Trong thập niên 1980 – 1990, Julian Robertson có thành tích xuất sắc với tỷ suất lợi nhuận kép lên đến 32%/năm. Lúc đỉnh điểm Tiger Management của ông có quy mô của nó lên tới 23 tỷ USD.
Sau đây là 10 bài học của Julian Robertson mà Ngọ tổng hợp
1. Ý tưởng thông minh, dựa trên nghiên cứu toàn diện, tiếp theo là đặt cược lớn.
“Hãy nghe một câu chuyện, phân tích và mua mạnh nếu cảm thấy đúng”, phong cách này có phần giống George Soros và Stanley Druckenmiller
Kiên nhẫn, kỷ luật và năng nổ là một sự kết hợp hiếm có và Robertson đã chứng minh rằng anh ta có phẩm chất này.
2. Các quỹ phòng hộ như trò chơi bóng chày.
Thực tế mà nói Ngọ không hiểu rõ về bóng chày; tuy nhiên ý tưởng ở đây là bạn có thể ghi nhiều điểm số trong bóng chày nhưng không có tiền, do đối phương tốt hơn. Do đó hãy lựa giải đấu tệ nhất, và cạnh tranh thấp nhất mà tham gia, khi đó bạn sẽ có rất nhiều tiền.
Trong chứng khoán hãy đến nơi chưa ai khai thác nhiều, như TTCK Việt Nam trước khi đối thủ đến. hehe
3. Tránh những tổn thất lớn. Đó là cách để thực sự kiếm tiền qua nhiều năm.
Điều này được chia sẻ bởi hầu hết nhà đầu tư thành công, khi nguyên tắc của đầu tư là tránh mất tiền.
4. Đối với việc bán khống, ông tìm kiếm một đội ngũ quản lý tồi và được định giá quá cao trong một ngành công nghiệp đang suy giảm
=> Điều này bạn sẽ có cảm giác ngược với đầu tư tăng trưởng
5. Ông không xem vàng như một khoản đầu tư
Điều này tương đồng với suy nghĩ của Warren Buffett.
Mua vàng là đầu cơ dựa trên dự đoán của bạn về tâm lý con người, nó giống như bình chọn cuộc thi sắc đẹp của nhà kinh tế học Keynes, đoán xem số đông sẽ chọn cô gái nào.
6. Khi bạn quản lý tiền, nó chiếm toàn bộ cuộc sống của bạn với 24 giờ/ngày.
Để thành công trong chứng khoán, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và tâm trí.
7. Kinh doanh quỹ phòng hộ giống sự tích lũy
Ý tưởng cơ bản là một khi một người hoặc doanh nghiệp đạt được một lợi thế nhỏ so những người khác, lợi thế theo thời gian sẽ thành một lợi thế ngày càng lớn.
8. Đừng để báo chí ảnh hưởng đến bạn
Ông đã từng lên trang bìa 1 tạp chí danh tiếng, nhưng rồi 3 năm sau cũng chính tác giả đưa ông lên viết những lời nói xấu về ông. Ông cho nó là điều tốt đánh vào lòng tự ái của mình – khi ta ở mức cao và thấp theo quan điểm của báo chí, nhưng nó không phải là vấn đề, đừng để nó ảnh hưởng đến bạn
9. Sẵn sàng trả lại tiền cho cổ đông nếu không tìm được cổ phiếu thỏa điều kiện
Tháng 3/2000 ông đã trả lại tiền cho cổ đông khi không tìm được cổ phiếu đáp ứng tiêu chí của mình; điều này rất tương đồng với Warren Buffett năm 1969 khi thanh lý danh mục đầu tư của mình
10. Tiếp xúc cổ phiếu sớm nhất có thể
Lúc 6 tuổi, bố mẹ đi chơi xa và ông ở cùng 1 người dì và dì ông cho xem giấy sở hữu cổ phiếu United Corp, được giao dịch trên Big Board và bán với giá khoảng 1,25 đô la. Ông nghĩ ông có thể tiết kiệm tiền để mua nó và nó kích thích sự quan tâm của ông với thị trường chứng khoán.
Điều này giống Warren Buffett: Buffet tin rằng việc một người sẽ thành công trong kinh doanh hay không, phụ thuộc nhiều họ có bán nước chanh khi còn nhỏ hơn là chờ đến khi vào đại học.
Nguyễn Hữu Ngọ – Đào tạo chứng khoán và quản lý quỹ Happy-Fund.
Đọc thêm:
- Tập hợp các lá thư gửi cổ đông của quỹ Happy Fund.
- Tặng bạn 100 cuốn sách về chứng khoán
- 7 Câu nói vô cùng giá trị về đầu tư của Warren Buffett
- Dự báo thị trường chứng khoán – Điều công ty chứng khoán không bao giờ nói với bạn
- Bản chất con người trong thị trường chứng khoán
- Charlie Munger là ai? Bi kịch cuộc đời và ý chí vươn lên thành huyền thoại sống
Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY