kế hoạch mua sắm;

(3) Cố định mức chi tiêu hàng tuần, hàng tháng.

2. Phong cách tiết kiệm tiền kiểu tâm lý học:

Đây là nhóm sử dụng các mẹo để tiết kiệm tiền bằng cách trì hoãn, hạn chế tính bốc đồng của bản thân, dẫn đến chi tiêu không kiểm soát. Gồm:

  • (Hạn chế) Không sử dụng thẻ tín dụng: Quẹt thẻ không có cảm giác đau về tiền
  • Tiết kiệm tiền trước: Lãnh lương xong, cắt phần tiền gửi ngân hàng trước (có thể dạng tự động, tự làm) rồi mới chi tiêu
  • Thực hiện quy tắc 24 giờ, 72 giờ: Nếu thích cái gì thì phải chờ 24 giờ sau, 72 giờ sau, nếu cần ta mới mua, còn không thì không mua.
  • Đi mua sắm một mình: Vì dễ sinh tâm lý mua hùa theo số đông, nếu đi cùng đám bạn.
  • Mua sắm khi ăn no: Vì đói khiến ta thèm mua nhiều hơn

3.Phong cách tiết kiệm tiền kiểu công thức:

Đây là một nhóm sử dụng phân chia tiền bạc vào các mục đích cụ thể, để kiểm soát dòng tiền, qua đó sử dụng tiền hiệu quả hơn, và có tiền để dành và tiết kiệm.

  • Quy tắc 50/30/20: Tức là sử dụng 50% thu nhập cho nhu cầu thiết yếu (tiền nhà, điện nước, ăn uống, đi lại); 30% cho chi tiêu cá nhân (du lịch, học tập, giải trí, từ thiện); 20% cho tiết kiệm và trả nợ
  • Nguyên tắc 6 chiếc lọ: Tức phân thu nhập vào 6 mục: Chi tiêu cần thiết (55%); Tiết kiệm dài hạn (10%); Tài khoản giáo dục (5%); Tự do tài chính (10%); Tài khoản hưởng thụ (10%); Tự thiện (10%).
  • Tạo ra các quỹ: Quỹ khẩn cấp (6 tháng -1 năm thu nhập), Quỹ hiếu hỉ, Quỹ học tập.

4.Phong cách tiết kiệm tiền kiểu tận dụng:

Đây là nhóm tiết kiệm tiền bằng cách trân trọng những gì còn giá trị dù nó nhỏ hay lớn, hoặc sử dụng sản phẩm lâu bền giúp giảm chi phí, để gia tăng tài khoản tiết kiệm.

  • Tiết kiệm từ những khoản tiền nhỏ, hành động nhỏ: Tắt thiết bị điện không cần thiết, đi bộ, xe đạp đi làm nếu gần (kết hợp với sức luyện sức khỏe), hạn chế xem rạp thay vì xem ở trên youtube.
  • Tận dụng các đồ bằng cách tái sử dụng vào mục đích khác: Chai lọ nước ngọt có thể để đựng đồ, lọ cắm hoa
  • Ăn uống ở nhà, hạn chế ra nhà hàng
  • Thuê đồ thay vì mua đồ nếu ít sử dụng
  • Mua hàng tốt bền, thay vì mua rẻ để kéo dài độ bền

5. Phong cách tiết kiệm tiền kiểu đầu tư

Tiết kiệm cá nhân tương đương với doanh nghiệp là lợi nhuận (tiết kiệm = lợi nhuận), ở góc độ kinh tế vĩ mô thì tiết kiệm = đầu tư.

Đây là hình thức tiết kiệm “đỉnh” nhất, và khó áp dụng vì nó là sử dụng tiền tiết kiệm để tăng thêm số lượng tiền tiết kiệm.

  • Để tiền nhàn rỗi trong tài khoản tiết kiệm online, thay vì để tiền mặt. 10 triệu để ngoài 1 năm sau vẫn là 10 triệu, tuy nhiên nếu gửi tiết kiệm có thể được thêm từ 200.000 đến 600.000 đồng (tùy kỳ hạn và lãi suất)
  • Học đầu tư: Học nghề, học anh văn, học quản lý tài chính cá nhân, học đầu tư chứng khoán, học đầu tư bất động sản: hầu hết chúng ta đều có thể bắt đầu bằng số tiền nhỏ đến lớn.
  • Kiếm thêm công việc để làm.

