Trong công việc và cuộc sống, Ngọ thích tư duy phát triển (growth mindset), khác với với tư duy cố định (fixed mindset). Thời xưa và cả ngày nay, trong mắt nhìn của Ngọ, nhiều người làm quần quật mà lương vẫn cứ èo uột, trong khi cũng có người sáng uống cà phê, chiều cùng con đi dạo chơi mà thu nhập cao chót vót.
Ngọ tự hỏi: Có điều gì đặc biệt xảy ra ở đây?
I. Bài học đầu tiên về quan niệm khách hàng thời sinh viên.
Thời sinh viên, Ngọ nhớ hoài câu nói của cô chủ nơi Ngọ thực tập: “Tiền như lá trên cây, con có đủ sức để hái không thôi”. Bạn thấy đấy, khi ra trường, Ngọ nghĩ lương mình còn chưa chắc được 10 triệu nữa là “tiền là lá trên cây”!
Tuy nhiên, câu đó rất thích thú với Ngọ, và đến tận giờ Ngọ vẫn mãi nhớ! – Và khi thu nhập Ngọ càng cao hơn, thì Ngọ cũng hiểu lời cô ấy nói thật là chí lý!. Thêm câu nói động lực nữa:
“Nếu bạn thực sự tài năng – thì giới hạn tiền bạc của bạn sẽ là bầu trời”.
Nhưng cái thời sinh viên ấy, ra trường có việc làm ngon lành đã là thơm quá rồi, làm sao hiểu được lời nói cao siêu của người có tiền, ví von tiền như lá cây!. Buffett đã từng nói về điều này:
“Làm thế nào bạn giải thích được cho một con cá về cuộc sống trên cạn? Một ngày trên cạn có thể khiến bạn nói hàng ngàn năm mới hết, và một ngày điều hành công ty cũng mang đến những giá trị tương tự.”
Điều này, thúc đẩy các trải nghiệm của Ngọ – muốn hiểu những vấn đề ta phải trải qua chính nó.
Người có tư duy tiền bạc 5 triệu/tháng, sẽ hiểu vấn đề ở mức 5 triệu/tháng – Người thu nhập 50 triệu, thì hiểu vấn đề ở mức 50 triệu, và người thu nhập 500 triệu/tháng sẽ đối diện với vấn đề mức thu nhập 500 triệu… Người thu nhập 5 tỷ/tháng sẽ hiểu vấn đề 5 tỷ/tháng…
Cô là người đầu tiên chỉ Ngọ về vấn đề thực hành trong kinh doanh mà Ngọ sẽ luôn nhớ. Có những quan điểm cô rất thú vị, ví dụ về khách hàng:
“Khách hàng không phải là thượng đế, khách hàng là bạn thân rất thân.”
Đây là một quan điểm rất khác so với những tồn tại phổ biến “khách hàng là thượng đế”. Bởi đối với một doanh nhân (cũng gọi là thành công), công việc của họ, họ là người bán hàng. Nhưng họ đồng thời là khách hàng của các dịch vụ khác như nhà cửa xe cộ, ăn uống… hoặc là đối với bên cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm của họ. Cho nên, Ngọ tin rằng họ trải nghiệm được cả 2 bên.
Khách hàng không phải là thượng đế, để hiểu rằng không phải khách hàng muốn gì cũng phải đáp ứng. Khách hàng là bạn thân rất thân để luôn trân trọng và yêu thương họ.
2. Tháp nhu cầu Maslow để hiểu hơn về phân khúc khách hàng!
Bản thân Ngọ là một nhà đầu tư, một người làm giáo dục, và được đào tạo về kinh tế, Ngọ thực sự thích thú nền kinh tế thị trường “thuận mua vừa bán” – nơi tập hợp nhiều người mua và nhiều người bán.
Bạn không thể áp đặt một mức giá – sản phẩm chỉ có lợi cho bạn, Mức giá là mức thị trường chấp nhận.
Bạn có quyền từ chối mua, nếu giá > giá trị. Bạn có quyền từ chối bán khi họ nhận thấy giá < giá trị. Đây là sự công bằng cho cả 2 bên!
