Lệnh MP là gì? Hướng dẫn đặt lệnh và sử dụng lệnh MP (2022)

Khi tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán thì bất cứ nhà đầu tư nào cũng phải bắt buộc phải biết, nắm rõ và hiểu cặn kẽ các loại lệnh, đặc biệt là 2 lệnh quan trọng nhất là lệnh LO và lệnh MP.

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn chi tiết một trong 2 lệnh quan trọng nhất là lệnh thị trường MP. Vậy lệnh MP là gì? Cách đặt lệnh MP và sử dụng lệnh MP trong thị trường chứng khoán như thế nào? Với các ví dụ và hình ảnh minh họa cụ thể về lệnh MP hy vọng bạn sẽ có cái nhìn đầy đủ và sâu sắc nhất về loại lệnh thị trường này.

1. Lệnh MP là gì?

Lệnh MP (tiếng Anh là Market Price) hay lệnh thị trường là lệnh mua/bán chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất/giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.

Hay: Lệnh MP là lệnh mua bán ở bất cứ giá nào tại thời điểm giao dịch.

  • Bên mua chấp nhận mua với bất cứ giá nào
  • Bên bán chấp nhận bán với bất cứ giá nào
  • Được sử dụng trong phiên giao dịch liên tục trên sàn HoSE.

Có thể xem lệnh thị trường MP là lệnh mua bán lập tức với giá bất chấp, vì mua bán bất chấp nên lệnh này gắn liền với giá hiện tại của hàng hóa, cổ phiếu.

Cụ thể:

  • Lệnh MP mua – khớp tại mức giá bán thấp nhất hiện có trên thị trường = Giá bán 1 (Bên bán)
  • Lệnh MP bán – khớp tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường = Giá mua 1 (Bên mua)

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

2. Nguyên tắc khớp lệnh MP

– Khi được nhập vào hệ thống giao dịch, lệnh thị trường mua sẽ được thực hiện ngay tại mức giá bán thấp nhấtlệnh thị trường bán sẽ thực hiện ngay tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường. Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh thị trường vẫn chưa được thực hiện hết, lệnh thị trường sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá bán cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường và tiếp tục so khớp.

– Nếu khối lượng đặt lệnh vẫn còn nhưng không thể so khớp tiếp tục được nữa do khối lượng của bên đối ứng đã hết, lệnh thị trường mua sẽ chuyển thành lệnh giới hạn mua cao hơn mức giá khớp cuối cùng một đơn vị yết giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó, hoặc lệnh thị trường bán sẽ chuyển thành lệnh giới hạn bán thấp hơn mức giá khớp cuối cùng một đơn vị yết giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó.

– Trường hợp giá khớp cuối cùng là giá trần đối với lệnh thị trường mua hoặc giá sàn đối với lệnh thị trường bán thì lệnh thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại giá trần hoặc lệnh giới hạn bán tại giá sàn.

– Lệnh MP là lệnh thị trường trong phiên khớp lệnh liên tục tại sàn HOSE

Lệnh MP được giao dịch trong phiên liên tục sàn HOSE từ 9h15-11h30 và 13h-14h30 Thứ Hai đến Thứ Sáu
Lệnh MP được giao dịch trong phiên liên tục sàn HOSE từ 9h15-11h30 và 13h-14h30 Thứ Hai đến Thứ Sáu

Trình tự khớp lệnh của lệnh MP:

Trường hợp 1: Không có lệnh đối ứng (nghĩa là rao bán mà không có ai mua, muốn mua mà không ai bán) => Lệnh bị hủy

Trường hợp 2: Có lệnh đối ứng

  • Xét giá tốt nhất (ai bán giá thấp hơn, ai mua giá cao hơn) => theo thứ tự ưu tiên lệnh MP đều khớp lệnh trước=> kết thúc lệnh
  • Khối lượng MP còn thì chuyển sang lệnh LO

3. Đặc điểm lệnh MP

– Lệnh MP chỉ được sử dụng trên sàn HOSE (sàn HNX không có lệnh MP)

– Lệnh thị trường chỉ được áp dụng trong thời gian khớp lệnh liên tục

– Lệnh thị trường sẽ bị hủy bỏ khi không có lệnh giới hạn đối ứng tại thời điểm nhập lệnh vào hệ thống giao dịch

– Khi đặt lệnh thị trường, nhà đầu tư sẽ ghi “MP” tại trường mức giá

– Lệnh mua MP của nhà đầu tư nước ngoài sau khi khớp một phần, phần còn lại sẽ tự động hủy nếu chứng khoán hết room (vì một số cổ phiếu bị giới hạn sở hữu bởi nhà đầu tư nước ngoài)

Ví dụ minh họa đặt lệnh MP mua hoặc bán 1.000 cổ phiếu Vinamilk (VNM)
Ví dụ minh họa đặt lệnh MP mua hoặc bán 1.000 cổ phiếu Vinamilk (VNM)

4. Ưu điểm và nhược điểm của lệnh MP

Khi bạn mua cổ phiếu sử dụng lệnh MP bạn sẽ lập tức sở hữu số cổ phiếu mong muốn, hoặc số cổ phiếu hiện tại tối đa bạn có thể mua.

