Lệnh ATC là gì? Phiên ATC là gì? Cách sử dụng và đặt lệnh ATC

Khi tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán thì bất cứ nhà đầu tư nào cũng phải bắt buộc phải biết, nắm rõ và hiểu cặn kẽ các loại lệnh khi giao dịch như lệnh MP, lệnh LO, lệnh ATO, lệnh ATC…

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn chi tiết về lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa. Vậy lệnh ATC là gì? phiên ATC là gì? Cách đặt lệnh ATC và sử dụng lệnh ATC trong thị trường chứng khoán như thế nào?

Với các ví dụ và hình ảnh minh họa cụ thể về lệnh ATC hy vọng bạn sẽ có cái nhìn đầy đủ và sâu sắc nhất về loại lệnh này.

1. Lệnh ATC là  gì?

Lệnh ATC (trong Tiếng Anh là At The Closing) là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa.

Lệnh ATC xác định giá kết thúc ngày trong phiên đóng cửa, giống lệnh thị trường MP nhưng chỉ ở phiên đóng cửa.

Lệnh ATC được sử dụng tại phiên định kỳ từ 14h30-14h45 từ Thứ Hai đến Thứ Sáu
Lệnh ATC được sử dụng tại phiên định kỳ từ 14h30-14h45 từ Thứ Hai đến Thứ Sáu

2. Đặc điểm lệnh ATC

  • Lệnh ATC được sử dụng trên cả sàn HOSE và sàn HNX. Lệnh ATC được sử dụng trong phiên định kỳ từ 14h30 đến 14h45 từ Thứ Hai đến Thứ Sáu. Trong thời gian 15 phút này chỉ có lệnh ATC và lệnh LO được phép sử dụng.
  • Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn (lệnh LO) trong khi so khớp lệnh trong phiên định kỳ 14h30 – 14h45.
  • Đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa sẽ không xác định được giá khớp lệnh nếu chỉ có lệnh ATC trên sổ lệnh (phải có thêm lệnh LO).
  • Lệnh sẽ tự động tự hủy bỏ sau khi hết phiên (sau 14h45) nếu lệnh không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết.
  • Khi đặt lệnh ATC, nhà đầu tư sẽ ghi “ATC” tại trường mức giá thay vì mức giá cụ thể.

Ví dụ: Đặt lệnh ATC mua hoặc bán 1.000 cổ phiếu Vinamilk (VNM) tại TCBS

Cách đặt lệnh "ATC" khi giao dịch chứng khoán
Cách đặt lệnh “ATC” khi giao dịch chứng khoán

3. Ưu điểm và nhược điểm lệnh ATC

Trong chứng khoán, ATC là một lệnh quan trọng, được sử dụng trong phiên cuối cùng của quá trình giao dịch. Lệnh ATC được thực hiện theo giá đóng cửa chứng khoán.

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

Bản chất của lệnh ATC là một lệnh MP đặt mua hoặc bán với duy nhất một mức đóng cửa, chỉ hoạt động trong phiên định kỳ đóng cửa.

Ưu điểm:

  • Vào ra thị trường nhanh, nếu đúng theo kỳ vọng sẽ có thể chạy trước thị trường giảm bớt thiệt hại, tăng lợi nhuận.
  • Lệnh ATC có thể dành được ưu tiên mua hoặc bán chứng khoán với mức giá chung ở cuối phiên giao dịch. Nhà đầu tư có thể dùng lệnh ATC như một công cụ để tranh mua hoặc tranh bán tại thời điểm cuối đợt. Nếu thấy giá khớp thấp nhà đầu tư có thể đưa lệnh ATC vào để tranh mua, ngược lại nếu giá khớp cao có thể đưa lệnh ATC vào để tranh bán.
  • Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn (lệnh LO)

Nhược điểm:

  • Lệnh ATC không được phép hủy và sửa lệnh
  • Khó kiểm soát về giá khớp vì lệnh ATC không tham gia vào quá trình xác định giá khớp lệnh. Nhà đầu tư nên cân nhắc bởi có thể giá bán sẽ quá thấp hoặc giá mua sẽ quá cao.
  • Lệnh ATC thường được xử lý dưới tâm lý không vững vàng của nhà đầu tư mới, đôi khi không để ý đến tính thanh khoản của thị trường có thể sẽ gây tổn thất lớn cho nhà đầu tư.

4. Ví dụ minh họa về lệnh ATC và nguyên tắc xác định giá đóng cửa.

Có 2 nguyên tắc trong phiên đóng cửa cần ĐỒNG THỜI xảy ra:

  1. Lệnh ATC tức là sẵn sàng mua/bán bằng mọi giá. Điều đó đồng nghĩa khi đặt lệnh mua ATC, bạn chấp nhận sẵn sàng mua bằng mọi mức giá nếu có người bán, kể cả là giá trần. Và khi đặt lệnh bán ATC, bạn chấp nhận BÁN bằng mọi mức giá nếu có người mua, kể cả giá sàn.
  2. Tổng khối lượng (cộng dồn) khớp lệnh phải là lớn nhất với duy nhất cuối phiên.

