Đường MACD là gì? Cách sử dụng chỉ báo MACD chuyên sâu năm 2023

Đường MACD là một trong những chỉ báo phù hợp cho NĐT lướt sóng. Việc hiểu đúng và sử dụng tốt đường MACD sẽ mang lại cho NĐT lợi nhuận tốt đồng thời sẽ hạn chế rủi ro mất tiền.

Chúng ta bắt đầu nào, hít 1 hơi thật sâu và đồng hành với Ngọ nhé!

Bắt đầu…

I. Đường MACD là gì?

Đường MACD là chỉ báo động lượng, cho biết tính phân kỳ và hội tụ của đường trung bình động MAĐược tạo ra bởi Gerald Apple vào cuối năm 1970.

Bạn đọc bài về đường MA (TẠI ĐÂY) để hiểu rõ 3 đường MA, khi đó mới hiểu đường MACD chính xác được.

Moving Average Convergence Divergence là tên đầy đủ của đường MACD, tức là Phân kỳ hội tụ đường trung bình

 Đường MACD  thể hiện:

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

  • Tín hiệu mua bán cổ phiếu
  • Xác định độ mạnh của xu hướng
  • Nhiều NĐT còn xem đường MACD đánh giá tài sản (cổ phiếu, coin, forex…) có mua quá nhiều hay bán quá nhiều không

Cấu tạo của chỉ báo MACD

Chỉ báo MACD có cấu tạo gồm 3 yếu tố giao động quanh đường 0. Chi tiết:

  • Đường MACD – màu đỏ: Đóng vai trò xác định xu hướng giá của thị trường tăng hay giảm. Đây là kết quả hiệu số của hai đường trung bình hàm mũ (đường EMA)
  • Đường tín hiệu Signal – màu xanh: là đường EMA9
  • Cột histogram: Thể hiện sự hội tụ và phân kỳ giữa 2 đường trung bình động

II. Cách tính đường MACD

Đường MACD được tính:

Đường MACD = EMA (12) – EMA (26)

Trong đó:

  • EMA (12), EMA (26) là đường trung bình động tính theo lũy thừa tương ứng 12 ngày và 26 ngày.
  • Đường EMA(9): đường tín hiệu của MACD 
  • Đường biểu đồ MACD: là đường MACD

Bạn đọc bài 3 đường MA để hiểu về EMA!

III. Cách vẽ đường MACD trên biểu đồ phân tích kỹ thuật

Hiện tại, thời kỳ 4.0 thì chúng ta không nhất thiết vẽ đường MACD nữa. Máy tính đã có sẵn hết rồi.

Xem đường MACD ở đâu?

1 biểu đồ chuẩn sẽ mặc định có luôn MACD gồm chỉ số EMA(12) & EMA (26) luôn rồi, chúng ta không cần vẽ thêm. Tuy nhiên, nếu trường hợp không có, bạn có thể chèn vào phần mềm Amibroker

Ảnh 15.3: Đường MACD là gì? Cách vẽ đường MACD
Cách vẽ đường MACD trong AmiBroker

Trình tự Charts -> Indicators -> MACD -> Xuất hiện bảng -> OK

Lưu ý: Indicators ở trong hộp thoại ký tự 3. Ở Vùng bảng: Bạn có thể điều chỉnh ngày, màu sắc.

IV. Ý nghĩa của đường MACD trong đầu tư. Cách đọc chỉ báo MACD chuyên sâu trong chứng khoán, forex, coin

Sự giao cắt giữa đường MACD và đường MA.

Cách 1: Sử dụng tín hiệu vòng tròn

Tín hiệu mua bán cổ phiếu MWG dựa vào đường MACD
Tín hiệu mua bán cổ phiếu MWG dựa vào đường MACD

Đầu tiên bạn cần hiểu: MACD Histogram là gì? Đó là hình cột màu tím trên đồ thị giá, nó sẽ bằng đường MACD – EMA (9) hay MACD Histogram =  Đường màu đỏ Đường màu xanh

Đường MACD: màu đỏ, Đường Signal: màu xanh

Tín hiệu mua: Đường màu đỏ cắt lên đường màu xanh, chổ vòng tròn màu xanh lá. Hình cột chuyển từ âm qua dương.

Tín hiệu bán: Đường màu đỏ cắt xuống đường màu xanh, chổ vòng tròn màu đỏ. Hình cột chuyển từ dương qua âm.

Cách 2: Sử dụng tín hiệu có hình vuông hoặc chữ nhật

Tín hiệu mua:  đường màu đỏ cắt lên đường ngang, chổ vòng vuông màu xanh lá. Hay nói cách khác là đường MACD vượt lên mức 0

Tín hiệu bán: đường màu đỏ cắt xuống đường ngang, chổ vòng vuông màu đỏ. Hay nói cách khác là đường MACD xuống mức 0.

Lưu ý:

Trong chứng khoán hay tín hiệu mua/bán dựa vào đường MACD đều chỉ là xác suất. Không phải là thấy vậy mua là thắng, nó chỉ là % thắng nhiều hơn % thua, nên bạn cần có chiến lược phòng ngừa rủi ro.