Khi bạn bán cổ phiếu sử dụng lệnh MP bạn sẽ lập tức bán được số cổ phiếu muốn bán với giá cao nhất có thể bán hiện tại, hoặc số cổ phiếu hiện tại tối đa bạn có thể bán.

  • Ưu điểm: Vào ra thị trường nhanh, nếu đúng theo kỳ vọng sẽ có thể chạy trước thị trường giảm bớt thiệt hại, tăng lợi nhuận.
  • Nhược điểm: Lệnh MP thường được xử lý dưới tâm lý không vững vàng của nhà đầu tư mới, đôi khi không để ý đến tính thanh khoản của thị trường có thể sẽ gây tổn thất lớn cho nhà đầu tư

5. Một số lưu ý khi sử dụng lệnh MP

– Với đặc điểm “chấp nhận mức giá thị trường” lệnh MP sẽ được khớp với các mức giá đối ứng tốt nhất trên thị trường. do đó nhà đầu tư cần thận trọng và cân nhắc khi sử dụng

– Do có độ trễ trong quá trình xử lý của hệ thống giao dịch, lệnh MP có thể bị từ chối nếu hệ thống giao dịch chưa hoàn tất quá trình khớp lệnh xác định giá mở cửa hoặc hệ thống đang chuẩn bị dữ liệu tại thời điểm đầu phiên giao dịch buổi chiều.

6. Ví dụ minh họa về lệnh MP

Cổ phiếu ABC có giá tham chiếu 14; giá trần 14.7; giá sàn 13.3 có sổ lệnh trong đợt giao dịch liên tục như sau:

Khối lượng mua Giá khớp lệnh Khối lượng bán
5.200 13.9
8.000 14.0
14.1 6.000
14.2 3.300
14.7 2.800

Trường hợp 1: Lệnh MP khớp lần lượt các mức giá đối ứng tốt nhất hiện có trên thị trường

Lệnh MP mua 8.000 cổ phiếu ABC được nhập vào hệ thống giao dịch.

Kết quả khớp lệnh: Khớp 6.000 giá 14.1; khớp 2.000 giá 14.2

Sổ lệnh thị trường sau đó là:

Khối lượng mua Giá khớp lệnh Khối lượng bán
5.200 13.9
8.000 14.0
14.2 1.300
14.7 2.800

Trường hợp 2: Lệnh MP không khớp hết và chuyển thành lệnh giới hạn với mức giá thấp hơn giá khớp cuối cùng một đơn vị yết giá đối với lệnh MP bán (hoặc cao hơn mức giá khớp cuối cùng một đơn vị yết giá đối với lệnh MP mua).

Tiếp theo, lệnh MP bán 15,000 ABC được nhập vào hệ thống giao dịch.

Kết quả khớp lệnh: Khớp một phần: 8.000 x 14.0 + 5.200 x 13.9

Khối lượng còn lại chuyển thành lệnh bán giới hạn giá 13.8 với khối lượng 1.800 (15.000 – 8.000 – 5.200 = 1.800)

Sổ lệnh thị trường sau đó là:

Khối lượng mua Giá khớp lệnh Khối lượng bán
13.8 1.800
14.2 1.300
14.7 2.800

Trường hợp 3: Lệnh MP không khớp hết và chuyển thành lệnh giới hạn trần (mua)/ sàn (bán) khi giá khớp cuối cùng là giá trần (mua)/sàn (bán)

Sau đó, lệnh thị trường mua 19,000 ABC được nhập vào hệ thống giao dịch.

Kết quả khớp lệnh: Khớp một phần tại 3 mức giá: 1,800 x 13.8; 1,300 x 14.2 và 2,800 x 14.7.

Khối lượng còn lại chuyển thành lệnh mua giới hạn giá trần 14.7 khối lượng 13.100 (19.000 – 1.800 – 1.300 – 2.800 = 13.100) do mức giá khớp cuối cùng là giá trần.

