Tác hại của việc đọc báo & CUỘC CHIẾN 6 năm của tôi!

Chắc cách đây 5-6 năm, Ngọ đã nhen nhóm một cuộc chiến trong thời đại 4.0, đó là hạn chế và không đọc tin tức. 

Đó là một cuộc khởi nghĩa thật sự giữa bản ngã của Ngọ và một trong những thứ nguy hại bậc nhất thế giới, đó là tin tức

Bởi Ngọ hiểu được tác hại của việc đọc báo, bao gồm cả mạng xã hội!

Tin tức là thứ nguy hại bậc nhất thế giới ư?”, có thể bạn không cho là vậy.

Nhưng nếu bạn kiên nhẫn và một tâm thế cởi mở; Ngọ sẽ chia sẻ lý do khi đa số vẫn chứ cắm đầu vào đọc tin tức, facebook thì Ngọ lại tạo cho mình một cuộc khởi nghĩa cho riêng mình: Không đọc tin tức.

Với một người kiếm tiền từ các hoạt động online, điều bắt buộc là Ngọ cần xài laptop và smartphone, nhưng nó cũng dễ dàng khiến Ngọ rơi vào cái bẫy đọc tin tức

Thêm vào nữa, Ngọ khá rảnh rỗi, chắc trung bình điều đáng làm tầm 2h-4h/ngày, thậm chí ít hơn, nên Ngọ có khi lấp đầy khoảng thời gian trống bằng cách: ĐỌC và sập bẫy đọc tin tức!

Đến bây giờ, dù có thể thời gian dành cho việc đọc tin tức, youtube, facebook của Ngọ ít hơn so với đa số người Việt. Tuy nhiên, Ngọ phải thừa nhận là Ngọ đã thất bại trước tác hại của việc đọc báo.

Đầu tư bền vững & Lợi nhuận vượt trội!

Người ủy thác cho Ngọ đã có mức lãi TRUNG BÌNH MỖI NĂM GẤP 2.5 LẦN so với lợi nhuận kỳ vọng (CAPM). Happy Fund đã có mức lãi 8.5 LẦN trong 9 năm kể từ lúc bắt đầu hoạt động!
Khám phá hoạt động ủy thác hiệu quả này ngay! ⇒ Đọc bài chi tiết

Là một người thích dấn thân, “thành công cần cần giải thích, thất bại không cần biện minh“, thật giáo điều nếu “Ngọ hướng dẫn bạn cách dừng đọc tin tức, mạng xã hội.” Bởi vì Ngọ vẫn chưa chiến thắng trong cuộc khởi nghĩa này.

Ngọ “chưa thành công” trong việc không đọc tin tức, nhưng Ngọ vẫn xác định đây là 1 cuộc chiến của Ngọ! Cuộc chiến nói KHÔNG tin tức và tác hại của việc đọc báo!

Ngọ viết bài viết này, mục đích là truyền động lực, cổ vũ cho Ngọ tiếp tục chiến đấu và tuyên chiến với tin tức: NGỌ NÓI KHÔNG VỚI ĐỌC TIN TỨC!

Chúng ta đang sống trong một thế giới bị bủa vây bởi tin tức, với sự xuất hiện smartphone, laptop thì chúng ta lại thấy cuộc chiến này không hề dễ dàng.

Thậm chí nhiều người nghĩ rằng tin tức cung cấp thông tin và có lợi cho con người. 

Nhưng đến phần tác hại của việc đọc báo mà Ngọ viết ở dưới, bạn sẽ thấy sự thật khác đi rất nhiều.

Thậm chí bây giờ, dù bạn không làm gì, thì tin tức cũng mọc chân ra đi tìm đến bạn mỗi lần bạn cầm vào cái laptop, hay smartphone.

