Cách tính giá cổ phiếu sau chia cổ tức – 3 ví dụ đính kèm

Tạo sự công bằng trước và sau trả cổ tức, nên giá cổ phiếu sẽ điều chỉnh; vì vậy ta nên biết cách tính giá cổ phiếu sau chia cổ tức để đảm bảo sự công bằng.

Nguyên lý chung là trước và sau trả là cân bằng giữa trước trả và sau trả sẽ bằng nhau.  Khi đó, tổng vốn hóa và tiền – trước và sau ngày giao dịch không hưởng quyền là bằng nhau

Nói đơn giản là bản chất Toán học chia cũng như không chia, nhát là ngắn hạn. Nhưng dài hạn thì sẽ rất khác, ở góc độ kinh doanh. Ví dụ, cổ phiếu được trả cổ tức sẽ được đánh giá ổn định hơn.

Cách tính giá cổ phiếu sau chia cổ tức hoặc phát hành thêm có thể phức tạp, nhưng xem ví dụ dưới bạn sẽ thấy đơn giản hơn rất nhiều.

Cach-tinh-gia-co-phieu-sau-chia-co-tuc
Cách tính giá cổ phiếu sau chia cổ tức

1. Cách tính giá cổ phiếu sau chia cổ tức bằng tiền.

Ví dụ 1: Cổ phiếu Vinamilk có giá trước chia là 75K, và trả cổ tức là 3K/cổ phiếu.

Nhớ nguyên lý: Cân bằng Toán học giữa nhà đầu tư trước chia và sau chia.

Do đó, ta có:

Giá trước chia = Giá sau chia + Cổ tức bằng tiền

Áp dụng ta có: 75K = Giá sau chia + 3K. Do đó giá sau được chia cổ tức sẽ là 72K/cổ phiếu.

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

Cho nên ai mua trước thời điểm chia cổ tức, thì phải mua giá 75K, và sau nhận được 3K cổ tức. Còn người sau thời điểm chia là 72K thì không nhận được cổ tức đợt này.

Do đó, công thức tính giá cổ phiếu khi chia cổ tức bằng tiền là:

Giá sau chia = Giá trước chia – cổ tức bằng tiền.

Lưu ý:

Một số trang web nói là chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ 20%. Ta không nên hiểu là 20% của giá cổ phiếu, mà là 20% của mệnh giá là 20% của 10.000 đồng.

Điều đó đồng nghĩa là dù giá là 10K hay là 100K, thì nếu người ta nói cổ tức bằng tiền là 20% thì cũng là nhận 2K hết nhé.

Bạn thấy đó, vì cách tính giá cổ phiếu sau chia cổ tức bằng tiền này, nên rất cân bằng cho cả người bán và mua xung quanh thời điểm chia nên thanh khoản luôn ổn định.

2. Cách tính giá cổ phiếu sau chia cổ tức bằng cổ phiếu

Ví dụ 2: Cổ phiếu Hòa Phát HPG giá cổ phiếu là 22K/cổ phiếu. Và trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10:1

Tức là bạn có cứ 10 cổ phiếu bạn sẽ nhận thêm 1 cổ phiếu thành 11 cổ phiếu.

Dùng nguyên lý: Cân bằng Toán học vốn hóa và dòng tiền, để công bằng cho cả người mua và người bán.

10 Cổ phiếu X Giá trước chia = (10 + 1) cổ phiếu X giá sau chia.

Áp dụng :        10 Cổ phiếu X 22.000 = 11 Cổ Phiếu X Giá sau chia

220.000 đồng = 11 Cổ Phiếu X Giá Sau Chia

Giá Sau Chia = 220.000/11 = 20.000 đồng/Cổ Phiếu.