Ví dụ: Khách sạn có từ 1 sao đến 5 sao (chưa kể các hạng phòng). Ở đây, bạn không thể bỏ giá tiền 1 sao mà đòi chất lượng 5 sao, hay bạn bỏ giá tiền 5 sao mà phải chấp nhận ngủ trong khách sạn 1 sao!
Đối với những thứ hữu hình, bạn dễ phân biệt hơn – tuy nhiên, đối với những thứ vô hình bạn càng khó thấy hơn như trong lĩnh vực đòi hỏi chất xám, công nghệ, trình độ…
Thậm chí, đối với góc độ khách hàng, nếu chưa từng trải qua, thì đôi khi ta gặp lại câu chuyện “làm sao giải thích được cho một con cá về cuộc sống trên cạn?” – giống chuyện con gà hay quả trứng – cái nào có trước.
Khách hàng và người bán hàng là một quan hệ bình đẳng, không thể đòi hỏi bên này phục tùng bên kia được. Sản phẩm bạn tồi tệ, bạn không thể bắt buộc người ta phải mua – nhưng với một mức giá quá thấp, bạn không thể bắt buộc người khác phải bán nó.
Ông bà ta hay nói: “Mây tầng nào gặp mây tầng đó”, “nồi nào úp vung đó” – thì mối quan hệ giữa người bán hay mua sẽ là quan hệ bình đẳng và thấu hiểu lẫn nhau.
Như theo tháp Maslow, khách hàng ở tầng trên cùng tháp Maslow mà người bán ở dưới đáy thì không được. Mà nếu người bán hàng ở trên cùng tháp Maslow, mà khách hàng dưới đáy cũng không xong.
Tất nhiên, mọi thứ sẽ không rạch ròi như vậy, dù ở đây không phải xếp ai hơn ai mà là sự thấu hiểu về giá trị và mức giá của nhau.
- Giá > Giá trị: Người mua có quyền từ chối mua.
- Giá < Giá trị: Người bán có quyền từ chối bán.
Là một nhà đầu tư chứng khoán, Ngọ cảm thấy thú vị, bởi hôm nay 1 cổ phiếu có thể chào bán với giá 100 thì không ai bỏ tiền ra mua. Tuy nhiên, sau 1 ngày người ta lại tranh mua với mức giá 110, nhưng bên kia lại không chịu bán. (Dù thực tế đôi khi chẳng có sự kiện gì đặc biệt xảy ra)
Đó là điều thú vị của nền kinh tế thị trường và của chứng khoán, khi nhận thức thay đổi, lòng người thay đổi thì giá sẽ thay đổi.
3. Tại sao có những mâu thuẫn trong suy nghĩ của người bán và khách hàng!
Khi ta mua hay bán một sản phẩm ta sẽ dựa trên nền tảng giữa giá và giá trị. Khi cả 2 thấy sự tương xứng với nhau, thì giao dịch sẽ xảy ra (trừ trường hợp độc quyền hay bắt buộc).
Một chiếc Iphone mới nhất, với chất lượng, dung lượng, chính sách bảo hành, ưu đãi ABC, XYZ gì đó niêm yết mức giá chào bán là 40 triệu đồng/máy. Đó là mức giá mà bên bán chấp nhận, và nếu một người cần mua iphone đó và thấy giá trị iphone >=40 triệu thì giao dịch mới xảy ra.
Tuy nhiên, 9 người 10 ý, tức là cùng 1 sản phẩm với nhiều khách hàng khác nhau, thì mức giá chấp nhận sẽ khác nhau. Tùy theo logic của từng người, người thì thấy rẻ, người thấy đắt.
Cùng 1 sản phẩm giống nhau, người thấy đắt không mua và người thấy rẻ và mua, tại sao lại có mức nhận thức khác nhau giữa những người này?
Điều này, có thể được giải thích bởi lý thuyết về bất đồng nhận thức (cognitive dissonance) của Leon Festinger, một nhà nghiên cứu tâm lý xã hội học người Mỹ, được đánh giá là 1 trong 5 nhà tâm lý học lỗi lạc nhất thế kỷ XX.
