Doanh thu là gì ví dụ về doanh thu siêu dễ hiểu?

Doanh nghiệp không có doanh thu giống như một người thất nghiệp: không thu nhập­­. Vậy doanh thu là gì ví dụ cho dễ hiểu – đó là mục tiêu mà Ngọ chia sẻ ở bài viết này.

Sau doanh thu của doanh nghiệp còn là câu chuyện của riêng nó. Nó thể hiện vị thế của doanh nghiệp trong ngành.

Doanh thu cũng cung cấp góc nhìn để ta định giá cổ phiếu, khi đó ta mua được cổ phiếu giá hời. Thật tuyệt vời khi mua rẻ! Khi ấy ta nhàn nhã, mà tiền vẫn đến với chúng ta.

Doanh thu là gì ví dụ?

Mục đầu tiên của bảng kết quả hoạt động kinh doanh luôn luôn là doanh thu, còn gọi là doanh thu gộp.

Doanh-thu-VNM
Ví dụ về doanh thu của VNM

Bạn sẽ tìm thấy mục doanh thu ở mã số 1 – chỗ đóng khung màu đỏ. Trong hình ảnh trên doanh thu thể hiện ở cụm từ:  Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Doanh thu là giá trị tài chính mà công ty thu được trong 1 khoảng thời gian.  Khi bạn đọc báo cáo tài chính – thì doanh thu thể hiện hàng quý, hoặc hàng năm.

Ví dụ ở ảnh trên ta thấy doanh thu VNM (Vinamilk) năm 202X là hơn 61 ngàn tỷ đồng. Trong khi năm trước thì VNM thu được 59.7 ngàn tỷ đồng! Thể hiện sự tăng trưởng doanh thu.

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

Còn theo định nghĩa kế toán Việt Nam: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”.

Mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu là gì ví dụ?

Thường thì: doanh thu cao hơn, thì lợi nhuận của doanh nghiệp cũng cao hơn, nếu trong cùng một ngành nghề. Nhưng ở đây chỉ là THƯỜNG, chứ không phải luôn luôn.

Chúng ta cũng lưu ý rằng: Doanh thu cao không có nghĩa là doanh nghiệp có lợi nhuận.  Về cơ bản: Lợi nhuận = doanh thu – chi phí. Nếu chi phí rất cao, thì doanh nghiệp sẽ lỗ.

Doanh thu tăng, cũng không có nghĩa lợi nhuận sẽ tăng. Nếu doanh thu tăng nhưng chi phí lại tăng nhiều hơn, thì lợi nhuận cũng sẽ giảm xuống.

Ví dụ:

Doanh thu là gì ví dụ
Mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu

Như ảnh trên, là một trường hợp ngoại lệ. Ta thấy doanh thu tăng, nhưng lợi nhuận lại giảm!

Công thức tính doanh thu là gì ví dụ:

Bạn đang thắc mắc về công thức tính doanh thu, nó sẽ được tính như thế nào?

Doanh thu được tính đơn giản hay phức tạp cũng còn phụ thuộc vào mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng to, càng nhiều loại sản phẩm dịch vụ thì việc tính toán càng phức tạp. Còn doanh nghiệp càng đơn giản dễ hiểu thì doanh thu càng dễ tính.

Ví dụ doanh nghiệp thủy điện sẽ dễ tính doanh thu hơn so với doanh nghiệp đa ngành như Vingroup.

Thế nhưng, thông thường, doanh thu sẽ bằng giá sản phẩm nhân với sản lượng. Cách tính doanh thu này được áp dụng cho tất cả các đơn vị kinh doanh lớn nhỏ. Cụ thể:

Đối với cách hoạt động bán sản phẩm:

Doanh thu = Giá sản phẩm X Số lượng sản phẩm.

Ví dụ cách tính doanh thu:

Một lon bia là 10.000 đồng/lon – mà nếu bán 1 thùng 20 lon. Thì doanh thu là: 10.000 đồng X 20 lon = 200.000 đồng!

Đối với công ty dịch vụ:

Doanh thu = Giá dịch vụ X Số lượng từng loại dịch vụ

Ví dụ:

Dịch vụ A – Đơn giá 5 đồng/dịch vụ – Số lượng là 10

Dịch vụ B – Đơn giá 20 đồng/dịch vụ – Số lượng là 7

Thì doanh thu là: 5 X 10 + 20 X 7 = 190 đồng!

Các loại doanh thu phổ biến:

– Doanh thu từ hoạt động kinh doanh

Là tất cả các khoản tiền đã, đang hoặc sẽ thu được từ việc đã mua bán hàng hóa của doanh nghiệp. Bao gồm cả khoản thu chính và phụ thu (nếu có). Khi nói sẽ thu ta hiểu là doanh nghiệp bán cho người mua nợ.