Cho nên công thức chung, nếu cổ phiếu được trả với tỷ lệ trả cổ tức bằng cổ phiếu là A:B (hay x%) , hay cứ có A cổ phiếu thì nhận thêm B cổ phiếu, thì ta có:

A X Giá Trước Chia = (A+B) X Giá Sau Chia

Nên: Giá Sau Chia= A/(A+B) X Giá Trước Chia

Còn người ta nói chia cổ tức x%, thì công thức cũng vậy, ta thay bằng tỷ lệ:

Giá Sau Chia = Giá trước chia / (1+ x%)

Hãy nhớ nguyên tắc: Cân bằng Toán Học.  Vốn hóa trước và sau chia , người mua trước hay sau chia cổ tức chẳng ai lợi hơn.

Rõ ràng nếu, Khi chỉ chia cổ tức bằng tiền, hoặc chỉ chia cổ tức bằng cổ phiếu thì cách tính giá cổ phiếu trước chia cổ tức rất đơn giản.

Bây giờ ta nâng cao lên bước nữa nhé.

3. Trường hợp chia cổ tức vừa bằng tiền vừa bằng cổ phiếu:

Ví dụ 3:: SSI có giá cổ phiếu trước chia 35 cổ phiếu. Và trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10:1 (Tỷ lệ cổ tức là x%= 10%), và nhận thêm cổ tức bằng tiền là 2K/Cổ phiếu

Cụ thể: Nếu bạn nắm giữ 10 cổ phiếu thì sau chia bạn sẽ nhận thêm 1 cổ phiếu + 10 cổ X 2K = 20K cổ tức bằng tiền.

 Hay nói cách khác cứ có:

 1 cổ phiếu bạn sẽ nhận 0,1 cổ phiếu (10%) và 2K tiền mặt

 Ta áp dụng nguyên tắc: Cân bằng Toán Học – trước chia và sau chia như nhau về cân bằng tổng tiền.

Giá Trước Chia =  (1+ 0,1) Cổ phiếu X Giá Sau + Cổ tức tiền mặt

Áp dụng: 35  = 1,1 Cổ X Giá Sau Chia + 2

  • 35 -2 = 1,1 cổ phiếu X Giá Sau Chia
  • 33 = 1,1 Cổ Phiếu X Giá sau chia
  • Giá sau chia = 33/1,1 = 30

Vậy công thức tổng quát là:

Giá sau chia = (Giá trước chia – Cổ tức bằng tiền)/ (1 + x%)

4. Lưu ý về cách tính giá cổ phiếu sau chia cổ tức

Đây chỉ là 3 cách tính phổ biến về việc chia cổ tức, ta có lưu ý:

Nguyên lý chung là nguyên lý cần bằng Toán Học cho chính nhà đầu tư trước và sau thời điểm trả cổ tức. Hay nói cách khác trả cổ tức chẳng lợi, chẳng hại gì về mặt toán học.

Tuy nhiên vẫn có ưu nhược điểm gồm:

Ưu điểm:

  1. Những doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền được đánh giá an toàn hơn và bền vững hơn. Nó có ý nghĩa phát tín hiệu là doanh nghiệp có tiền, là doanh nghiệp bền vững.
  2. Tạo thanh khoản: Dù gì đi nữa, xung quanh những ngày trả cổ tức cũng thúc đẩy thanh khoản gia tăng, nhất là đối với cổ phiếu trả cổ tức cao và có thể thúc đẩy tăng giá.

Nhược điểm:

  1. Đối với nhà đầu tư cá nhân, sẽ chịu mức thuế thu nhập 5% số tiền nhận được từ cổ tức bằng tiền. Ví dụ nhận 2K/Cổ phiếu, thì thực tế chỉ là nhận được 1,9K. Hiện tại, có bất cập là nhận cổ tức bằng cổ phiếu vẫn chịu thuế 5% (tối đa 500 đồng) cho mỗi cổ phiếu nhận được.
  2. Thực tế đây chỉ là 3 cách tính đơn giản và phổ biến, sẽ phức tạp hơn nếu vừa trả cổ tức (tiền, cổ phiếu), và vừa bán thêm cổ phiếu ưu đãi, ví dụ tỷ lệ 10:2 với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Ngọ sẽ chia sẻ ở bài sau – ta cũng áp dụng nguyên lý cân bằng Toán Học như trên thôi.

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!