Ví dụ: Thẳng thắn về khóa học chứng khoán của Ngọ để dễ hiểu!
Nếu một người muốn học khóa học chứng khoán của Ngọ. Tức là nhà đầu tư đấy, thấy khóa học của Ngọ có giá trị!
Dưới góc nhìn đầu tư: Điều quan trọng là so sánh giữa giá và giá trị như thế nào!
Vì khóa học Ngọ là một khóa học có niêm yết thông tin, gồm việc hướng tiếp cận như khoa học, có nghiên cứu thống kê, kết hợp với tư tưởng và cách đầu tư giỏi, và những gì sẽ nhận được sau học , đánh giá học viên ở đó cũng có rõ ràng các chương trình học, giá cả, ưu đãi, chính sách hỗ trợ và những câu hỏi thường diễn ra…
Thêm vào nữa, cả trang blog về chứng khoán và các thứ liên quan như facebook, zalo…
Tất cả những thứ đó, giống như một bảng cáo bạch, hay thông tin cần thiết để giúp học viên quyết định.
Ngọ không phải là người giỏi bán hàng hay chăm chăm việc bán hàng. Hầu như tất cả những học viên đến với Ngọ là từ những gì Ngọ chia sẻ thấy bổ ích, cảm nhận được điều tốt lành mà Ngọ mang lại.
Những học viên muốn tồn tại trong thế giới đầu tư, thì hãy nghĩ khóa học giống như một cổ phiếu. Mà thực tế, thì thị trường trăm người bán vạn người mua, tức là người học viên có thể đi đối chiếu cả trăm khóa học khác, thấy chỗ nào đáp ứng mong muốn học của họ hơn thì học. Nếu thấy chỗ Ngọ thơm ngon hơn thì học Ngọ.
Bản thân cổ phiếu, không cố gắng giải thích theo yêu cầu của từng nhà đầu tư một, mà là công bố công khai trên thị trường.
Ngọ thích điều đó, bởi Ngọ sống theo nguyên tắc 80/20 – điều này sẽ tạo công bằng cho mọi học viên và sự giám sát của nhiều người giữa công bố và hành động. Điều này cũng giúp Ngọ và học viên tiết kiệm thời gian phải hỏi đáp qua lại lắc nhắc, đặc biệt những vấn đề lặp lại.
Ngọ không phải là người giỏi bán hàng, bởi chẳng ai giỏi tất cả các mảng, về cơ bản Ngọ cần mình là người xuất sắc trong đầu tư, thêm nữa là giỏi trong dạy học là quá ngon rồi. Đừng kỳ vọng chúng ta giỏi trong mọi mảng cuộc sống.
Thường thì quy trình tư vấn để tham gia khóa học Ngọ sẽ không quá 5 câu hỏi từ học viên hoặc từ Ngọ, nó chỉ mang tính xác nhận, ví dụ: Điều gì học viên cần làm rõ hơn, sẽ chọn khóa học nào, điều học viên quan tâm nhất, thời gian học cụ thể… để xem Ngọ đáp ứng chưa.
Hầu như Ngọ cung cấp đủ 96.69% những gì phổ biết và cần thiết nhất mà học viên quan tâm. Khi ai muốn đăng ký, Ngọ đều gửi link thông tin trước như sau và yêu cầu đọc trước:
1. CophieuX.com/khoa-hoc-chung-khoan
2. CophieuX.com/hoi-dap
3. CophieuX.com/hoc-vien-nhan-xet
Và Ngọ chỉ làm rõ thêm hoặc những thứ ngoài lề!
Khi học viên muốn tham gia khóa học Ngọ, chắc chắn sẽ thấy khóa học Ngọ là có giá trị. Và tất nhiên giá trị > 0. Giống như cổ phiếu, nó là quan hệ giữa giá và giá trị!
Nếu thấy giá trị >= giá cả thì học viên sẽ tham gia. Nếu không thấy thì học viên có thể tự học hoặc chọn nơi khác. Đây là nền kinh tế thị trường, Ngọ luôn cởi mở – Ngọ vẫn khuyến khích khách hàng tìm hiểu các khóa học và tìm hiểu CophieuX và bản thân giáo viên để chốt đăng ký.