Ngọ định nghĩa thành công với cuộc chiến tin tức, facebook là khi Ngọ dành: “dưới 1 giờ/tuần vào 1 ngày cụ thể (ví dụ thứ 7), cho việc đọc báo hoặc facebook.” Nếu không đáp ứng 2 mệnh đề trên, thì Ngọ vẫn trong cuộc chiến này.

Cuộc chiến này có thể “đỡ” hơn, nếu hiện tại Facebook, Zalo… không là công cụ mang lại tiền cho Ngọ. Hiện tại, Ngọ bắt buộc là vẫn xài Facebook dù rằng Ngọ không muốn.

Tác hại của việc đọc báo

Trong công việc đầu tư của Ngọ, báo chí chưa bao giờ mang lại thông tin, thậm chí có 1 nghiên cứu rằng:

“Những người đọc tin tức thường xuyên, chỉ mang lại một nửa lợi nhuận so với người không đọc tin tức luôn”

Nhưng mở rộng ra, tin tức không chỉ tác hại đến công việc đầu tư, nếu đọc tin tức nó sẽ hại đến chất lượng cuộc sống của Ngọ và của tất cả chúng ta. Và sau đây là những tác hại của việc đọc báo:

1. Lãng phí thời gian

Theo nghiên cứu của Pew Research Center, con người mất tầm 58-96 phút/ngày để đọc tin tức; theo trang afamily.vn trung bình mỗi ngày dành 2,32 giờ/ngày cho việc lên mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram .

Theo nghiên cứu của Yougov năm 2019, trung bình người Việt Nam dành 4 giờ 30 phút cho các nền tảng mạng xã hội. Trong đó đến 1/5 (19%) là xài mạng xã hội hơn 7 tiếng/ngày! (Nhất là giới trẻ)

Với sự phát triển của tiktok, và tăng trưởng hiện nay và sẽ ngày một nhiều hơn nữa.

Mua-hoa-ca-phe-Tay-Nguyen

Thời gian phí phạm ở đây, không chỉ là thời gian đọc báo hay là facebook. Bởi nó còn gồm: thời gian chuyển đổi cho công việc khác, thời gian làm suy giảm sự tập trung.

Tính kỹ lưỡng: Ta sẽ mất tầm 1 tháng mỗi năm cho việc đọc báo.

Còn về mạng xã hội, nhất là giới trẻ, ta tốn trung bình 4h30 phút/ngày, nếu ngủ 7-8 tiếng/ngày thì ta còn lại 16-17 tiếng/ngày (không ngủ).

Ta mất tầm 1/4 thời gian 1 ngày chỉ để lên mạng xã hội, suy ra sẽ mất 4 tháng/năm.

Vậy tổng cộng ta mất tầm 5 tháng/1 năm chỉ để giải quyết vấn đề mang tên internet!

Nếu bạn là người lớn, ít xài internet, mạng xã hội – chúng ta thường có xu hướng nghĩ người ta giống mình. 

Ta có thể tạm lấy con số là 3 tháng trong 1 năm để vào internet với mục đích “giải trí internet, đọc tin tức và lên mạng xã hội”.

Hãy tưởng tượng dành 3 tháng mỗi năm cho gia đình, sở thích, và sự nghiệp. Thật tuyệt vời làm sao!

2. Tin tức là thứ vô ích và cản trở sự hiểu biết của bạn

Thực lòng mà nói, tin tức chẳng giúp ích gì cho những thứ thực sự quan trọng trong cuộc sống của bạn cả. 

Hãy thử điểm lại 2 bài báo trong 10.000 bài báo bạn đọc trong 365 ngày qua (con người có thể đọc 20-30 mẫu tin một ngày ấy, bạn có thể bật phần lịch sử web mình đã đọc lên xem)

Con người thường thích đọc 10-20 bài ngắn hơn là 1 bài dài, thực tế bài ngắn thì thiếu sâu sắc, và hiểu sâu về mặt bản chất so với bài dài. 