Khi bạn tìm hiểu trên internet cách tiết kiệm tiền, bạn có thể thấy cả hàng chục hàng trăm phong cách, và mẹo để giúp bạn có tiền tiết kiệm. Tuy nhiên, ngoài những bạn không có ý thức tiết kiệm tiền ta không đề cập, thì nhiều bạn vẫn muốn có tiền tiết kiệm tuy nhiên chẳng tiết kiệm được là bao nhiêu. Ước mơ chỉ là mơ ước, mèo lại hoàn mèo; có chút tiền tiết kiệm rồi lại gặp biến cố và hết tiền tiết kiệm, hoặc chỉ tiết kiệm được số tiền rất nhỏ.

6. Câu chuyện về cách tiết kiệm tiền của 3 người bạn của Ngọ.

Quan điểm của Ngọ về tiền là: “Biết cách tiết kiệm tiền là biết sống”. Mỗi người trong chúng ta đều chọn cho mình 1 cách tiết kiệm tiền, nhưng không phải ai cũng thành công.

Bởi chúng ta thay vì chú tâm vào thực hành ta lại lan man giữa chọn cách sống, hay phân vân giữa các cách tiết kiệm tiền. Điều đó, giống con lừa vừa khát vừa đói phân vân giữa đống cỏ và dòng suối không biết nên chạy đến bên nào trước, cuối cùng chết vì đói khát.

Bạn có thể mỉm cười về cách tiết kiệm tiền 3 người bạn của Ngọ, nhưng xét về tính hiệu quả và những gì đạt được ở cùng độ tuổi đó thì chắc số đông vẫn không bằng. Họ là anh hùng của Ngọ về hình mẫu của tiết kiệm và thực hành tiết kiệm để đi trên con đường tạo dựng tài chính bền vững. Ngọ đã từng chia sẻ họ ở bài: Chỉ số thông minh IQ tài chính là gì? Cách rèn IQ tài chính! – Ngọ xin chia sẻ lại câu chuyện 3 người bạn của Ngọ: (Lưu ý: Số liệu diễn ra ở quá khứ, và chỉ đúng tại thời điểm họ chia sẻ)

Thực sự con đường giàu có từ từ và bền vững luôn có cách, tuy nhiên nó không hề hấp dẫn, nên thiểu số người làm.

Tự nhiên, Ngọ nhớ đến 3 người thạc sĩ Ngọ quen biết. 2 người học cùng lớp cao học với Ngọ 1 gái, 1 trai. Và 1 anh thạc sĩ Toán ở Pháp về.

2 người đàn ông: Để tiết kiệm và sống hiệu quả, trong túi bao giờ cũng chỉ để 100K, cho các hoạt động ăn uống, cà phê. Nếu Ngày đó hết thì mượn, và mai trả lại. (Đôi khi sẽ thưởng cho mình bữa ăn nhà hàng, & du lịch).

Bạn có thể chỉ trích này nọ. Nhưng Ngọ cá là nhiều người hiện không làm được những gì họ đã đạt được ở tuổi 30!

1 anh năm 2014 đã có thu nhập 20 triệu rồi, lúc thị trường xây dựng chưa nóng… Còn anh khác hiện giờ là CEO công ty 70 nhân viên trong lĩnh vực dệt may (2019)

Ngoài ra, 1 cô gái thạc sĩ 27 tuổi: Ăn uống, sinh hoạt gì cũng ghi tiêu chi tiết và rõ ràng; đến nỗi thời sinh viên thừa 500k cũng đến Ngân hàng để gửi tiết kiệm. Ngọ mới uống cà phê với cô nàng này chưa đầy 1 tháng. Từng có thời tiết kiệm từng 1 triệu đồng, nhưng giờ đã khởi đầu với đầu tư, dù đang làm việc trong lĩnh vực bán lẻ.

Cô ấy nhận thấy cuộc đời này thật nhẹ nhõm”.

Không cần nhất thiết phải sỉ diện, những Thạc sĩ ấy cũng phải tiết kiệm từng đồng, thì người bình thường ta chẳng có gì phải ngại mà không chịu làm mọi cách để tiết kiệm tiền cả.