Ngọ không đủ kiên nhẫn bán hàng, và cố gắng thuyết phục khách hàng trở thành học viên của Ngọ bằng mọi giá. Với kinh nghiệm từ đầu năm 2016, thì Ngọ cũng tiếp xúc biết bao học viên rồi, nên cũng có chút ít kinh nghiệm. Và ở góc độ khách hàng, họ sẽ suy nghĩ: Với số tiền bỏ ra đấy, tôi sẽ nhận có xứng đáng hay không?
Quy ra kinh tế thì câu hỏi: Liệu giá trị >= Giá cả? Điều này, Ngọ dẫn đến 3 trường hợp:
Lý do 1: Chất lượng về khóa học
Thực tế, trên thị trường dạy học chứng khoán, có không ít khóa học chất lượng thấp – điều này cũng tạo sự rè chừng. Riêng khóa học Ngọ ngoài tính kinh nghiệm thắng lợi của Ngọ, thì khóa học này cũng rất khách quan bởi có số liệu nghiên cứu khoa học và cách của NĐT giỏi (có kèm dẫn chứng cụ thể). Tuy nhiên, nếu Ngọ cảm nhận học viên chưa sẵn sàng, Ngọ thường không cố gắng giải thích thêm, (và bây giờ Ngọ sẽ gửi đường bài này) bởi lý do:
- Ngọ đã công khai những thứ mình cần công khai, điều này đảm bảo sự công bằng và chính sách chung đồng nhất giữa tất cả học viên, tạo sự bình đẳng cho tất cả mọi người. Bạn nghĩ gì nếu bạn cũng đăng ký học, nhưng người khác lại được ưu ái hơn bạn?
- Nếu có nhiều nhà đầu tư có nhu cầu học hỏi đủ điều trước khi ra quyết định, thì là do bên bán hàng cung cấp không đủ thông tin. Tuy nhiên, nếu số lượng nhỏ thì có thể do bên kia cảm nhận chưa đủ về giá trị mang lại. Ngọ khuyến khích nhà đầu tư ấy, nghiên cứu sâu hơn về khóa học hoặc cứ đi hỏi hết các khóa học trên thị trường, nếu chỗ nào đáp ứng tiêu chí của học viên thì học chỗ đó. Nếu thấy Ngọ tốt hơn thì quay học Ngọ, có gì đâu, thật đơn giản mà!
Thực tế thì, học viên đó thực sự muốn học Ngọ hơn hết, nhưng mà… Ngọ gọi là “lý do nhưng mà”. Và thực tế, khi học viên hỏi Ngọ về khóa học, thì cũng cảm nhận được điều đó rồi, sau một hồi, thì cũng quay trở lại học Ngọ, tỷ lệ này cũng chiếm tỷ lệ cao.
Đối với khóa học Ngọ – là dạy thực hành, kiến thức là có nghiên cứu, thống kê chứng minh và cách của NĐT xuất chúng áp dụng và kinh nghiệm cá nhân đầu tư của Ngọ (học viên được cung cấp nghiên cứu, tài liệu, nguồn dẫn), nên sẽ đảm bảo chất lượng và tính khách quan. Để tính bảo đảm: Ngọ sẵn sàng hoàn trả 100% tiền, nếu học viên áp dụng theo nhưng không hiệu quả.
Lý do 2: Mức tài chính hiện tại của học viên.
Ngọ sinh ra ở miền quê, thời sinh viên năm 2, Ngọ cũng đã đi làm thêm kiếm tiền, sống ở ký túc xá… nên dù không phải là tất cả, nhưng Ngọ cũng cảm nhận về cách chi tiêu đồng tiền tùy theo mức thu nhập và tài sản học viên.
Bởi Ngọ cũng đã từng sống trong điều kiện hạn chế về tài chính, đến có dư dả về tài chính. Ông bà ta nói: “Một miếng khi đói, bằng một gói khi no” – điều này dẫn đến hành xử về tài chính khác nhau của từng người về mức giá. (Bạn có thể đọc cuốn Tiền bạc & Lý trí của Giáo sư Dan Ariely).