Dù là bán nợ, thì cũng sẽ hoạch toán vào doanh thu.

Ví dụ: Vinamilk (mã VNM), bán sữa cho nhà phân phối. Khi đó đây được xem là doanh thu từ hoạt động kinh doanh.

– Doanh thu từ hoạt động tài chính.

Bao gồm:

Doanh thu từ hoạt động cho thuê tài sản

  • Tiền thu từ tiền lãi gửi ngân hàng, đầu tư trái phiếu, cho vay…
  • Tiền thu từ nguồn tính chênh lệch lãi khi bán ngoại tệ, chuyển nhượng cửa hàng, quán,…
  • Lãi thu từ việc giao dịch chứng khoán.

Ví dụ:

MWG-gui-ngan-hang

Nếu Thế giới di động (mã MWG) gửi 14.000 tỷ đồng. Giả định mức lãi trung bình là 5%/năm. Khi đó mức lãi là 14.000 tỷ X 5% = 700 tỷ đồng!

Khi ấy, 700 tỷ đồng tiền lãi thu được từ gửi ngân hàng là doanh thu từ hoạt động tài chính.

– Thu nội bộ:

Là tiền thu được từ việc bán sản phẩm, hàng hóa, tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc một công ty hay tập đoàn.

Ý nghĩa của doanh thu

– Doanh thu là một nguồn khoản thu giúp doanh nghiệp có thể chi trả những phát sinh liên quan trong quá trình hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ. Bao gồm: chi phí thuê địa điểm hoạt động, nộp phí và lệ phí, thuế cho cơ quan nhà nước.

– Doanh thu là một khoản giúp duy trì và phát triển doanh nghiệp ở những năm tháng tiếp theo.

–  Có nguồn vốn sẵn tránh phải vay ngân hàng khi khó khăn.

– Doanh thu có tầm ảnh hưởng to lớn đến quá trình bắt đầu và phát triển doanh nghiệp. Đây cũng là phần vốn để doanh nghiệp phát triển các hoạt động kinh doanh ở quy mô lớn hơn­­­­­.

– Doanh thu bất thường (khoản thu không thường xuyên và chỉ thu khoản này ở một thời gian nhất định nào đó).

Ví dụ như như Kinh đô, bán mảng bánh kẹo và thương hiệu Kinh đô cho đối tác nước ngoài. Sau này, công ty chủ quản đổi tên là Kido. Đây được xem là nhu nhập bất thường.

So sánh giữa doanh thu và lợi nhuận:

so-sanh-giua-doanh-thu-va-loi-nhuan
So sánh giữa doanh thu và lợi nhuận

Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp nhận được thông qua các hoạt động giao dịch khác nhau trong khi Lợi nhuận là khoản thặng dư còn lại sau khi giảm tất cả các loại chi phí và chi phí.

Doanh thu là cần thiết để điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Mặt khác, Lợi nhuận là cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong dài hạn.

Doanh thu không phụ thuộc vào lợi nhuận dưới bất kỳ hình thức nào, nhưng lợi nhuận phụ thuộc vào doanh thu. Nói cách khác, doanh thu càng nhiều thì lợi nhuận càng nhiều.

Sự khác biệt giữa doanh thu và doanh thu thuần là gì?

Doanh thu và doanh thu thuần thường bị nhiều người nhầm lẫn là một. Thực chất chúng là hai số liệu hoàn toàn khác nhau.

Ta thấy như ảnh trên: Doanh thu là mã số 01. Còn doanh thu thuần là mã số 10.

Su-khac-biet-doanh-thu-va-doanh-thu-thuan
Sự khác biệt giữa doanh thu và doanh thu thuần là gì?

Vậy sự khác biệt của doanh thu và doanh thu thuần là gì?

Trước hết, doanh thu = doanh thu từ bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp = tổng giá trị kinh tế mà doanh nghiệp có được thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh, bán hàng, tư vấn dịch vụ của doanh nghiệp.

Lấy công thức đầy đủ cách tính doanh thu là:

Doanh thu = (Tổng giá trị sản phẩm bán/số người trải nghiệm dịch vụ * Đơn giá sản phẩm/dịch vụ) + Phụ phí khác.

Còn doanh thu thuần của doanh nghiệp, đây là giá trị kinh tế mà doanh nghiệp kiếm được sau khi trừ đi tổng doanh thu trừ đi bất kỳ khoản khấu trừ doanh thu nào.

Công thức tính doanh thu thuần:

Doanh thu thuần = Doanh thu – Khấu trừ doanh thu.

Hay: Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Chiết khấu bán hàng – Hàng bán bị trả lại – Giảm giá hàng bán – Thuế gián thu.

