Thỏa mãn vừa đủ – Từ Nobel đến thế giới thực: Sống hạnh phúc, đầu tư giỏi

Càng nhiều càng tốt – Đó là suy nghĩ của đại đa số mọi người trong cuộc sống. Trong đầu tư, càng nhiều tiêu chí thì càng tốt, càng biết nhiều về kiến thức chứng khoán sẽ làm càng tốt – Trớ trêu thay nó thường dẫn đến kết quả tệ hại.

Đầu tư chứng khoán cần đơn giản hóa các tiêu chí

Nhiều lý do tạo nên thất bại 95/100 nhà đầu tư ở thị trường chứng khoán, nhưng một trong những lý do là họ “phức tạp hóa” vấn đề. Điều này, khiến họ bị rối mù, tẩu hỏa nhập ma rồi đầu tư thua lỗ.

Thoa-man-vua-du-1
Chiến lược đầu tư càng đơn giản thì kiếm tiền càng nhiều

Chiến lược đầu tư càng đơn giản thì càng hiệu quả. Nhưng nhà đầu tư không có ý thức được như vậy, nên họ theo đuổi những thứ nghe thì hay mà làm thì dở. Họ thua lỗ!

Lỗi này có thể là lỗi logic về nhận thức.  Chúng ta thường nghĩ sai lầm rằng: Càng nhiều thông tin thì chúng ta sẽ càng rõ ràng hơn, và hiệu quả hơn.

Nhưng thực tế mối quan hệ đồng biến giữa thông tin và tính hữu ích chỉ đúng khi quá ít thông tin. Khi đạt mức tối ưu, càng thêm thông tin thì ta sẽ rơi vào bẫy thông tin.

“Tôi được nhắc nhở về một nghiên cứu chỉ ra rằng số lượng biến phân tích tăng, thì tỉ lệ thành công giảm; việc này chỉ làm nhà đầu tư gia tăng niềm tin vì họ đã đầu tư nhiều thời gian và công sức mà thôi.  Allan Mecham

Số lượng thông tin và tính hữu ích đồng biến là không nhiều, nó đạt đỉnh ở mức 3-6 thông tin đầu vào.

Chưa kể, ta bị rối loạn giữa thông tin và tạp âm, khi phức tạp lên.

Bạn đọc báo chí hàng ngày, vậy đó là thông tin hay là tạp âm?

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

Những khoản đầu tư tốt nhất không yêu cầu một mô hình tài chính vượt quá 5 biến số – Ira Rothberg

Cẩn thận ngộ nhận giữa tạp âm là thông tin!

Tạp âm và thông tin trong nguyên tắc thỏa mãn vừa đủ?

Khi đi phượt, tôi cần 1 tấm bản đồ để đi, thường thì chỉ cần đường đi từ điểm A đến B, chẳng hạn như đi Cà Mau đến rừng U Minh Thượng, có vô số đường để đến, nếu ta đi đường hẻm, leo lên bờ đê… nhưng thường google map chỉ đề xuất 1-2 đường để đi, và loại bỏ các tạp nhiễu. Khi đó tôi tập trung vào thực hành, đi đến đích và tận hưởng.

Hãy tưởng tượng nếu tôi nắm trong tay 1 tấm bản đồ chi tiết cỡ 1:1 – Tôi cũng sẽ biết đến từng cái ổ gà (đường miền Tây 2020 khá xấu). Tức là tấm bản đồ trùng với thực địa luôn, tôi chẳng thể nào đi đến đích. Một tấm bản đồ chi tiết là vô nghĩa!

Tuy nhiên, hầu hết chúng ta không tư duy theo kiểu càng ít càng tốt, mà thường là càng nhiều càng tốt. Điều đó, khiến ta thua lỗ và phạm sai lầm.

Tạp âm thì càng phổ biến trong thế giới hiện đại với việc phát triển internet.

“Hoàn hảo không phải là cần tăng thêm điều gì, mà là không cần bỏ thêm điều gì nữa”

thoa-man-vua-du-2
Học cách nói KHÔNG quan tâm đến nhiều thứ khác

Herbert Simon – Người đạt giải Nobel kinh tế năm 1978 – là nhà kinh tế học, khoa học chính trị và tâm lý nhận thức, tiên phong trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, khoa học máy tính – ông cũng được nhận giải thưởng danh giá nhất về máy tính: Giải Turing – được xem là giải Nobel về máy tính.

Ông được nhiều người biết đến với “tính hợp lý có giới hạn” và “thỏa mãn”.

Ý tưởng của ông là: Nếu chúng ta tối ưu hóa mọi thứ từng cái nhỏ nhất sẽ tốn một lượng vô hạn thời gian và năng lượng. Nên ta ước chừng những phương án xấp xỉ đường tắt, biết điểm dừng sẽ tốt hơn.