Vì khóa học Ngọ là có niêm yết giá, ngoài trừ yếu tố cảm nhận về giá trị. Thì mức giá thành so với thu nhập hoặc tài sản cũng dẫn đến hành xử khác biệt.
Cùng một sản phẩm có giá thành là X, thì người thu nhập/tài sản thấp sẽ có thấy mức X đó là cao, nên sẽ đòi hỏi nhiều hơn. Và người có thu nhập/tài sản lớn thì thấy mức giá X là thấp và đồng ý với nó. – Bạn có thể đọc thú vị sau: Bill Gates mua hớ gấp 3-4 lần giá sản phẩm thông thường.
Và nền kinh tế thị trường, là sự đánh đổi giữa chi phí cơ hội, (hay chi phí sai sót, hay chi phí chìm…) so với thời gian làm ra cùng một số tiền X. Với số tiền X, một người có thể bỏ ra 3 ngày hoặc 1 tuần, thì có người sẽ mất 1 tháng. Điều này dẫn đến quyết định một học viên có sẵn sàng đánh đổi tới đâu?
Nếu trúng lý do này, đơn giản vì quá ngưỡng tài chính so với thu nhập/tài sản người muốn học.
Lý do 3: Quá khứ, văn hóa, giáo dục, gen di truyền…
Ví dụ, mọi thứ hiện tại dù tài chính, tất tần tật gần giống nhau; nhưng một người sinh ra trong một nền văn hóa, hay gia cảnh khác nhau thì cũng hành xử khách nhau. Thì góc nhìn nhận đối với số tiền X sẽ khác nhau.
Với 2 hướng tiếp cận giáo dục khác nhau, hay tư duy khác nhau… Thì cùng là việc đầu tư cho học hành, thì có người sẽ nghĩ nó là đầu tư, có người nghĩ nó là chi phí.
Bởi xã hội nói chung là đa góc nhìn và đa tính cách, bởi vậy sẽ có góc nhìn về giá trị và giá cả sẽ khác nhau dẫn đến quyết định tài chính khác nhau. Nên chúng ta cần thông cảm, thấu hiểu và chấp nhận nhau.
Sau tất cả, dưới góc độ khách hàng, khách hàng không dám chắc là giá bỏ ra >= giá trị nhận về. Ngọ nghĩ nó xuất phát từ 3 lý do như đã phân tích ở trên, có thể là lý do chủ quan hoặc khách quan.
4. Tại sao nhiều lúc Ngọ phải TẠM THỜI từ chối khách hàng để giúp khách hàng cân nhắc lại?
Lý do 1: Vì Ngọ xem khách hàng là bạn thân rất thân, chứ không phải là thượng đế.
Như Ngọ chia sẻ ban đầu, Ngọ đã học bài học đầu tiên về khách hàng: “Khách hàng không phải là thượng đế, khách hàng là bạn thân rất thân.”
Vì khách hàng là bạn thân rất thân, nên cần trân trọng và cảm ơn nhau. Một tình bạn chỉ có sự gắn kết công bằng và rõ ràng nhau. Và thực tế, tiền bạc cũng có thể đem ra để đo lường tình bạn.
Bạn tin tưởng bạn mình và cho bạn mượn tiền, nhưng người bạn không có ý trả; vậy họ chẳng xem bạn là bạn, chẳng coi trọng sự nỗ lực và công sức của bạn để kiếm ra số tiền đó. “Tôi mời bạn đi ăn 2 triệu tôi có thể trả đó là tình cảm. Bạn vay tôi dù 10 ngàn bạn vẫn phải trả đó là nguyên tắc.”
Điều đó được củng cố bởi những người đi trước trong kinh doanh như:
“Tôi cực ghét từ Customer First hay Khách hàng là Thượng Đế” – Hoàng Nam Tiến Chủ tịch HĐQT FPT Telecom
“Khách hàng không phải Thượng Đế, mà là món quà của Thượng Đế. Khi đón nhận, bạn nhất định phải trân trọng họ. Nhưng vì nó là món quà, nên bạn có QUYỀN TỪ CHỐI không nhận”, ông Dương, nhà sáng lập Cempartner.