Dẫn đến hiểu biết của ta ở mức nông cạn, gọi là tư duy bậc 1, thay vì tư duy bậc 2,3 vì tin tức viết sao cho ta dễ đọc nhất.

doc-bao-thi-khong-hieu-biet-bang-khong-doc-bao
“Tôi xin thêm rằng người nào không bao giờ ngó đến tờ báo thì sẽ hiểu biết hơn những người đọc nó” – Thomas Jefferson (Tổng thống thứ 3 Hoa Kỳ)

Nếu bạn phản biện: Ta phải biết chọn lọc, chỉ xem những gì có ích và gạn lọc; thì hệ quả sai lầm vì ta không ước đoán được giá trị của tin tức. 

Nên những tin thật giả (fake news), tốt xấu cứ vây quanh nên tổng hòa sẽ ÂM.

Bất cứ tin tức nào thật sự nổi trội, nó sẽ tìm mọi cách đến với bạn mà ta không cần đọc tin tức, bởi vô tình những người xung quanh ta đọc. 

Bạn sẽ không bỏ lỡ nhiều điều, mà lại được nhiều điều khác, tổng hòa sẽ là dương.

Ở góc độ kinh tế, thiếu tiền có thể khó sống, chứ không có tin tức chẳng vấn đề gì, thậm chí giúp ta sống tốt hơn.

3. Tin tức ảnh hưởng xấu đến năng lượng, ý chí, sự tập trung và sáng tạo.

Đây là trải nghiệm của bản thân Ngọ – có buổi sáng khi Ngọ bật laptop lên, rồi đọc 1-2 tin tức, vô tình ta cứ cuốn vào các câu chuyển ấy và đọc nhiều mẫu tin khác, cuối cùng khi nhớ lại đã mất 1,5 tiếng đồng hồ.

Rồi cảm giác tụt hứng, trong khi tối qua định viết bài gì rồi. 

Báo chí khi ta sa đà vào, rất dễ lấy năng lượng và động lực của ta, và bào mòn ý chí khiến ta không tập trung vào làm những việc quan trọng.

Báo chí không chỉ khiến ta mất sự tập trung sau khi đọc, mà xét trong lâu dài khả năng tập trung của ta sẽ bị giảm sút và gia tăng sự phân tâm. Trong thời đại dễ bị phân tán, sự tập trung được xem là cả 1 gia tài.

Herbert Simon – Người đạt giải Nobel kinh tế năm 1978 và Giải thưởng Turing – được xem là giải Nobel về máy tính, bạn có thể đọc bài “thỏa mãn vừa đủ” cho biết:

“Có thể nhận thấy tương đối rõ thứ bị thông tin tiêu thụ: Khả năng tập trung của người đọc. Thông tin ào ạt dẫn đến thiếu tập trung.”

Khi ta giảm năng lượng, ý chí và sự tập trung – ta sẽ trì hoãn hành động cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống, vì vậy tin tức tạo sức ỳ và ta trở nên thụ động.

Tin tức thường là dạng mì ăn liền, và cản trở sự hiểu biết sâu của ta. 

Theo tháp nhận thức của đại học Chicago thì có 6 mức nhận thức: “Biết – hiểu – làm –  phân tích – tổng hợp – sáng tạo.” 

Sáng tạo là bậc cao nhất, khi chúng ta bị cản trở bởi tư duy, thì sức sáng tạo của ta sẽ giảm.

4. Tin tức là một gánh xiếc, có cả tin giả, tin của nhà báo hạng 2, tin tức gây thao túng, tạo danh tiếng ảo

Tin tức phần nhiều giống như một gánh xiếc và tạp nham, nhà báo thường kể những câu chuyện cường điệu nhưng lại không quan tâm đến những vấn đề rộng và ý nghĩa. Mục đích của báo chí là khiến ta đọc nhiều bài báo hơn nữa.

Các nghiên cứu ước tính, chúng ta đang ở trong giai đoạn mà hơn 50% nội dung, tên người dùng và số click trên internet là giả (fake). 50% là giả! – Một con số kinh khủng!