Sử dụng chỉ báo MACD nâng cao

Kết hợp chỉ báo RSI và MACD chuyên sâu

NĐT có thể xác định tình trạng quá bán hoặc quá mua nhờ sử dụng MACD kết hợp với RSI.

Quá mua: khi đường MA cách xa đường tín hiệu, kết hợp RSI vượt quá 70. Khi đó thị trường trong trạng thái quá bán. Giá sẽ giảm về mức trung bình sau đó.

Quá bán: khi đường MA cách xa đường tín hiệu, kết hợp RSI xuống dưới 30. Khi đó thị trường đang trong trạng thái quá mua. Giá sẽ tăng lại về mức trung bình sau đó.

V. Ý nghĩa Sự hội tụ – phân kỳ của đường giá và đường MACD

Ngọ thích biến những điều phức tạp thành giản đơn, nên lớp chứng khoán Ngọ siêu đơn giản, nhưng tính hiệu quả cao, học là làm được! 

Thường thì 1 cổ phiếu đi lên thì đường MACD cũng đi lên, và khi giá cổ phiếu đi xuống thì đường MACD cũng đi xuống. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy, khi đó sẽ xảy ra phân kỳ hoặc hội tụ

1. Sự phân kỳ giữa đường giá và đường MACD là gì?

CP VNM: Sự phân kỳ giữa đường giá và đường MACD
CP VNM: Sự phân kỳ giữa đường giá và đường MACD

Phân kỳ: 2 đường màu đỏ đi theo 2 hướng xa nhau. Giá cổ phiếu đi lên nhưng đường MACD đi xuống – Đó gọi là phân kỳ.

Khi đó giá tăng nhưng động lực tăng giá cổ phiếu không còn mạnh còn mạnh và đường MACD đi xuống, dấu hiểu cảnh báo là cổ phiếu sẽ đảo chiều từ tăng giá sang giảm giá.

Khi xuất hiện phân kỳ xảy ra, NĐT cân nhắc việc bán cổ phiếu ra dựa vào tín hiệu phân tích kỹ thuật, như hướng dẫn bán ở phía trên của đường MACD.

Theo như hình trên: Khi xuất hiện phân kỳ, cổ phiếu VNM giảm từ vùng 200.000 đồng/CP về 160k/CP

2. Sự hội tụ giữa đường giá và đường MACD là gì?

CP SSI: Sự hội tụ giữ đường giá và đường MACD – CP có khả năng đảo chiều từ giảm sang tăng
CP SSI: Sự hội tụ giữ đường giá và đường MACD – CP có khả năng đảo chiều từ giảm sang tăng

Hội tụ: 2 đường màu xanh đi theo 2 hướng gần nhau. Giá cổ phiếu đi xuống nhưng đường MACD đi lên – Đó gọi là hội tụ.

Khi đó giá giảm nhưng động lực giảm giá cổ phiếu còn yếu và đường MACD đi lên, dấu hiệu cảnh báo là cổ phiếu sẽ đảo chiều từ giảm giá sang tăng giá.

Khi xuất hiện hội xảy ra, NĐT xem xét việc mua cổ phiếu ra dựa vào tín hiệu phân tích kỹ thuật, như hướng dẫn mua ở phía trên của đường MACD.

Theo như hình trên: Khi xuất hiện hội tụ, cổ phiếu SSI có xu hướng tăng lên lại.

VI. Đường MACD – cần lưu ý điều gì?

Zero Crossover: Là việc đường MACD giao với đường trục ngang. Thời điểm hình vuông xanh, đỏ ở biểu đồ ban đầu, nhằm xem xét để mua bán cổ phiếu được thuận lợi và hiệu quả. Khi chuyển từ âm sang dương tức tăng giá, và chuyển từ dương sang âm sẽ giảm giá.

Lưu ý về thời gian: Bạn nên xem xét trục đồ thị dài hạn sang ngắn hạn, nhằm phát huy hiệu quả nhất, nếu giao dịch hàng ngày có thể xài nến tuần, hoặc kéo dài thời gian để cho kết quả lớn nhất.

MACD cho tín hiệu mua đi bán lại nhiều lần, phù hợp cho NĐT lướt sóng.

Hạn chế của đường MACD là gì?

Tín hiệu nhiễu và nguyên lý xác suất

NĐT thường thua lỗ vì cứ đinh ninh rằng cổ phiếu hình thành chỉ báo thì mua/bán nhưng nhiều khi tín hiệu bị nhiễu, giao cắt giả. Dẫn đến thua lỗ.

Hoặc thấy tín hiệu đúng mua vào, nhưng cổ phiếu giảm thì điều đó cũng bình thường, bạn cần có nguyên lý cắt lỗ nữa.

Ngoài ra, mua bán liên tục theo MACD cần nhiều thời gian của NĐT. Bác nào còn bận đi làm tối tăm mặt mũi sẽ khó theo chỉ báo MACD được.

Qua bài viết này, Ngọ đã trình bày trực quan và chi tiết nhất về đường MACD. Mong bạn hiểu được đường MACD là gì, cách mua bán và sự phân kỳ hội tụ của đường MACD là gì, để bạn có thể giao dịch thành công.

Kiến thức đúng là nền tảng để có tiền.

Bạn đọc thêm:

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

 

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!