Họ đã trở thành triệu phú đô la nhờ săn cổ phiếu trả cổ tức như thế nào?

Đây là phần 5/5 phần trong series bài viết: Cổ tức – Hiểu tất tần tật về việc chi trả cổ tức, để đầu tư thành công

Qua bài này bạn sẽ hiểu được:

3 nhà đầu tư lương thấp hơn trung bình xã hội, họ đã làm gì để trở thành triệu phú  đô la chỉ bằng tìm kiếm cổ phiếu ăn cổ tức?

Bài viết cùng chủ đề:


Đầu tư cổ phiếu săn cổ tức không phải là một chiến lược kiêu sa, nhưng nếu kiên trì, sẽ mang lại cho bạn những thành quả ngọt như đường. Việc lựa chọn những công ty trả cổ tức tăng theo thời gian, sau đó kiên trì nắm giữ và tái đầu tư cổ tức, nhìn có vẻ không thú vị, do không “lên mặt” được với người khác, nhưng nếu nhà đầu tư cá nhân muốn một tương lai tài chính vững mạnh, thì đầu tư theo chiến lược cổ tức là lựa chọn đúng đắn.

Sau đây Ngọ muốn đưa ra 3 nhà đầu tư rất bình thường, những người có một công việc chính chẳng liên quan đến tài chính – chứng khoán và đầu tư chỉ là tay trái, những người mà lương bổng chỉ ở mức bình thường nếu không nói là thấp, nhưng với sự kiên trì, họ đã trở thành một triệu phú đô la.

Đối với thế giới họ không hề nổi tiếng như Buffett, Chalie Munger, Livermore.. nhưng đối với những người muốn lật tung những phiến đá đầu tư dù nhỏ nhất như Ngọ, thì họ là những anh hùng đích thực. Ngọ nghĩ rằng họ xứng đáng là tấm gương cho bất cứ nhà đầu tư cá nhân nào noi theo, đơn giản họ có hoàn cảnh giống chúng ta hơn là những nhà đầu tư vĩ đại.

Ronald-Read-hoc-dau-tu-theo-co-tuc
Ronald Read – một nhân viên trạm xăng và bảo vệ có danh mục 8 triệu USD

Đầu tiên là Anne Scheiber, người đã  đầu tư số tiền 5.000 đô la vào năm 1944 thành 22 triệu đô la Mỹ vào thời điểm bà chết ở tuổi 101 vào năm 1995. Anne Scheiber là nhân viên kiểm tra hồ sơ thuế suốt 23 năm, chưa bao giờ kiếm được hơn 262 USD/tháng kể cả lương thưởng.

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

Cô đã tích lũy cổ phiếu những công ty có thương hiệu mà cô hiểu và sau đó tái đầu tư cổ tức qua hàng thập niên. Cô hiếm khi bán cổ phiếu để tránh thuế và tiền môi giới, kể cả thị trường đi xuống giai đoạn 1972-1974 và sụp đổ năm 1987, bởi cô có niềm tin cao vào việc lựa chọn cổ phiếu của mình.

Cô nắm một danh mục cổ phiếu đa dạng khoản 100 cổ phiếu, có những nhãn hiệu như Cocacola, hay Pepsico… Cô đọc báo cáo kiểm toán hàng năm và tham dự các đại hội cổ đông. Cô nghiên cứu những cổ phiếu của mình và tập trung vào những thương hiệu mạnh, có khả năng tăng lợi nhuận và cổ tức theo thời gian.

Thứ hai là Grace Groner, người đầu tư một khoản tiền nhỏ 180 đô la vào năm 1935 và đã tăng trưởng thành 7 triệu đô la Mỹ vào lúc chết vào năm 2010. Cô là thư ký phòng thí nghiệm, mua cổ phiếu và tái đầu tư vào nó. Bà không bao giờ bán cổ phiếu.

Cô sống tiết kiệm và lớn lên trong thời đại đại khủng hoảng, cô là người triệu phú cổ điển, cô không phải là dạng người muốn hơn thua với người khác.

Thứ ba là Ronald Read, người đã để lại một danh mục gần 100 cổ phiếu  trị giá 8 triệu đô la thời điểm ông qua đời vào năm 2014. Ronald Read một người bình thường, tốt nghiệp trung học, tham gia quân đội trong thế chiến thứ 2, sau chiến tranh ông làm ở trạm xăng và làm bảo vệ cho JCPenney, ông đã sống tiết kiệm và đầu tư lâu dài, tuy chưa bao giờ có thu nhập cao nhưng lại có một danh mục đầu tư lớn. Danh mục này là kết quả của sự tiết kiệm, công sức, khả năng mua cổ phiếu trong hàng thập kỷ và kiên trì tái đầu tư cổ tức.

Chiến lược đầu tư cổ tức thường không sexy và hào nhoáng nên không cuốn hút truyền thông, và nó cũng chẳng có lợi cho “Phố Wall” nơi lấy đi hàng ngàn tỷ đổng từ phí, hoa hồng và môi giới… Nhưng nếu kiên trì, bạn sẽ là triệu phú tiếp theo.

Nguyễn Hữu Ngọ tổng hợp và lược dịch.

Đọc thêm:

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

error: Content is protected !!