Sau tất cả, chúng ta là người bạn thân rất thân và trân trọng những giá trị mang lại cho nhau.
Lý do 2: Đối với Ngọ mức giá Ngọ đưa ra là thấp – tính trên đầu người học viên và so với chất lượng, và chi phí cơ hội.
Đã từng 1 học viên nhận xét sẵn sàng bỏ ra mức giá hàng chục triệu để học. NĐT muốn học nên đọc các nhận xét học viên tại đây!
Khi cùng một số tiền X, nhưng đối với Ngọ đây là mức giá thấp so với những gì học viên nhận được. Và số tiền X là thấp so với chi phí cơ hội, thời gian cù cưa đó, Ngọ có thể làm ra được nhiều hơn. Vậy tại sao Ngọ cứ phải bận tâm chứ?
Lý do 2: Chi phí cơ hội của Ngọ > Số tiền X (nếu tốn công sức, thời gian vượt mức)
Tất nhiên, đối với số tiền X đó, tuy nhiên, xã hội đa chiều, thì nhiều người sẽ dẫn đến những suy nghĩ logic khác nhau. Cũng thật dễ thấu hiểu.
Những thông tin về khóa học, Ngọ niêm yết rõ ràng và công khai và công bằng cho tất cả mọi người, và khi ai hỏi có nhu cầu về khóa học Ngọ đều gửi 3 link để nghiên cứu:
Những ai muốn học, thích kỳ kèo về học phí, hay đòi hỏi cái này cái kia, thì chắc chắn Ngọ sẽ không chấp nhận được với mức giá đó. Nếu muốn thêm cái gì thì cứ thêm tiền, bởi thuận ý thuận tình, thì 2 bên mới làm việc vui vẻ và hiệu quả được.
Trong chứng khoán, người ta gọi là hành động cắt lỗ! Peter Lynch từng phát biểu: “Nhưng chúng ta rất dễ phạm sai lầm và làm điều ngược lại, nhổ bông hoa và tưới nước cho đám cỏ dại“.
Đối với những ai khiến Ngọ cảm giác “học trò chưa sẵn sàng”, thì chắc chắn “thầy giáo sẽ chưa xuất hiện”. Bởi Ngọ là nhà đầu tư, là giáo viên hơn là người bán hàng.
Đối với học viên chưa nghiên cứu kỹ, hoặc đòi hỏi hay kỳ kèo – Ngọ gọi là: “Học viên chưa sẵn sàng”, thì Ngọ luôn đề xuất:
Anh chị cứ nghiên cứu các khóa học trên thị trường, thấy khóa nào đáp ứng thì học khóa đó, nếu thấy khóa học Ngọ ngon hơn thì học Ngọ. Ngọ luôn chào đón!
Thậm chí, nhiều lúc có người chỉ muốn học Ngọ nhưng lại XYZ – Ngọ nói, về nhà nghiên cứu về khóa học của Ngọ và con người Ngọ rồi quyết định cho Ngọ biết. Đơn giản vậy đấy!
Thậm chí nghiên cứu rồi, vẫn cứ quay lại trò kéo co. Đầu tiên, Ngọ không phải là người mềm mỏng, Ngọ rất là thẳng tính:
- Ngọ tư vấn tốn thời gian Ngọ quá.
- Bạn có thể không phù hợp với khóa học của Ngọ! Khi nào nghiên cứu lại, đối chiếu xong thấy Ngọ ok thì quay lại, Ngọ luôn chào đón.
Ở đây, Ngọ xét bài toán chi phí cơ hội của Ngọ. Nếu cứ nói mãi thì vừa tốn thời gian, vừa mất niềm vui công việc, Ngọ có thể dành thời gian đó để làm việc khác mang lại giá trị cho Ngọ hơn.