Vì vợ Ngọ học bác sĩ, nên Ngọ muốn ví dụ một con số thú vị: “Bệnh nhân chết vì bác sĩ viết chữ xấu, gấp cả nhiều lần so với tai nạn máy bay“.

Theo báo tuổi trẻ, thì năm 2019 thì cứ 5,58 triệu chuyến sẽ có 1 người chết. Năm 2018 số lượng gấp đôi người chết – gấp đôi là tầm 3 triệu chuyến sẽ chết 1 người. 

Số liệu hơi cũ năm 2015 có 36,5 triệu chuyến bay – giả định bây giờ sẽ là 80 triệu và Ngọ giả định 1 triệu chuyến bay sẽ chết 1 người, thì sẽ có 100 người chết/năm vì máy bay!

Theo báo cáo của Viện Y dược, hằng năm chỉ riêng ở Mỹ hơn 7.000 người chết vì bác sĩ viết chữ xấu! (Nguồn 2010 – Đại học quốc gia Hà Nội). Chủ tịch Sunita Dube (tổ chức 100 bác sĩ ở bang Maharashtra Ấn Độ) cho biết: “Do cách viết không rõ để bệnh nhân đọc, số lượng người thiệt mạng ở Ấn Độ và thế giới tăng cao thời gian qua.”

Nếu tính toàn thế giới, có khi số người chết vì bác sĩ viết xấu gấp 500-1000 lần so với tai nạn máy bay! Nhưng nếu bạn đọc tin tức, (giới nhà báo sẽ nghĩ báo chí giúp bạn hiểu về thế giới), thì bạn thấy tin tai nạn máy bay thật kinh khủng, và tràn lan nhưng bác sĩ viết chữ xấu chẳng đề cập gì nhiều

Báo chí với mục đích chỉ khiến ta đọc và đọc nhiều hơn – nhưng tính hữu ích còn thua gánh xiếc ngoài thực tế.

“Không ai biết chuyện gì đang xảy ra. Báo chí ngày này qua ngày khác chỉ giả vờ như họ biết”- Max Frisch (Kiến trúc sư, tiểu thuyết gia, nhà viết kịch, triết gia người Thụy Sĩ)

Ngoài ra, báo chí cũng nhiều tin giả, sốc, sến và cường điệu để bạn đọc nhiều hơn. Trong thế giới tin giả cũng chứa rất nhiều, báo chí khiến ta lệch lạc khỏi những thứ giá trị nhằm mục đích thao túng con người.

Cuộc sống sẽ tốt hơn, nếu ta tiếp cận được những con người viết hạng 1, những nhà báo hạng 1, tuy nhiên đa phần những nhà báo viết là hạng 2, hạng 3 – Ngọ từng được 1 đứa bạn chia sẻ là KPI nó viết là 3 bài/ngày (Chất lượng ở đâu???). 

Báo chí thì ngắn và dễ nghiện, dễ đọc cho bất cứ ai, vì đi theo chiều rộng mà quên rằng người hạng 1 sẽ theo chiều sâu, ít đọc báo thì những người hạng 1 (họ thường viết dài,và thời gian nghiên cứu sâu) sẽ nổi lên.

Theo định luật Pareto 80/20 và hơn hết là định luật Sturgeon: 90% các thứ là rác rưởi, thì báo chí cổ xúy cho những thứ rác rưởi và nhảm nhí.

5. Báo chí gây thay đổi cấu trúc não, hoocmon, stress và khiến ta chết sớm

Não của con người có tầm 100 tỷ tế bào thần kinh, và chúng sẽ biến đổi liên tục theo thời gian, theo chu kỳ tạo thành thành các liên kết nơron mới, và cái cũ mất đi.

