Điều Bạn Nên Thay Đổi khi VẬT VỜ với chứng khoán?

1 năm trôi qua, rồi 3 năm! Dường như nhiều nhà đầu tư vẫn mắc kẹt trong con đường tìm ra chiến lược đầu tư của mình.

Thử cái này không hiệu quả, thử cái kia không xong! Rồi chúng ta lại đổ lỗi cho ông X, ông Y và cả cái thị trường. Và chỉ có 1 số rất ít, nói là lỗi của tôi.

Ta lừa dối ta, nhưng ta chẳng biết

Doi thay doi khi ta doi doi

Trong Phật Giáo có câu khá hay:

“Đa số người đời làm được ba việc: Dối mình, dối người và bị người dối.”

Thực sự, trước đây Ngọ không hiểu điều này lắm, đặc biệt là dối mình. Nhưng theo thời gian, khi hướng vào hiểu bản thân và hiểu rằng: “Chiến thắng bản thân mới là chiến thắng vinh hiển nhất” – cho nên Ngọ thấy đa phần chúng ta tự lừa dối bản thân!

Thậm chí tự mình lừa mình mà mình cũng chẳng biết!

Thành bại trong chứng khoán có rất nhiều yếu tố. Nhiều người cứ thắng chứng khoán, lại thấy mình tài năng – thật lòng mà nói Ngọ là người thắng chứng khoán (ít nhất 12 năm qua), nhưng Ngọ thấy chứng khoán chỉ là trò con nít, chỉ là Toán lớp 4.

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

Vậy 15 cộng 25 bằng bao nhiêu?

Bạn không thể giải một bài Toán lớp 2 kiểu đó, mà gọi mình là tài năng và thông minh được. Ngọ không có cảm giác mình thông minh trong chứng khoán.

Hôm mùng 3 Tết vừa rồi, Ngọ hơi già, nhưng ngồi giữa những bạn Chuyên Toán ở Quảng Nam, học chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quảng Nam) và Chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) – một số bạn đạt giải quốc gia, quốc tế – thậm chí bạn trẻ còn ghẹo nhau, lần này đừng giống lần trước – bỏ học bổng qua Hoa Kỳ học vì Thất Tình… Ngọ nói thẳng: Ngọ thua mấy bạn đó!

Con người có đặc tính dễ lừa dối bản thân.

Ví dụ: Bạn muốn có nhiều tiền, nhưng thu nhập tầm 10-30 triệu/tháng; thì tự nói bản thân thu nhập vậy cũng đủ sống rồi, quan trọng là gia đình hạnh phúc.

Còn nếu thu nhập 50 triệu-100 triệu/tháng – thì sẽ nói, như vậy là thu nhập cao hơn bạn bè rồi, nhiều người ngoài kia còn phải cày bừa vất vả, mình vậy là ngon rồi!

Cái này Ngọ tạm gọi là ngụy biện chuyển thể sang đối tượng khác. Bạn kiếm 10 triệu cũng được, bạn kiếm 100 triệu cũng được – nhưng đừng đem đối tượng khác ra để mà biện minh!

Nếu bạn thực lòng hài lòng, Ngọ xin chúc mừng! Chẳng có gì phải lăn tăn cả! Nhưng lừa dối bản thân là rất khổ và không tiến bộ.

Trong chứng khoán – Ngọ thấy đa phần mọi người có xu hướng lừa dối bản thân. Ví dụ bạn lướt sóng, bạn nói mình sẽ cắt lỗ ở mức 7%!

Vậy mà khi mua giá 100 khi giá về mức 93; ta sẽ chuyển hướng vì đây là doanh nghiệp tốt, rồi nó sẽ hồi lại thôi!

Rồi cổ phiếu về 80! Giá cổ phiếu đã thấp lắm rồi! Cổ phiếu không thể thấp hơn nữa!

Cổ phiếu về 50 – ta lại thấy doanh nghiệp này đúng là định mệnh (một từ lóng chửi bậy, mà Ngọ mới học được từ 1 đứa trẻ lớp 4  – D*t M*) – rồi bán nó đi!

Chúng ta đã có 1 quá trình tự lừa dối bản thân kéo dài trong chứng khoán!

Tâm lý học trong chứng khoán

Trong nghề có câu:

“Cố tình trồng hoa, hoa không nở – Vô tình lướt sóng, thành cổ đông”.

Ở góc độ tâm lý học:

Hiệu ứng sở hữu: Nếu bạn nắm 1 cổ phiếu này giá 50 ngàn, bạn không bán. Nhưng nếu bạn có 50 ngàn, hỏi mua cổ phiếu này không bạn sẽ không mua! – Dù 2 cái này tương đương là 50 ngàn. (Ta tạm bỏ qua vấn đề biên an toàn nhé)

Nỗi sợ mất mát: Chưa bán là chưa lỗ. Dù thực tế bạn mua giá 100 mà giờ còn 90, thì dù bạn bán hay không bán, thì thực tế bạn đã lỗ 10. Nếu bạn nghĩ cả 2 cũng là tờ tiền, cổ phiếu cũng là tiền, mà tiền cũng là cổ phiếu vì có thể chuyển đổi nhau một cách nhanh chóng – có thể bạn sẽ hành xử khác liền.