Sổ lệnh thị trường sau đó là:

Khối lượng mua Giá khớp lệnh Khối lượng bán
13.100 14.7

7. Tình hình sử dụng lệnh MP tại Việt Nam

Lệnh MP được triển khai, áp dụng lần đầu trên sàn HOSE từ ngày 02/07/2012 gắn liền với giao dịch khớp lệnh liên tục (mặc dù khớp lệnh liên tục đã triển khai từ đầu năm 2007). Hiện lệnh MP chiếm khoảng 1% số lệnh đặt trên thị trường.

Đối với lệnh MP mua:

Khi thị trường giá lên, đang trong chu kỳ tăng giá thì rất ít nhà đầu tư đặt lệnh MP mua vì không cần thiết phải làm vậy, chỉ cần đặt lệnh giới hạn là có thể sở hữu cổ phiếu mình muốn với việc tăng vài bước giá nếu thực sự muốn sở hữu cổ phiếu đó.

Khi thị trường giá xuống, đang trong chu kỳ giảm giá thì cũng rất ít nhà đầu tư đặt lệnh MP mua để bắt đáy cổ phiếu.

Đối với lệnh MP bán:

Khi thị trường giá lên, đang trong chu kỳ tăng giá thì rất ít nhà đầu tư đặt lệnh MP bán vì không cần thiết phải làm vậy, lúc này nhu cầu đặt mua tăng cao nên chỉ cần đặt lệnh giới hạn là có thể bán cổ phiếu mình sở hữu với việc giảm vài bước giá nếu thực sự muốn bán lượng cổ phiếu đó.

Khi thị trường giá xuống, đang trong chu kỳ giảm giá đặc biệt là trong những ngày thị trường đỏ lửa, rất nhiều nhà đầu tư đặt lệnh MP bán để có thể chốt ngay phần lãi còn lại trước đó, trước khi lãi chuyển thành lỗ hoặc CẮT LỖ để tránh mất thêm nhiều vốn.

Lệnh MP lúc này đẩy biên độ giá lên rất cao, khiến hàng loạt cổ phiếu giảm ngày càng mạnh, lao dốc không phanh thậm chí nhiều cổ phiếu giảm sàn.

Như phiên giao dịch ngày 08/06/2021 hệ thống sàn HOSE quá tải dẫn đến tình trạng nghẽn lệnh, kẹt lệnh mà không thể sửa lệnh hay hủy lệnh được khiến áp lực bán tháo tăng cao, tháo chạy càng dữ dội.

Với tình trạng giao dịch “mù” tiếp diễn ở cấp độ lớn do không thể nhìn vào các chỉ số trên sàn HOSE mà đánh giá thị trường khiến nhà đầu tư không có lựa chọn nào khác ngoài lệnh MP. Số liệu trên bảng điện không chính xác, lệnh vào bị treo rất lâu nên không có gì đảm bảo lệnh vào được thì giá vẫn còn như cũ. Do đó nhà đầy tư muốn giao dịch được luôn thì chỉ có lệnh MP chứ không thể chờ đợi nổi, mà cũng không biết chờ ở đâu vì giá nhìn thấy có khi là giá của 3-5 phút trước đó.

Tổng khớp lệnh hai sàn đạt 33.400 tỷ đồng gần với mức đỉnh lịch sử. HOSE cũng khớp gần kỷ lục với 28.127 tỷ đồng

8. Phân biệt lệnh MP và lệnh giới hạn

Lệnh thị trường: 

– Thời gian lệnh sử dụng: sử dụng trong thời gian khớp lệnh liên tục

– Giá khớp lệnh: không đặt ra mức giá cụ thể mà sẽ được khớp với các mức giá tốt nhất trên thị trường

Lệnh giới hạn:

– Thời gian lệnh sử dụng: được sử dụng trong tất cả các đợt khớp lệnh

– Giá khớp lệnh: sẽ được đặt ra một mức giá cụ thể, lệnh chỉ được khớp tại mức giá bằng hoặc tốt hơn mức giá giới hạn đặt ra.

Kết luận: Lệnh thị trường được sử dụng trong các đợt giao dịch khớp lệnh liên tục. Trong quá trình đặt lệnh thị trường thì yêu cầu nhà đầu tư phải ghi “MP” tại trường mức giá. Lệnh sẽ được tự động hủy nếu không có lệnh giới hạn đối ứng tại thời điểm nhập lệnh vào trong hệ thống giao dịch.

Đặc biệt, đối với lệnh mua giá trần/bán giá sàn khối lượng còn lại của lệnh chưa được khớp sẽ vẫn chờ trên sổ lệnh tại mức giá trần/giá sàn. Khối lượng còn lại chưa được khớp của lệnh thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua với mức giá cao hơn giá khớp cuối cùng một đơn vị yết giá.

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!