Cách chọn đúng Warren Buffett, Peter Lynch tiếp theo để ủy thác đầu tư

Tham gia vào quỹ đầu tư chứng khoán, hay ủy thác đầu tư đó cũng là một phương án cho nhà đầu tư cá nhân. Thậm chí là tốt nhất vì được quản lý bởi những người giàu kiến thức, kinh nghiệm, tài năng.

Nếu bắt buộc trả lời câu hỏi: Có nên tham gia vào các quỹ đầu tư hay tự đầu tư hơn? Chỉ chọn 1 trong 2!

Với tư cách là người nhà đầu tư lâu năm. Câu trả lời của Ngọ là: “Nên tham gia vào các quỹ đầu tư hơn là tự mình đầu tư”.

Trong thị trường chứng khoán, có rất nhiều loại hình quỹ đầu tư: quỹ mở, quỹ đóng, quỹ thụ động, quỹ chủ động, quỹ chỉ số, ETF, quỹ đầu tư giá trị, quỹ đầu tư tăng trưởng, quỹ phân tích kỹ thuật, quỹ trái phiếu, quỹ cổ phiếu…

Vậy nên lựa chọn ủy thác đầu tư là không dễ. Nhưng bài này sẽ hướng dẫn cho bạn cụ thể, có gì thắc mắc bạn cứ alo Ngọ (SĐT: 0967.74.6668) hay thông qua Messenger: TẠI ĐÂY

Nên nhớ, TTCK là nơi có rất nhiều điểm trái ngược với tư duy thông thường, đặc biệt khi ta đã bỏ tiền vào chứng khoán.

Khi chưa dính đến tiền, ta có thể nói tham lam là không tốt và không nên được sợ hãi dù bất cứ điều gì. Nhưng khi bước chân vào thị trường chứng khoán thì hầu hết nhà đầu tư đều rất dễ tham lam và sợ hãi.

Sự khác biệt giữa suy nghĩ và thực tế là rất lớn.

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

Giống như chuyện Cây Khế, nếu bạn được mang túi ba gang để lấy vàng. Liệu bạn có biết đủ hay là cố mang cái túi 12 gang?.

Chứng khoán cũng vậy. Lãi suất ngân hàng là 6.5%. Bạn đầu tư chứng khoán với mong mức lãi cao hơn 6.5%. Đối với nhà đầu tư bình thường mức lãi 10-20%/năm là khá tốt, thế nhưng hầu hết nhà đầu tư đều muốn X2 tài khoản mỗi năm.

Thế là… Cái kết câu chuyện “Cây khế” lại bắt đầu!

Chọn một nhà đầu tư để quản lý tiền của mình cũng chẳng khác nào chọn danh mục cổ phiếu để nắm giữ.

Nếu bạn chọn đúng Warren Buffett khi còn trẻ, bạn sẽ trở thành tỷ phú. Bạn đồng hành cùng ông từ khi ông 26 tuổi đến giờ từ thời Buffett Partnership đến Bershire Hahthaway thì: 10.000 USD thành xấp xỉ 5.000.000.000 USD (5 tỷ USD).

Khi bạn đọc sách Buffett làm giàu, bạn sẽ tìm được một người như thế. Dù giờ ông đã chết, khi ấy có số tài sản vài trăm triệu USD  chỉ nhờ ủy thác cho Buffett.

Có lẽ ông đã giàu ngang ngửa với tỷ phú Phạm Nhật Vượng nếu giờ còn sống ấy chứ!

Tất nhiên  để chọn Buffett thì quá khó, tuy nhiên vẫn có rất rất nhiều nhà quản lý quỹ  giỏi khác. Vậy các nhà quản lý quỹ giỏi có đặc điểm chung gì.

Đây là 5 đặc điểm chung hay 5 tiêu chí được đề cập trong cuốn sách Nhà đầu tư thông minh của Benjamin Graham – cha đẻ của đầu tư giá trị:

Đây cũng là cách để chọn đúng những nhà quản lý quỹ đầu tư tốt.

1. Nhà quản lý quỹ đó là những cổ đông lớn nhất.

“Ăn chung cùng mâm thì đó là thứ bạn có thể tin tưởng”.