Phân tích sâu về cách tiết kiệm tiền của 3 người:

  • 2 anh chàng sử dụng chiến lược chính là cách tiết kiệm tiền ứng dụng tâm lý học, mỗi ngày chỉ rút hoặc bỏ vào ví 100k – vì ví mà càng nhiều tiền thì tâm lý càng xài nhiều.
  • Cô nàng áp dụng cách tiết kiệm tiền kiểu thư ký ghi chép và cách tiết kiệm tiền kiểu tâm lý và đầu tư: gửi tiền kiệm.

Tiết kiệm tiền của tuổi trẻ là sức khỏe của tuổi già. Có tiền tiết kiệm là có động cơ phản lực để tạo dựng tài sản tuổi trung niên.

Biết cách tiết kiệm tiền là biết sống. Và mỗi người tiết kiệm tiền tốt sẽ có cách sống riêng với tâm hồn thư thả.

Cách tiết kiệm tiền, không nhất thiết ai cũng giống ai miễn là tính hiệu quả. Một người bình thường chỉ cần làm tốt 1-2-3 cách tiết kiệm tiền là đã ổn rồi.

Nhiều lúc xung quanh bạn, bạn hãy tìm một ai đó làm tấm gương về thực hành tiết kiệm để noi theo, cho ta động lực và mơ ước để tiết kiệm. Như vậy bạn sẽ có niềm tin về tiết kiệm tiền, đó một phong cách tích lũy tư bản.

III. Cách tiết kiệm tiền của Ngọ để có 1 cuộc sống tuổi 31 nghỉ hưu.

Mai Chau Hoa Binh
Ngọ ngồi võng nghỉ ngơi ở Mai Châu – Hòa Bình

Khi viết bài này, Ngọ đang là 31 tuổi + 4 tháng, và đã chọn cuộc sống nghỉ hưu (mời bạn đọc Tại đây)! Và Ngọ đã đi được vài nước, còn ở Việt Nam, số tỉnh/thành:

  • Đặt chân tới ít nhất 1 lần: 63/63
  • Đặt chân tới ít nhất 2 lần: 48/63 (Cập nhật: Năm 2022: Ngọ đã đi hết 63/63 tỉnh thành 2 lần)
  • Đặt chân tới ít nhất 3 lần: 36/63

Thắng thắn, mọi khởi đầu cho một cuộc sống đều do tiết kiệm mà ra. Tiết kiệm là yếu tố then chốt giai đoạn đầu, và tạo phép màu giai đoạn tiếp theo.

Ngọ thấy rằng: Muốn hạnh phúc thì phải tự do, muốn tự do thì phải tự lo (độc lập) => Nó sẽ tạo nên một quy trình: Độc lập => Tự do => Hạnh phúc.

Nếu bạn muốn biết cách tiết kiệm tiền thì bạn phải cài được ý thức phải tiết kiệm tiền vào ADN, vào xương tủy của bạn, khi đó chắc chắn bạn sẽ làm được.

Tuy nhiên, nhiều bạn có yếu tố nơi sinh sống, hay gia đình, ADN, hoàn cảnh… nên cài được vào hệ thống tư duy, còn không thì chúng ta bắt buộc phải thiết lập chế độ cài đặt tiết kiệm vào tư duy để giúp tương lai ta có tài chính vững mạnh.

Chia sẻ chuyện cá nhân – Từ cái thời mới ra trường, Ngọ đã cài vấn đề tài chính vào mục tiêu của mình – được đặt tên là “Đạt tiêu chuẩn có vợ” với 3 trụ cột: (1) Tài chính (2) Học Tập (3) Tuổi tác.

Về tài chính, mục tiêu tuổi 2X Ngọ đặt ra là:  Lúc 30 tuổi phải có thu nhập (min) 30 triệu/tháng + Số tiền tích lũy (min) 1 tỷ!

Đó là mục tiêu tuổi 2X của Ngọ!