Ở đây ta dễ dàng thấy được, các khoản khấu trừ doanh thu gồm: Chiết khấu bán hàng, Hàng bán bị trả lại, Giảm giá hàng bán và Thuế gián thu (ví dụ như thuế xuất nhập khẩu…)

 Như vậy, sẽ có sự khác biệt giữa doanh thu từ bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp và doanh thu thuần

Sự khác biệt đó hoàn toàn bằng với giá trị của tất cả các khoản khấu trừ doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo ấy.

  • Phương pháp định giá cổ phiếu từ doanh thu:

Trong đầu tư có nhiều phương pháp định giá. Đối với những doanh nghiệp cùng ngành, hoặc doanh nghiệp khởi nghiệp, hoặc làm ăn chưa sinh lời hoặc thua lỗ. Thì ta định giá theo doanh thu.

Phương pháp định giá theo doanh thu, đó là tính theo chỉ số P/S.

Ưu điểm của chỉ số P/S:

  • Doanh thu ít bị bóp méo hơn so với lợi nhuận. Nên chỉ số P/S sẽ có tính chính xác hơn
  • Có thể dùng định giá cả những công ty làm ăn thua lỗ. (khác với chỉ số P/E)
  • Vì doanh thu biến động thấp hơn lợi nhuận nên P/S sẽ ổn định, điều này khác với chỉ số P/E
  • Đối với công ty khởi nghiệp (Bạn có coi chương trình Shark Tank Thương vụ bạc tỷ – không?), thì P/S được xem là chỉ số đáng tin cậy hơn rất nhiều so với chỉ số P/E

Để tìm hiểu sâu hơn, mời bạn đọc bài định giá theo chỉ số P/S Tại đây https://cophieux.com/chi-so-ps/

Nguyên tắc để tăng doanh thu của doanh nghiệp.

Vì công thức tính đơn giản của doanh thu là:

Doanh thu = Giá bán X số lượng hàng hóa dịch vụ.

Đây là bài toán ma trận mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng biết. Khi ta nhìn vào phương trình, ta dễ dàng thấy rằng để tăng doanh thu thì cần (1) tăng giá bán hoặc (2)  tăng số lượng hàng hóa bán ra.

Nhưng chờ đã!

Xét trường hợp tăng giá bán:

Thông thường khi tăng giá bán, thì số lượng hàng bán ra sẽ giảm. Nó thường có quan hệ nghịch chiều nhau.

Nếu sản phẩm ít nhạy cảm về giá, khi giá tăng nhiều mà số lượng hàng hóa bán ra giảm ít, thì doanh thu sẽ tăng.

Ngược lại: Nếu giá sản phẩm nhạy cảm về giá, khi tăng giá, thì lượng hàng hóa bán ra sẽ giảm mạnh. Nên tổng doanh thu sẽ giảm.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp thực hiện việc tăng doanh thu bằng cách giảm giá.

Nếu giá nếu giảm giá 10%, mà số lượng bán tăng 20%. Thì tổng doanh thu sẽ tăng.

Tất nhiên chiến lược kinh doanh, không đơn giản chỉ là tăng, giảm giá – nhiều khi là yếu tố giữ khách hàng, marketing…

Xét trường hợp tăng lượng hàng hóa dịch vụ bán ra.

Bản chất chính của kinh doanh, không phải là tăng doanh thu. Tăng doanh thu là cần thiết, nhưng tăng lợi nhuận có ý nghĩa lớn hơn.

Nên những cuộc chiến về giá sẽ chẳng tốt, xét về mặt lâu dài. Một số doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh hoặc độc quyền có thể tăng giá hàng năm, nhưng vẫn đảm bảo số lượng sản phẩm bán ra. Buffett rất thích dạng doanh nghiệp này, và Ngọ cũng vậy.

Nhưng đa phần doanh nghiệp đều phải chọn tăng số lượng hàng hóa bán ra được bằng cách:

  • Tăng lượng khách hàng mua hàng.
  • Tăng giá trị đơn hàng của mỗi khách
  • Tăng số lần mua hàng của mỗi khách

Có thể bằng cách công cụ như mở rộng thị trường, mở rộng dòng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng, tăng chất lượng sản phẩm, chiến lược marketing, và chiến lược bán hàng.

Tổng kết về doanh thu

  • Doanh thu là giá trị tài chính mà công ty thu được trong 1 khoảng thời gian.
  • Công thức tính doanh thu = Giá 1 sản phẩm X số lượng sản phẩm bán ra.
  • Một số loại hình doanh nghiệp như khởi nghiệp, thua lỗ, mới phát triển định giá theo doanh thu P/S.
  • Để tăng doanh thu, doanh nghiệp ngoài chiến lược giá thích hợp, cần tăng số lượng hàng bán ra bằng việc tăng lượng khách, tăng giá trị đơn hàng, tăng số lần mua hàng mỗi khách.

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!