Xét ví dụ:

Phiên đóng cửa (phiên ATC) của Cổ Phiếu X diễn ra giá giả định mức giá (cột 1) và khối lượng (cột 2) đặt lệnh như sau:

Diễn giải:

  • Mức giá ATC: Có tổng cộng khối lượng (KL) chấp nhận mua bằng mọi giá là 400.
  • Mức giá 55, tổng cộng KL chấp nhận mua = 400 (Đặt giá ATC) + 200 (Đặt giá 55) = 600
  • Mức giá 54, tổng cộng KL chấp nhận mua = 400 (Đặt giá ATC) + 200 (Đặt giá 55) + 500 ( Đặt giá 54) = 1.100

(P/S: Vì nếu bạn sẵn sàng mua mức giá 55, mà tôi bán giá 54 thì bạn sẽ chấp nhận mua liền vì được mua rẻ hơn. Do đó cộng dồn lại ở mức giá 54 thì đến 1.100 cổ phiếu chờ mua)

  • Mức giá 53, tổng cộng KL chấp nhận mua = 400 + 200 + 500 + 700 = 1800
  • Mức giá 52, tổng cộng KL chấp nhận mua = 400 + 200 + 500 + 700 + 600 = 2400

Tương tự đối với BÊN BÁN:

Ben-ban-lenh-ATC-la-gi2

Diễn giải:

  • Mức giá ATC: Có tổng cộng khối lượng (KL) chấp nhận bán bằng mọi giá là 300.
  • Mức giá 53, tổng cộng KL chấp nhận bán = 300 (Đặt giá ATC) + 400 (Đặt giá 53) = 700
  • Mức giá 54, tổng cộng KL chấp nhận bán = 300 (Đặt giá ATC) + 400 (Đặt giá 53) + 300 ( Đặt giá 54) = 1.100

(P/S: Nếu bạn kỳ vọng bán mức giá 53, mà tôi sẵn sàng trả cho bạn của bạn với mức giá 54 thì bạn bán liền. Nên tổng cộng ở mức giá 54 sẽ đến 1000 cổ phiếu sẵn sàng chờ bán)

  • Mức giá 55, tổng cộng KL chấp nhận bán = 300 + 400 + 300 + 800 = 1800
  • Mức giá 56, tổng cộng KL chấp nhận bán = 300 + 400 + 300 + 800 + 1000 = 2800

Nguyên tắc 2: Tổng khối lượng (cộng dồn) khớp lệnh phải là lớn nhất với một mức giá duy nhất cuối phiên

Khi áp dụng ta thấy:

  • Ở mức giá 53: Bên mua sẵn sàng mua với KL 1800 – Bên bán sẵn sàng bán với KL 700. Vậy nếu giá khớp lệnh là 53 thì chỉ có tổng cộng 700 cổ phiếu được được trao tay mua bán.
  • Ở mức giá 54: Bên mua sẵn sàng mua với KL 1100 – Bên bán sẵn sàng bán với KL 1000. Vậy nếu giá khớp lệnh là 54, thì sẽ có tổng cộng 1000 cổ phiếu được trao tay mua bán.
  • Ở mức giá 55: Bên mua sẵn sàng mua với KL 600 – Bên bán sẵn sàng bán với KL 1800. Vậy nếu giá khớp lệnh là 55, thì sẽ có tổng cộng 600 cổ phiếu được trao tay mua bán.
  • Ta có: Với mức giá 54,  sẽ có số lượng cổ phiếu cao nhất được mua bán là 1000 cổ phiếu. Do đó, mức giá 54 này là giá đóng của của ngày giao dịch!

Lưu ý: Trên đây chỉ là ví dụ đơn giản nhất của khớp lệnh định kỳ. Trên thực tế một phiên giao dịch, có rất nhiều mức giá được đặt . Đồng thời tại mỗi mức giá cũng sẽ có rất nhiều lệnh mua hoặc bán, hệ thống sẽ tính tổng mua/tổng bán tại từng mức giá. Khi đó việc khớp lệnh được thực hiện theo thứ tự ưu tiên như trên:

  • 1. Ưu tiên về giá
  • 2. Ưu tiên về thời gian.

Các lệnh ATC theo nguyên tắc sẽ được ưu tiên khớp trước, vì lệnh ATC có nghĩa là bạn sẵn sàng mua/bán bằng mọi giá tại phiên xác định giá đóng cửa thị trường.

Trường hợp có nhiều mức giá đạt khối lượng giao dịch lớn nhất thì mức giá trùng hoặc gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn. Nếu vẫn còn nhiều mức giá thoả mãn điều kiện trên thì mức giá cao hơn sẽ được chọn.

5. Phiên ATC là gì?

Phiên ATC là phiên giao định kỳ để xác định giá đóng cửa của lệnh ATC diễn ra từ 14h30 đến 14h45 từ Thứ Hai đến Thứ Sáu trên cả sàn HOSE và sàn HNX.

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!