Dù cho phải làm thêm giờ, chạy thêm Grab, bằng mọi cách bạn phải tích lũy được 100.000 USD đầu tiên100.000 USD (khoảng 2.3 tỷ đồngđầu tiên là khó khăn nhất… Sau đó bạn có thể thả lỏng một chút.” Tỷ phú đầu tư Charlie Munger

Trước khi kiếm được 1 tỷ đồng đầu tiên, Ngọ chưa hề biết đến lời của Charlie Munger – tất nhiên ông nói là ở xã hội Mỹ, quy chiếu ở Việt Nam có thể là 500 triệu hoặc 1 tỷ đồng (tùy vùng khu vực sống).

Đó là lời khuyên thực tế, thiết thực phù hợp với số đông của một tỷ phú đầu tư – được Warren Buffett đánh giá thông minh và hiểu biết hơn chính bản thân ông. Nó không màu mè. Nó không đa cấp. Nó không giàu nhanh.  Nó chỉ cần cày, cày và cày. Nó cần ta biết cách tiết kiệm tiền và thực hành tiết kiệm.

Nếu đối với người thường chúng ta, nếu không có tiền tiết kiệm, bạn sẽ không bao giờ có cơ hội đổi thay cuộc đời.

Bởi vì nếu bạn biết cách tiết kiệm được số tiền 500 triệu đồng hoặc 1 tỷ đồng đầu tiên, nó nói lên nhiều điều hơn chỉ là số tiền bạn có như:

“Bạn chịu được gian khổ, chịu được áp lực, người sống có nguyên tắc, người có kế hoạch tài chính, biết cách làm việc để tăng thu nhập, bạn có tư duy tiến bộ, có ước mơ thực tế và dám hành động, biết sống…”

Để có 1 tỷ đồng đầu tiên, như Charlie Munger nói, sẽ luôn là khó khăn nhất. Nhưng 1 tỷ đồng đầu tiên luôn là đáng nhớ nhất.

Và sau đây là cách Ngọ tiết kiệm tiền ở giai đoạn tuổi trẻ. Tất nhiên theo thời gian, Ngọ tiếp tục phát triển lý thuyết và ứng dụng các cách tiết kiệm khác theo từng giai đoạn, Ngọ cũng bổ sung vào luôn để cho bạn nghiên cứu và học hỏi:

1/ Cách để tiết kiệm tiền của Ngọ là phải đặt tiết kiệm tiền lên vị trí ưu tiên.

Đây không phải là phương pháp tiết kiệm, mà là tâm pháp tiết kiệm.

Ta đã học ở bộ môn kinh tế. Tiết kiệm = Lợi nhuận. Tiết kiệm  =  Đầu tư. Tuy nhiên đối với cá nhân, Ngọ có định nghĩa mới:

Tiết kiệm = Tự do!

Bởi bạn không chú trọng đến tính tiết kiệm, thì bạn sẽ không tiết kiệm được tốt, mà nếu tiết kiệm được thì tiết kiệm rất ít. Vì xung quanh cuộc sống có nhiều thứ bạn nghĩ là chi tiền hợp lý, nhưng là không hợp lý.

Ví dụ: Một người bạn không thân, hoặc mới uống cà phê 1-2 lần mời đám cưới bạn có đi không?.

Hãy dẹp cái sĩ diện – cả nể qua bên, hãy đặt lên bàn cân giữa cái đám cưới đó và tiền tiết kiệm. Nếu đáng đi thì đi, không đáng đi thì để dành tiền tiết kiệm.

Rất nhiều bạn hiện tại thu nhập chưa phải quá cao, nhưng tiền “quan hệ” không đáng, chiếm tỷ lệ lớn dẫn đến không có tiền tiết kiệm.

Bạn mới ra trường làm ở Sài Gòn lương 10 triệu/tháng – dính cái đám cưới không đáng bay mất tiêu 500.000 đồng => Mất 5% của tháng!. Hoặc nhậu 1 bữa cũng mất tiêu 500.000 đồng (5%) lương!

Dù ai đó nói bạn tính toán, nhưng hãy nhớ khi bạn mới bắt đầu, mọi khoảng tiền đều chiếm tỷ lệ % lớn trong thu nhập và tài sản của bạn.

Khi Ngọ ít tiền, Ngọ luôn phải cân nhắc với một câu duy nhất, Chỉ nhờ mỗi câu nói đó mà Ngọ tiết kiệm tiền nhiều hơn.

Việc này có đáng tiết kiệm không?