Khi đọc nhiều báo chí, thì sẽ kích hoạt vùng hoạt động gạn lọc ngắn gọn và sẽ khiến cho vùng tư duy suy ngẫm sẽ tiêu biến – và khi đó bạn đọc sách cảm giác mệt mỏi hơn kiểu viết tin tức “mì ăn liền”.

Tin tức với những câu chuyện giật gân gây sốc, khiến cơ thể giải phóng hàng loạt glucocorticoid (cortisol), do đó ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và ức chế việc giải phóng các hormone tăng trưởng.

Nói cách khác, cơ thể bạn rơi vào trạng thái stress mãn tính.

Hàm lượng glucocorticoid cao gây suy giảm tiêu hóa, kém phát triển (tế bào, tóc, xương ), thần kinh và dễ bị nhiễm trùng. Các tác dụng phụ tiềm ẩn khác bao gồm sợ hãi, hung hăng, mẫn cảm. 

Và những điều trên sẽ giảm tuổi thọ của con người. Điều này, giống câu nói của Rolf Dobelli: “Tin tức đối với tâm trí như đường đối với cơ thể”.

Tin tức đối với tâm trí như đường đối với cơ thể

Tin-tuc-doi-voi-tam-tri-nhu-duong-doi-voi-co-the
Tin tức đối với tâm trí như đường đối với cơ thể

Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa kỳ, một nửa người trưởng thành có triệu chứng stress do đọc tin tức. 

Ngoài việc báo chí thường chia sẻ những tin tức tiêu cực và tâm lý học hành vi, bạn đọc cuốn tư duy nhanh và chậm: 1 đồng mất đi khiến ta buồn hơn gấp 2,5 lần niềm vui 1 đồng ta nhận được, chúng ta có thiên hướng tiêu cực hơn.

Cuộc đời quá ngắn, và đối với người bình thường – công việc, gia đình, những những vấn đề cá nhân cũng đã đủ stress rồi. Hãy cho phép mình được thả lỏng, và nghỉ ngơi.

6. Báo chí làm sai lệch nhận thức

Người bình thường hay nghĩ báo chí sẽ giúp cung cấp thông tin, nhưng thực tế thông tin thì hạn chế, mà khiến ta sai lệch nhận thức về thế giới sẽ nhiều hơn. Nếu muốn gây sốc, ta có thể nói:

Báo chí khiến con người ngu đi”.

Thành kiến chứng thực: báo chí khiến ta củng cố lỗi thành kiến chứng thực, đây là cha đẻ của mọi tư duy sai lầm. Buffett từng chia sẻ: “Điều mọi người làm giỏi nhất là diễn giải mọi thông tin mới khớp với kết luận ban đầu.” Do đó, ta sẽ sống trong cuộc sống với góc nhìn lệch lạc và méo mó.

Bởi ta chỉ thích đọc những thứ ta tin, mà không nhìn ở góc độ trái ngược. Điều này, khiến tư duy ta vốn méo mó lại càng méo mó hơn nữa!

Thành kiến kể chuyện: Tin tức viết theo mẫu chuyện, dù nó hiếm nhưng lạ và cuốn hút người đọc, bởi ta khao khát những câu chuyện có ý nghĩa và liên kết. 

Một vụ máy bay rơi, một người đi máy bay lần đầu, 1 người đáng lẽ lên máy bay khác những vì lý do ABC đã lên chiếc máy bay xấu số luôn khiến ta tìm đọc và đồng cảm.

Tuy nhiên, chết vì máy bay rơi chỉ bằng 1/500 đến 1/1000 so với chết vì bác sĩ viết chữ xấu, những con số thống kê không thích hợp với báo chí và bộ não. 

Điều đó, khiến ta lệch lạc trong nhận thức rất nhiều.

Thiên kiến nhận thức muộn: Khi sự việc xảy ra, người ta thường giải thích để hợp lý hóa vấn đề để ta cảm giác hợp lý và có lý nhưng thực chất nó sai lầm, vì nghĩ thế giới đơn giản và dễ hiểu. 