Bạn không đáng trách, chẳng ai đáng trách – bởi đó là bản ngã của xã hội con người – thậm chí bắt đầu từ thời tiền sử!

Tại sao một thời gian dài vật vờ ta không thay đổi?

1 năm – 2 năm hoặc 3 năm, thậm chí 5-10 năm nghiên cứu chứng khoán – nào là đường kháng cự hỗ trợ, nào là P/E, nào là đầu tư giá trị, nào là CANSLIM, nào là đường xu hướng, nào là vĩ mô, vi mô, chính trị… Càng thời gian dài, ta càng tích lũy được nhiều hiểu biết về chứng khoán

Nhưng…

Ta lại cứ vật vờ mãi với chứng, vừa mất thời gian, vừa mất tiền!

Chúng ta luôn xem nó là báu vật, thấy nó rất ý nghĩa và quan trọng…

Nhưng tiền lãi đâu? Không có!

Nếu số tiền ấy gửi ngân hàng thôi, đã lãi nhiều hơn. Và thời gian nghiên cứu đó, đi rửa chén bát cũng có tiền rồi!

Khi ai nói đến chứng khoán – chúng ta thao thao bất tuyệt giống như là vẹt; nhưng nếu tiền mà biết lên tiếng – chắc nó sẽ phát ra – Đồ Xạo Ngôn!

Chúng ta rất dễ tự dối mình. Khi đã là nhà đầu tư: Lợi nhuận là quan trọng nhất!

Nếu thứ quan trọng nhất không có thì những cái kiến thức chứng khoán bạn biết ấy chỉ là rác!

Chúng ta bám chấp vào những thứ sai lầm, thì bạn đầu tư đến mấy cũng thất bại.

Khi ta sở hữu kiến thức ấy, và nỗi sợ mất mát – cũng ta càng sẽ khó mà bỏ xuống. Đây là dạng ném lao phải theo lao! Nhiều khi với góc nhìn này, bạn sẽ trở nên 1 người tầm thường!

Buffett từng chia sẻ:

“Khi bạn đang thấy mình ở dưới một cái hố sâu thì điều cần làm là ngừng đào nó.”

Nhiều bạn muốn tìm thầy chứng khoán học: Học tập rất tốt!

Ngọ luôn khuyến khích mỗi học viên hỏi Ngọ và sau này học bất cứ điều gì ai khác cũng nên hỏi:

  • Làm sao thầy biết kiến thức thầy dạy là đúng? Hay đó chỉ là ý kiến cá nhân hoặc lời chém gió?
  • Thầy thực hành những điều đó trong thực chiến bản thân thầy như thế nào? Hoặc thẳng thắn thầy đầu tư có lời hơn Vn-Index không?

Bật mí bạn: 90% giáo viên chứng khoán, chuyên gia, trưởng phòng, giám đốc công ty chứng khoán… đều sẽ chỉ là những nhà đầu tư không hiệu quả!

Có lẽ ở thị trường này, với tư cách 1 người làm dịch vụ chứng khoán – Ngọ là số rất hiếm dám hướng dẫn người khác đặt câu hỏi như vậy. Tất nhiên, là trong đó có hỏi Ngọ!

Trong giáo dục tài chính, nhiều thầy còn vật vờ trong đầu tư, thì làm sao trò không vật vờ được.

Về nguyên lý – có 4 trường hợp:

  • Thầy giỏi – trò giỏi
  • Thầy giỏi – Trò dở
  • Thầy dở – Trò giỏi
  • Thầy dở – Trò dở

Nhưng khi ta bỏ tỷ trọng vào, thì sẽ rất khác nhau. Thầy dở trò sẽ rất khó giỏi!

Ngọ tin 2 câu hỏi trên, có thể khiến những ông thầy khó chịu. Nhưng lại là 2 câu hỏi con bạn, vợ/chồng bạn sẽ cảm ơn bạn, vì bạn sáng suốt!

Tốt khoe và xấu che!

Ngọ từng nghe chuyện 1 người X khởi nghiệp cũng khá thành công trong lĩnh vực dạy Anh Văn, ở 1 tỉnh Y:

Thực tế là:

Học sinh chuyên Toán, rớt đại học năm đầu, năm sau thi lại và đậu, sau ra trường học khóa ngắn hạn ở RMIT.

Ngọ khẳng định, người này giỏi – vì đời có nhiều yếu tố ngẫu nhiên lắm, cá nhân lắm. Vì cuộc đời giống cổ phiếu sẽ có lúc thăng lúc trầm, nhưng dài hạn nó sẽ hội tụ về giá của nó! (Vì một cổ phiếu giá trị 100 nhưng giá là 30; bị định giá thấp; hoặc có người giá chỉ 10 mà định giá đến 100 – thổi phồng!

Nên chúng ta phải phát triển không ngừng, giống như một doanh nghiệp tăng trưởng và có ROE cao!

Người X để thông tin: Học sinh chuyên Toán, đã từng học ở RMIT!