2/ Cách tiết kiệm tiền – Ngọ ở phòng trọ rẻ hơn và mua đồ về nấu:

Thời sinh viên Ngọ ở trong ký túc xá, và ở đây không cho nấu ăn. Một căn phòng với tất cả 12 giường – nếu bạn chưa biết ký túc xá hãy tưởng tượng giống giường dorm.

Dù đông đúc vậy, tuy nhiên Ngọ thấy sống cũng rất tốt. Rất nhiều bạn sẽ nghĩ có tiền lựa phòng tốt ở cho thoải mái.

Ngọ cứ nghĩ, ở ký túc xá mình sống ổn thì ở đâu cũng sống được cả.

Sống tiện nghi không phải là do phòng rộng đẹp, mà sống tiện nghi là do cách bạn sống!

Hãy tưởng tượng, nếu bạn thuê với chi phí tiết kiệm hơn 1-2 triệu/tháng – thì 1 năm bạn sẽ dư 12-24 triệu/năm. Một số tiền không nhỏ cho giai đoạn chưa nhiều vật chất.

Ngọ ở 2 anh em, và 2 người cũng nấu ăn. Ăn uống cũng rất đơn giản, điều này cũng giúp số tiền tăng lên.

Bài học 2: Tiết kiệm 1 khoản nhỏ trong thời gian dài sẽ tiết kiệm được 1 khoản lớn.

3/ Ghi chép chi tiêu là cách quản lý tài chính tốt, giúp bạn tiết kiệm tiền.

Đây là một thói quen đến giờ Ngọ vẫn giữ, tuy nhiên giờ tầm 3-7 ngày sẽ ghi lại, nhưng hồi đó ghi ngày một, đôi khi quên tuy nhiên sẽ luôn ưu tiên ghi chép

Dù đặt tiết kiệm ở mục ưu tiên, hay ở phòng nhỏ và nấu ăn (có giai đoạn ăn ngoài vì lười và có thời gian làm việc).

Ghi chép chi tiêu là cách tiết kiệm tiền – nâng tầm cao mới của Ngọ.

Ngọ ghi chép khi bắt đầu vào Viettel – với một mục tiêu là phải kiểm soát dòng tiền và có tiền tiết kiệm. Rồi sau đó, Ngọ sẽ ra kinh doanh cái gì đó, phải thoát khỏi cảnh này, lúc đó vào Viettel lương 7 triệu/tháng, và sau đó được nâng thu nhập lên 1000 USD/tháng (lương, thưởng nhiều kỳ).

Các mục mà Ngọ ghi chép chi tiêu gồm: thiết yếu, gia đình, bạn bè, bản thân và dự trù. Nó giúp Ngọ hiểu là thời điểm đó, tháng đó Ngọ xài những gì, nó nằm ở mục nào.

Sau đó, Ngọ rời Viettel, thời kỳ ở Viettel đã giúp Ngọ bổ sung vào quỹ tiết kiệm tiền 110 triệu đồng! Ngọ là 1 trong 3 người tiết kiệm nhiều nhất so với người cùng phòng thời Viettel.

Quy tiền ra số năm tự do. Nó phụ thuộc ra mức chi tiêu tại thời điểm bạn tính. Số tiền ấy Ngọ đặt tên là 2 năm tự do! (Độc thân, thời đó xài ít, cũng chưa đi du lịch nhiều, hehe)

Mẹo tâm lý: Đừng nghĩ là tôi có bao nhiêu tiền, mà hãy nghĩ là tôi có bao nhiêu năm tự do! Thì bạn sẽ có nhiều ý tưởng cả tiết kiệm tiền và kiếm tiền.

Chuyện vui: Cua gái bằng tiền tiết kiệm – nếu thực tế thì hiếm có cô gái nào yêu thằng cù bơ cù bất, thằng không nghề nghiệp đâu.

Ngọ khá thẳng thắn với tiền bạc, Ngọ có chừng đó tiền – số tiền đó người ta mua xe đẹp, điện thoại sang, thì đối với với Ngọ, đó là X năm tự do, để Ngọ làm điều Ngọ muốn và lập nghiệp để nghỉ hưu sớm. Kết quả, dù hồi đó ít tiền, thì cô ấy vẫn là người yêu Ngọ thôi!