Thực tế thế giới phức tạp và khó đoán định hơn nhiều. 

Khi sự việc chưa xảy ra, thì hiếm khi báo chí nói đến, khi xảy ra rồi thì mổ xẻ đủ kiểu, dường như lúc này nói gì cũng đúng, nhưng sai về bản chất.

7. Báo chí khiến bạn sục sôi ý kiến, tạo đồng cảm ảo và cổ vũ cho hành vi tiêu cực.

Ngọ có 1 nhược điểm, là khi đọc Vnexpress, (trang báo Ngọ hay đọc – Ngọ đã từng chia sẻ là KHÔNG đọc báo là cuộc chiến của Ngọ, và nó chưa thành công), Ngọ thích đọc mục bình luận về ý kiến các vấn đề.

Và các vấn đề sẽ luôn là kiểu 9 người 10 ý, và đôi khi Ngọ cũng có ý kiến riêng, dù trong âm thầm; nhưng thực tế đến 9/10 ý kiến của chúng ta là những thứ thừa thãi và nông cạn.

Tự do ngôn luận = Tự do im lặng

Và cũng thừa nhận rằng hầu hết gần như 99%, những thứ ta đọc ta đều không tác động được, gây ra tâm lý ức chế. Sục sôi ý kiến khiến ta sống cuộc đời bất an, trong khi điều an nhiên mới là cần thiết.

Báo chí vì truyền đạt những thông tin câu chuyện sai lệch, nhưng thương tâm sẽ gây ra sự đồng cảm ảo đối với bản thân, và đôi khi ta thấy giá trị.

Với 1 người chết hay 500 người chết bạn thấy đáng thương hơn? Một máy bay rơi khiến ta đồng cảm, nhưng số người chết gấp 500-1000 lần vì bác sĩ chữ xấu thì sao ta không đồng cảm bằng?

Nếu đồng cảm thì hãy giúp đỡ tiền, bạn có thể không đọc tin tức, và đi làm trong thời gian đó và lấy tiền đó giúp người khác, bạn đã làm tốt hơn đại đa số người khác. Và thế giới sẽ cảm ơn bạn vì điều trên!

Báo chí cũng thích đưa tin tiêu cực như scandal, những vụ khủng bố, cãi cọ chỉ vì họ muốn nổi tiếng.

Ví dụ về khủng bố, nhà sử học Israel Yuval Harari: “những kẻ khủng bố là bậc thầy thao túng tư tưởng, chúng giết người thì ít mà lại khiến cả hàng tỉ người sợ hãi và khiếp đảm…”, và truyền thông đưa tin về khủng bố, giống như sự marketing miễn phí, bởi tin khủng bố bao giờ cũng bán chạy hơn tin về bệnh béo phì, hay tác hại của rượu bia.

8. Báo chí khiến bạn mất tiền.

Là một nhà đầu tư và thích kinh tế học, Ngọ khẳng định báo chí khiến bạn mất rất nhiều tiền không đáng có.

Bạn có thể biện minh là bạn đọc báo miễn phí có tốn đồng nào đâu? Nhưng chúng ta logic 1 chút vậy tòa báo sống bằng gì? Nhà báo sống bằng gì?.

Vốn hóa Facebook là 600 tỷ USD (Bằng gần 2 lần GDP toàn bộ Việt Nam), ngoài ra cựu thị trưởng thành phố New York Michael Bloomberg (chủ tờ báo Bloomberg) có tài sản đến 82 tỷ USD (năm 2022), chưa kể tiktok, youtube và nhiều trang web khác.

Dù muốn hay không, khi đọc tin tức bạn sẽ phải chấp nhận xem quảng cáo, và những tin tài trợ mà người ta mua để PR, làm sai lệch nhận thức và kích thích tiêu dùng, giảm tài khoản tiết kiệm của bạn. Nói đúng hơn là khiến bạn mất tiền gián tiếp!