Khi mua cổ phiếu, nhà đầu tư hứng lên mua theo cảm tính, ùa theo số đông, chắc họ nghĩa mua như vậy là có lời hay gọi là đầu tư chăng? Trong khi chỉ bỏ số tiền nhỏ học (nếu ai đầu tư chứng khoán thì đầu tư cho kiến thức số tiền ấy chỉ là muỗi, thua lỗ 1 kèo là xong), ấy vậy kỳ kèo đủ thứ kiểu, hỏi lên hỏi xuống, đòi hỏi lên đòi hỏi xuống.
Ngọ ước gì, học viên đó, khi ra quyết định đầu tư cũng nghiên cứu mỗi mã, như nghiên cứu khóa học của Ngọ. Chắc chắn học viên đã sẽ cải thiện thành tích đáng kể.
Bản thân Ngọ muốn mỗi học viên đều có sự nghiên cứu nghiêm túc, Ngọ đã và công khai niêm yết, minh bạch những gì cần thiết.
Bởi thực tế diễn ra – có học viên, quyết định nhanh khủng khiếp:
- Chào Ngọ
- Chào Bạn
- Mình vừa chuyển tiền cho bạn rồi, bạn check nhé!
(Không cần hỏi thêm bất cứ câu nào, đây Ngọ nghĩ học đã nghiên cứu kỹ về khóa học và về Ngọ)
Bởi Ngọ niêm yết công khai, nếu học viên chịu tìm hiểu đều có đủ cả. Đa phần, những cuộc trao đổi chỉ để xác nhận hay làm rõ thêm thôi.
Đối với Ngọ, thời gian luôn là quý giá với tất cả mọi người. Và chi phí cơ hội luôn là đáng giá. Và Ngọ thông tin công khai, là muốn có sự rõ ràng trước, và có sự công bằng cho tất cả các học viên.
Nếu bạn muốn tìm hiểu về khóa học, mà sau đó Ngọ “gửi bài này” cho bạn. Thì Ngọ chỉ muốn truyền tải bạn đến thông điệp – Ngọ xếp bạn vào nhóm: “Học trò chưa sẵn sàng” vậy nên, Ngọ đề xuất:
- Ở góc độ đa chiều, chúng ta nên cảm thông nhau. Bạn yêu cầu thế này thế khác là quyền của bạn, tuy với mức giá đấy, Ngọ chỉ làm đúng với những gì Ngọ công khai và minh bạch – điều này tạo công bằng cho tất cả các học viên. Và chắn chắn nếu bạn cởi mở tiếp nhận, bạn sẽ thấy khóa học Ngọ thật sự bổ ích như các nhận xét học viên.
- Bạn nên nghiên cứu sâu hơn về khóa học, và về Ngọ hoặc đối chiếu các khóa học trên thị trường. Nếu bạn cảm thấy chỗ nào tốt hơn thì bạn học chỗ đấy, còn nếu thấy chỗ Ngọ tốt hơn thì quay lại chỗ Ngọ học, Ngọ sẵn sàng chào đón.
- Ở góc độ đầu tư, khóa học Ngọ cũng giống như một cổ phiếu. Nếu bạn thấy khóa học Ngọ ok thì bạn tham gia. Ở góc độ tài chính về phía bạn, nếu bạn mất thì chỉ mất 1 ít tiền học phí, còn nếu phần được là bạn được cả 1 sự nghiệp, được cả 1 cuộc đời.
Cuối cùng, Ngọ cảm ơn bạn đã đọc đến đây, câu cuối Ngọ chỉ muốn truyền tải: “Khi học trò sẵn sàng, thì thầy giáo sẽ xuất hiện.”
Bài viết tâm huyết, rõ ràng, rành mạch và đi vào lòng người…
p/s: Học viên mới đã đóng học phí nhưng chưa học vì đang nghiên cứu tài liệu hihi
Cảm ơn Huy đã đăng ký học Ngọ! Chúc Huy luôn sức khỏe và thành công!
Cảm ơn ơn anh nhiều ạ. Chỉ tiếc là không biết anh sớm hơn 😊 Website có từ bao giờ thế ạ?
Anh hoạt động trong thị trường chứng khoán hơn 6 năm rồi, dù đầu tư 10 năm. Trước đây CophieuX là web 500dong, và chắc hoạt động website tầm hơn 5 năm rồi nhé em.