Bài 3: Ghi chép chi tiêu tiêu. Một đồng tiết kiệm là 1 đồng tự do.

4/ Sống tối giản, cách tiết kiệm tiền mà không cần tiết kiệm.

Bạn làm cái gì bạn ép làm thì luôn thấy khó. Ví dụ bạn là người mới, bạn ép phải cân nhắc tiết kiệm, bạn  ép phải ở nhà nhỏ, bạn ép phải nấu ăn, bạn ép phải ghi chép… thì bạn sẽ thấy khó nhất là lúc đầu.

Đây là cách tiết kiệm tiền kiểu tự động, mà lại có một cuộc sống rất viên mãn. Bạn sẽ không bị những cái phù phiếm làm phân tán cuộc đời và tiền tiết kiệm bạn.

Sống tối giản lúc đầu cũng chẳng phải là dễ dàng gì, tuy nhiên nó cũng chỉ 1-2-3 tháng đầu bạn chưa quen. Tất nhiên, đối với người từng sống ở ký túc xá, và quen tiết kiệm thì sống tối giản chỉ là bước nâng tầm mới.

Và sau đây nguyên lý Ngọ sống tối giản và gọi đây là cách tiết kiệm tiền tốt nhất:

  • Mô hình 5S trong môi trường doanh nghiệp giúp tăng hiệu quả, thì rõ ràng 5S cũng áp dụng tốt với chính gia đình và bản thân.

Mô hình 5S: Sàng lọc => Sắp xếp => Sạch sẽ => Săn sóc => Sẵn sàng.

Đây là mô hình xuất phát từ Nhật Bản, trong đó 3 chữ đầu tiên quan trọng nhất: Sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ. Trong 3 chữ đầu tiên đó thì chữ đầu tiên là quan trọng nhất: Sàng lọc.

  • Nguyên lý 80/20 (Nguyên tắc Pareto), thậm chí bây giờ nâng cấp thành nguyên lý 90/10: 80% giá trị đầu vào tạo 20% kết quả, và 20% giá trị đầu vào tạo 80% kết quả. Do đó cắt giảm 80% thứ phí phạm ảnh hưởng đến 20% cuộc sống bạn.

Ngược lại: Ta toàn tâm cho 20% thứ đầu vào sẽ mang lại 80% kết quả.

Level 3 của  nguyên lý này tức 20% của 20% của 20% đầu vào tức đạt 80% của 80% của 80% đầu ra – tức thành 0.08% đầu vào cho 51.2% đầu ra, gọi là nguyên tắc 50/1

Vậy ta thử phân tích 80/20 hay 5S về các cách tiết kiệm tiền. Giả sử bạn biết 100 cách tiết kiệm tiền, thì chỉ có 1 cách là giúp bạn tiết kiệm 50% số tiền. Đây là mẹo giúp bạn tiết kiệm số tiền to, và bớt quan tâm số tiền nhỏ. Ngọ chọn cách sống này để tiết kiệm tiền.

Nguyên tắc 50/1: Có 100 cách tiết kiệm tiền, thì chỉ có 1 cách là giúp bạn tiết kiệm 50% số tiền.

Sống tối giản không chỉ tiết kiệm tiền, nó còn có rất nhiều lợi ích khác đáng giá lắm. Trong môi trường kinh doanh, kinh tế áp dụng 5S, 80/20 để tăng chất lượng và hiệu quả doanh nghiệp thì trong cuộc sống cũng áp dụng được điều này.

Nếu bạn sống được theo chủ nghĩa tối giản, đảm bảo với bạn, đây không chỉ cách tiết kiệm tiền, mà đời sống tinh thần bạn cũng được nâng cao.

Đây được xem là cách tiết kiệm tiền, mà không cần tiết kiệm!

5/ Cách tiết kiệm tiền tự động ứng dụng tâm lý học

Không xài thẻ tín dụng: Ngọ không xài thẻ tín dụng. Dù xã hội khuyến khích không xài tiền mặt, thì cứ hãy bắt chước theo Warren Buffett, ông là người cực kỳ hiểu biết về tài chính, và các mánh lới, hãy xài tiền mặt.