Quay về Việt Nam, những trang báo là không miễn phí! Và trên đời này, không gì là miễn phí cả. Ngọ là nhà đầu tư tài chính, chắc bạn biết đến trang báo Vnexpress.net, ngoisao.net… thì chủ của nó là mã chứng khoán FOC.

Tại thời điểm viết bài này, Ngọ có sở hữu FOC – nhưng lưu ý, Ngọ có thể bán nó bất cứ lúc nào mà không báo trước. 

Và dù bạn có đọc bài này, thì ngoài kia hàng triệu người vẫn đọc báo chí. Và Ngọ cảm ơn những độc giả, kể cả Ngọ đã kiếm tiền cho FOC. Dù bản thân Ngọ tuyên chiến để không đọc báo triệt để!.

Giá trị vốn hóa của hệ thống FOC hiện tại trên sàn là tầm 2000 tỷ đồng, doanh thu khoảng 600-700 tỷ/năm, doanh thu của công ty là chi phí của độc giả!

Nhưng chẳng bằng ông kẹ Facebook, năm 2019 đã mang về gần 300 triệu USD (gần 7000 tỷ đồng) tại thị trường Việt Nam. Ngọ gọi đó là chi phí của độc giả mỗi năm! Chưa kể các nền tảng báo chí, và mạng xã hội khác.

Lưu ý: Tổng doanh thu quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam 2021 là gần 1 tỷ USD! Và đem chia cho số người trưởng thành (lấy 70 triệu người lớn) sẽ là hơn 330.000 đồng/người/năm! Lấy số tiền này chúng ta có thể mua được 2-3 cuốn sách giá trị để đọc.

Đó là chi phí quảng cáo, chưa kể những chi phí mua bán bất chợt và không dự tính trước, bạn mua vì quảng cáo hấp dẫn.

Dù Ngọ đã biết được việc nói không với báo chí cách đây 5-6 năm, nhưng dường như cuộc chiến này không đơn giản.

Ngọ chỉ viết bài này để thêm động lực chiến đấu trong việc không đọc tin tức triệt để,…

Và để có bài viết này, Ngọ lấy cảm hứng từ Nasim Nicholas Taleb (ông là giáo sư, nhà triết học và tác giả cuốn sách Thiên Nga đen), và nguồn tham khảo từ các cuốn sách của Rolf Dobelli.

Đó là những con người đề cao việc không đọc tin tức và kinh nghiệm cá nhân Ngọ.

Cuối cùng, Ngọ khuyến khích việc đọc sách, thực tế 3 tháng đầu 2022, đến khi Ngọ viết bài này, Ngọ đã đọc 14 cuốn.

“Bạn có thể lo lắng rằng nếu chỉ đọc mỗi sách, bạn sẽ “bị tụt lại phía sau.” Nhưng tôi nghĩ bạn sẽ thực sự nhận ra điều ngược lại. Nếu bạn dành hàng giờ và hàng phút mà bạn thường sử dụng để đọc tin tức vào việc đọc những cuốn sách về cùng một chủ đề trong vòng vài tháng thì “tin tức” mà mọi người phát cuồng dường như sẽ trở nên lạ lẫm với bạn. Bạn sẽ thấy thế giới thực sự di chuyển chậm như thế nào. Bạn sẽ nắm được bối cảnh rộng hơn và sự rõ ràng hơn những người khác, và bạn sẽ nhận ra rằng gần như chẳng có gì cần phải biết vào thời điểm nó xảy ra.” – Mark Manson

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

Học chứng khoán từ người thực chiến – Lãi 100 lần trong 25 năm!
Với chiến lược đầu tư thực chiến, bạn có thể gia tăng lợi nhuận 100 lần trong 25 năm. Cam kết 100% bạn biết cách đơn giản để đứng trong TOP 1% đến 5% nhà đầu tư giỏi nhất.

Khám phá phương pháp đầu tư an toàn và vượt trội này! ⇒ Đọc bài chi tiết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!