Thỏa mãn vừa đủ = thỏa mãn + vừa đủ

Hãy dừng lại khi đạt được một giải pháp tiệm cận mức thỏa mãn.

Như phân tích trên, ý Herbert Simon. Không cần phải chính xác tuyệt đối. Nhưng nó đủ để ta có 1 mô hình giúp đầu tư tốt hơn, sống hạnh phúc hơn.

Nguyên tắc 80/20 – cách thực hiện để có thỏa mãn vừa đủ

Nguyên tắc 80/20 tức là nguyên tắc Pareto, tức là 20% đầu vào quyết định 80% đầu ra và 80% đầu vào chỉ quyết định 20% kết quả.

Rõ ràng 80% đầu vào gây nhiễu hơn là mang lại lợi ích. 80% có xu hướng là tạp âm hơn là thông tin.

  • Tại sao ngày làm 10h để thu nhập 100 triệu trong khi 2 giờ đã thu nhập 80 triệu?
  • Tại sao ta lại làm 10h để thu nhập 10 triệu,trong khi  làm 2 giờ đã thu nhập 8 triệu?

Nếu ta ý thức được nguyên tắc 80/20 ta có thể mua thời gian rảnh của ta với mức rẻ bèo.

Đẩy lên thêm cho cực độ hơn:

  • Ta mũ 2 nguyên tắc 80/20 – tức là (80%)^2/(20%)^2 thành nguyên tắc 64/4.
  • Ta mũ 3 nguyên tắc 80/20 – tức là (80%)^3/(20%)^3 tức là nguyên tắc 50/1.

Nguyên tắc 50/1, 64/4, 80/20 bản chất là tương tự nhau, nhưng nghe 50/1 nó sang hơn hẳn. Cụ thể 1% những người giàu nhất chiếm 50% tài sản thế giới. Ngược lại 50% tài sản thế giới chỉ chiếm 1%.

Báo cáo tài sản toàn cầu 2018 Global Wealth Report do viện nghiên cứu Credit Suisse Research Institute:

“Trong khi nhóm một nửa dân số trưởng thành nghèo nhất của thế giới chỉ sở hữu chưa đầy 1% tổng tài sản toàn cầu, nhóm 10% người trưởng thành giàu nhất nắm tới 85% tài sản của thế giới. Nhóm 1% giàu nhất đã chiếm tới khoảng một nửa (47%) tổng tài sản của các hộ gia đình trên toàn cầu”

Tất nhiên ta không nên rập khuôn, phải chính xác đến từng con số 80/20, 64/4 hay 50/1, ta nên “thỏa mãn vừa đủ”–tức là “rất ít là rất nhiều” và “rất nhiều là rất ít”.

thoa-man-vua-du-3
Nguyên tắc Pareto 80/20

Tôi có 2 ý tưởng mang tính đối xứng và hỗ trợ nó:

  • 50% đầu vào chỉ chiếm 1% kết quả. Rõ ràng ta hoàn toàn XÓA nó ra khỏi cuộc sống mà chẳng ảnh hưởng gì. Nếu ta đủ năng lực ta có thể xóa bỏ 80% những thứ không đáng, để tập trung vào 20% những gì hữu ích nhất.
  • 1% đầu vào chiếm 50% kết quả. Chỉ cần làm 1 điều đúng, 2 điều đúng bạn đã thay đổi được nửa cuộc đời của bạn. Chỉ 1-2 nguyên nhân khiến 50% những vụ lục đục gia đình. 1-2 điều bạn làm mang lại 50% số tiền cho bạn.

Để lý thuyết không chỉ là lý thuyết suông giáo điều. Tôi muốn ứng dụng vào cuộc sống và công việc của chính bản thân tôi.

Nếu bạn hỏi: Tôi có ứng dụng vào hết trong các vấn đề cuộc sống không? Câu trả lời của tôi là: “Không, tôi không thể và tôi không nên.”

Bởi vì nếu chúng ta tối ưu mọi thứ sẽ tốn một năng lượng vô hạn. Chúng ta chỉ cần ứng dụng nguyên tắc Pareto 80/20, 64/4,  50/1 vào vài vấn đề quan trọng của cuộc sống, tức là cũng lựa chọn ứng dụng nguyên tắc Pareto để lựa chọn số lượng vấn đề.

Ta chỉ cần chọn vài tiêu chí quan trọng cho vài việc quan trọng trong đời sống!