Không quan trọng các chương trình tích điểm, thẻ tín dụng sinh ra để làm giàu cho ngân hàng và làm túi bạn vơi tiền. Hãy xài tiền mặt cho các hoạt động, nếu mua số tiền lớn có thể xài ATM, nhưng hãy luôn cân nhắc xài tiền mặt, vì lúc bạn trả tiền hãy luôn có nỗi đau trả tiền.

Không mua và xem ti vi: Đây là một vật dụng rất thiết yếu của gia đình, và dường như không thể thiếu. Nhưng nó kích thích bạn mua sắm nhiều hơn, ngoài ra nếu bạn muốn con mình thông minh hãy cẩn thận với tivi, không có tivi trẻ em sẽ sáng tạo hơn (Ngọ đã đọc 1 nghiên cứu về việc xài ti vi, đến việc phát triển trẻ nhỏ và hành vi mua hàng)

Hạn chế (không) đọc báo điện tử, facbook, Zalo…: Ngọ có facebook, nó phục vụ công việc Ngọ; Ngọ nhiều lúc cũng thèm cái thức ăn nhanh mang tên tin tức, tại thời điểm viết Ngọ cũng là 1 cổ đông của 1 trang báo điện tử. Nhưng nếu được, bạn hãy hạn chế đến mức thấp nhất sẽ giúp bạn tiết kiệm số tiền lớn vì sẽ không bị ảnh hưởng bởi các chương trình quảng cáo và sự khoe của bạn bè.

Thay vào đó, hãy đọc sách và trò chuyện nhiều hơn.

6/ Học đầu tư: Cách tiết kiệm tiền level cao nhất

Lúc bạn có dư 1-2-3 triệu đồng và bạn gửi ngân hàng, cũng được xem là khoản đầu tư, là khởi đầu rất tốt. Bởi 6 tháng bạn nhìn lại bạn cũng có 1 số tiền khá để phòng thân. Khi số tiền tăng lên, bạn càng có động lực để làm việc, để dành gửi ngân hàng – đây là cách tiết kiệm tiền thú vị cho bạn bắt đầu bằng số 0.

Nhưng sẽ tốt hơn nữa, bạn học thêm 1 nghề để gia tăng thu nhập, hoặc nâng cao level để gia tăng thu nhập. Có thể học qua thầy giáo hoặc đọc sách.Bản thân Ngọ là người đọc sách rất nhiều, nếu không có sách thì chắc Ngọ còn nghèo ấy. Đọc 1 cuốn sách dù chỉ được 1 ý tưởng thôi, cũng đáng giá lắm rồi.

Theo 1 nghiên cứu Ngọ đọc, 2 điều giúp ta giàu có là hoặc sinh ra trong gia đình giàu có, hoặc đọc nhiều sách. Nếu bạn không sinh ra trong gia đình giàu có, thì hãy đọc sách và thực hành.

Học về đầu tư, dù bạn có vài triệu đồng bạn hoàn toàn có thể đầu tư được, bạn gửi vào quỹ trái phiếu, hoặc quỹ chứng khoán, hoặc tự đầu tư chứng khoán.

Chứng khoán kỵ nhất là lòng tham, nên đầu tư chứng khoán cũng không dễ dàng nhất là lúc ban đầu. Ngọ tham gia chứng khoán thời sinh viên với chỉ 5 triệu đồng, và thực sự bây giờ là mảng sinh tiền lớn cho Ngọ. Số tiền cổ tức là đủ cung cấp tài chính cho gia đình Ngọ có 1 cuộc sống nghỉ hưu!

Nhưng sau tất cả, Buffett từng nói: Đầu tư cho bản thân là đầu tư sinh lãi lớn nhất.

Một đồng tiết kiệm là 1 đồng tự do.
Biết cách tiết kiệm tiền là biết cách sống!

Bản thân Ngọ, tiết kiệm tiền được nhiều nhất nhờ việc kiếm được nhiều tiền hơn. Nhưng nó cũng là một hành trình tích lũy của cả tiền, kinh nghiệm và kiến thức. Đầu tư luôn là level cao nhất ở nội dung bài viết này – đó là cách tiết kiệm tốt nhất.

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

5 thoughts on “5+ Cách tiết kiệm tiền giúp Ngọ nghỉ hưu tuổi 31

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!