Nhiều người dạy học mà không dám nhận quản lý quỹ bạn sẽ thấy có vấn đề. Còn người quản lý quỹ mà không đầu tư tiền của mình vào quỹ cũng sẽ tương tự, dễ có vấn đề.

Các quỹ lớn, các nhà QLQ sẽ có ít nhất 1% quỹ; quỹ nhỏ thì nhiều hơn.

2. Chúng rẻ.

Cái nào “tiền nào của nấy” có lẽ đúng, nhưng trong lĩnh vực đầu tư không phải vậy.

Buffett thu phí quản lý là 33% cho phần vượt 6%. Một quỹ bình thường thường lấy phí 2%NAV + 20% lợi nhuận. Khi đó, Buffett chỉ thu được nhiều phí hơn khi mang lại 30% lợi nhuận trên năm. Nếu ít hơn 30% lợi nhuận/năm, quỹ bình thường thu nhiều phí hơn.

Kiếm được 30%/năm trong dài hạn thì bạn là thiên tài chứng khoán, một con số bất khả thi trong dài hạn. Nên rõ ràng Buffett thu phí rẻ hơn rất nhiều.

Những nhà QLQ tốt thường thu quỹ dựa trên thành tích.

Điều thú vị: TTCK càng rẻ, càng hời thì càng đáng tin cậy! Chắc cái này gọi là “đầu tư giá trị”.

3. Chúng dám làm khác.

Peter Lynch mua bất cứ thứ gì có vẻ rẻ. Không quan tâm người ta chỉ trích ông sở hữu 1 tỷ hay 13 tỷ.

Khi người ta nghi ngờ quỹ ông quá lớn để thành công (vì thường tài sản sẽ tỷ lệ nghịch với suất sinh lời), ông quản lý bất chấp thị trường, bất chấp trào lưu, bất chấp tất cả dù họ chửi rủa hay phê bình.

Với 13 tỷ USD vào năm 1990 – lúc ông nghỉ hưu, khi đó quỹ Fidelity Investments là quỹ lớn nhất nhì thế giới đó.

Hoc-chung-khoan-peter-luych

Buffett cũng vậy, họ chỉ trích  “Buffett hết thời” trong cơn bong bóng dotcom.

4. Chúng đóng cửa.

Quỹ tốt nhất khi phát triển đến mức độ nào đó, chúng sẽ đóng cửa với NĐT mới.

Họ không đặt lợi ích của họ trên lợi ích của bạn. Đừng cầu mong chúng ta có thể mua những quỹ nổi tiếng, gương mẫu và thành tích nổi trội.

Ví dụ quỹ T.Rowe Price (cha đẻ đầu tư tăng trưởng), hay nhờ Philip Fisher (tác giả sách: Cổ phếu thường, lợi nhuận phi thường) quản lý – ông chỉ quản lý 12 khách hàng lớn và trung thành.

Dường như phần rất lớn những nhà quản lý quỹ nổi tiếng, đều không nhận thêm nhà đầu tư mới.

5. Chúng không quảng cáo.

Họ không xuất hiện liên tục trên báo chí truyền hình, hay chạy quảng cáo khoe thành tích tỷ suất lợi nhuận số 1 của mình.

Nếu trong lĩnh vực quản lý quỹ, hay dạy học bạn thấy bóng bẩy, trả phí các quảng cáo trên Facebook, Google thì hãy cẩn thận nhé.

Hầu hết sẽ ngược với những gì bạn suy nghĩ, nghe có vẻ nhàm chán, và ngược đời nhưng đó mới là nền tảng để thành công. Đầu tư chứng khoán không phải là công việc dành cho số đông.

Để đầu tư chứng khoán thành công thì hãy biết cách chọn thầy để học chứng khoán và quản lý quỹ thật tốt nhé!

Giờ bạn biết cách chọn một người để ủy thác đầu tư rồi đó nhé! Hãy xem xét Happy-Fund có đủ tiêu chí để bạn chọn chưa nhé! Chào bạn đến với Happy-Fund!

Ngoài ra, bạn nên tham khảo thêm bài: Cách để chọn được quỹ đầu tư tốt nhất Việt Nam? Đây là điều người thầy của Warren Buffett chỉ cho bạn để có thêm thông tin lựa chọn các quỹ thích hợp.

Chúc bạn đầu tư Vui Vẻ – Happy

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

error: Content is protected !!