  • Tôi là người sống tối giản: – Tôi có 3 cái áo màu xanh đen, và 1 cái áo khoác. Tất cả vật dụng tôi, đều có thể chứa đủ trong 1 cái balo. Đó là những gì tôi tin là quan trọng. Tôi thấy đó là vật dụng đủ, phần còn lại tôi muốn tận hưởng cuộc đời.
  • Tôi đầu tư chứng khoán như là 1 học sinh tiểu học, đơn giản 1 cách kỳ lạ và cũng hiệu quả 1 cách lạ kỳ.
  • Việc tôi dạy học, cũng rất cô động, trọng tâm, và đơn giản, và được tối ưu hóa nhiều nhất có thể đảm bảo học viên tôi làm được.

Thỏa mãn vừa đủ & nguyên tắc 80/20 trong chứng khoán?

Hầu hết điều tôi nhận thấy, của 95/100 nhà đầu tư thua lỗ thì hoặc là (1) họ ngây thơ hoặc là (2) họ quá rối rắm.

Nếu bạn mới bước vào thị trường chứng khoán (<1 năm), bạn hãy logic là: Bạn có khả năng thua hơn hay thắng so với những người kỳ cựu hơn? Hầu hết đều tự tin một cách ngây thơ, khiến họ thua lỗ.

Sự tự tin quá đáng này, được gọi cái tên khoa học là hiệu ứng Dunning –Kruger. Bạn có thể tìm hiểu hiệu ứng này, cũng như cách khắc phục nó tại đây

thoa-man-vua-du-4
Hiệu ứng Dunning –Kruger: Người không biết thường quá tự tin

Sự ngây thơ, thiếu hiểu biết sẽ bị đào thải. Tuy nhiên còn thêm một mặt của vấn đề là nhà đầu tư trở nên quá rối rắm, phức tạp hóa vấn đề với suy nghĩ sai lầm: “càng nhiều càng tốt”.

Càng nhiều càng tốt, tuy nhiên nguồn lực và nhận thức của chúng ta là có giới hạn. Giống bộ nhớ máy tính, nếu lưu trữ quá mức, không còn không gian để hoạt động, sẽ bị “đơ” và tê liệt đi.

Chúng ta không sở hữu bộ não “siêu trí tuệ”, thêm vào đó con người có tính phi lý trí cũng như thành kiến dẫn đến thiếu thực tế trong thực tế.

Chứng khoán là trò chơi cũng được, là cuộc đấu trí của các nhà đầu tư cũng được – Mà người chơi không phải là người có chỉ số IQ cao nhất, chẳng phải là người IQ160 thắng người IQ130. Ngược lại chứng khoán “bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể làm được”, nó chỉ là “cộng trừ nhân chia”, hay “chứng khoán là Toán lớp 4” – Bạn đọc hiểu về sự đơn giản trong đầu tư TẠI ĐÂY

Liệu ta có cần dao mổ trâu để xẻ thịt chim sẻ? – Do đó, Ngọ đọc sách, dạy học và nhiều năm lăn lộn trên TTCK cho Ngọ có niềm tin: Bạn chỉ cần biết vài điều cốt lõi có thể kiếm được tiền bền vững từ thị trường chứng khoán rồi.

Nếu chúng ta biết “thỏa mãn vừa đủ”, ứng dụng quy tắc 80/20 – 64/4 – 50/1. Thì chúng ta đã kiếm khá nhiều tiền ở thị trường chứng khoán nếu đầu tư trong thời gian lâu dài.

Chỉ có vài điều lõi đơn giản của Toán tiểu học, đã quyết định hơn 50% – 64% -70% thắng lợi ở thị trường chứng khoán.

Cụ thể nếu bạn cần 100 tiêu chí hay thậm chí 1000 tiêu chí đánh giá cổ phiếu. Một con số khó mà ta có thể bao quát được. Nhưng nếu ta chỉ cần sở hữu 1-15 tiêu chí đúng đắn, đã chủ động phần thắng là hơn 50% có chủ đích, thậm chí đến 70%-90% phần thắng.

Phần còn lại phụ thuộc vào yếu tố ngẫu nhiên, may mắn và hên xui. Về lâu dài, tổng hòa các yếu tố may mắn hên xui sẽ là 0. Nếu  tôi chia đều yếu tố may mắn/ xui xẻo theo tỷ lệ 50/50 như quy luật xác suất, khi đó ta có:

  • Nếu ta chủ động thắng là 50%, và hên xui thì 50% – Thì khả năng thắng thua của ta là 75%/25%
  • Nếu ta chủ động thắng là 70%, và hên xui thì 30% – Thì khả năng thắng thua của ta là 85%/15%

Từ đó suy ra, “thỏa mãn vừa đủ” và nguyên tắc 80/20 là bí quyết giúp bạn nhàn hạ, vui vẻ trong quá trình chờ đợi việc “không thể thoát được sự giàu có tất yếu trong tương lai”.

Một nhà đầu tư, chỉ cần hơn trung bình một chút thôi, biết chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được, sẽ không thể nào “thoát được” sự giàu có tất yếu trong tương lai”. Warren Buffett

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!