Cho nên đối với những người làm dịch vụ nhất là liên quan đến tài chính họ sẽ không ngây thơ đâu! Cái gì khoe mà sinh ra tiền thì họ làm à! Cái gì che mà sinh ra tiền thì họ sẽ làm à!  – Đó là người thành thật nhé!

Còn những người dối trá thì vứt đi!

Ví dụ một người đang Ủy thác đầu tư, quản lý quỹ họ sẽ nói đây là công việc mình làm. Giống như Ngọ – Ngọ có nhận Ủy thác đầu tư và quản lý quỹ! Nghe cũng là đứa có kiến thức đầu tư liền.

Những cái che mà bạn nên biết:

  • Ông “thầy” không post hoặc nói về lợi nhuận dài hạn của mình, chỉ nói đầu tư phải này nọ, thì 99% ông đó không hiệu quả!
  • Mấy ông chỉ khoe lãi những lần gần nhất, không nói về những gì xảy ra ở quá khứ! Ông đó không hiệu quả!
  • Những ông giảng chứng khoán, nhưng chẳng bao giờ úp hiệu quả đầu tư lên! Ông ấy không hiệu quả!
  • Nói chung, đa số người ta đều muốn khoe nhưng không có mà khoe! (Trừ khi cái khoe đó gây rủi ro cho họ thôi).
  • Ông khoe blogs tôi có 100.000 lượt đọc, hay Youtube tôi có 1000.000 đăng ký – mà chẳng nói hiệu quả đầu tư của mình. Đó là ông đầu tư không hiệu quả!
Dù người im im, họ không nói! Thì họ mua nhà, mua bất động sản, mua đồ đắt tiền, họ du lịch, họ mua xe… (dù cũng có người sẽ đánh bóng), thậm chí họ khiêm tốn nhất cũng thể hiện trong cái phong thái, hay góc nhìn của họ. Chẳng ai khiêm tốn cả chỉ là họ biết cách che, và ta đủ trình độ nhận ra không thôi! – Nassim Nicholas Taleb nói đại ý như vậy.

Một người kiếm tiền từ dịch vụ chứng khoán, như bán sách, bán khóa học, môi giới, làm deal, nhận phí dựa vào tài sản — sẽ khác với một người kiếm tiền từ đầu tư. Nhìn bề ngoài đều có tiền, nhưng rất khác nhau vì nguồn tiền khác nhau.

Còn 1% thì sao? Là ổng đạt lên cái tầm vời vợi rồi!

Đó là Ngọ nói về những người làm dịch vụ tài chính nhé! Chứ có những người đầu tư bình thường, họ thấu hiểu nhiều rắc rối xung quanh, kín cổng cao tường là ngon lành!

Ở chứng khoán có rất nhiều ông nổi tiếng thậm chí có cả 100.000 người hoặc cả triệu người theo dõi!

Nhưng đầu tư không hiệu quả!… Nếu bạn nghiên cứu sâu, bạn có thể liệt kê rất nhiều ông?.

Ngọ cũng phải cố học cách khoe!

Ví dụ: Nếu Ngọ có 1 kênh youtube có 100.000 người đăng ký – Ngọ sẽ giới thiệu như vậy. Nó kích thích hiệu ứng đám đông! Nhưng Ngọ không có kênh như vậy, nên không thể ghi vào!

Ví dụ trong lĩnh vực giáo dục, bạn muốn tìm người thầy có trình độ và thực hành tốt.:

Nói về trình độ tí đi: Nói thẳng Ngọ học không tệ, tốt hơn trung bình xã hội dù lười biếng, nhưng Ngọ thấy bình thường, thậm chí hơi ngại ngùng để nói ra, thấy dị dị xấu hổ.

Bạn có nhớ ở khúc trên, Ngọ thấy chia sẻ một số đứa đạt giải quốc gia, quốc tế… rồi chứ! Tự thấy mình bình thường! – Nhưng bây giờ Ngọ phải tập vượt qua sự xấu hổ bản thân, đó cũng là cái chiến thắng vinh hiển nhất mà. – Ít nhất nếu người ta cùng gu với mình, mình lại có thêm thu nhập, mà lại giúp ích xã hội tốt hơn. (Tránh xa 1 người dở là cơ hội để đến với 1 người giỏi)

Ví dụ Ngọ khoe:

  • Đại Học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh (thấy bình thường) – Bỏ làm luận văn Thạc Sĩ để phát triển CophieuX!
  • Học sinh Chuyên Toán – trường Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Quảng Nam
  • Từng đạt giải Nhất học sinh giỏi môn Vật Lý tỉnh Quảng Nam.
  • Từng đạt giải Nhất giải Toán trên Casio ở TP. Tam Kỳ (Quảng Nam)
  • Từng đạt giải học sinh Giỏi cấp huyện và tỉnh môn Hóa và Toán!

Còn những vấn đề khác:

  • Cuộc sống tối giản + Sống kiểu FIRE Độc Lập Tài Chính & Nghỉ Hưu Sớm – khi mới 31 tuổi 4 tháng!
  • 2 lần đi hết 63/63 tỉnh thành Việt Nam, và dành 3,5 năm để đi du lịch ở Việt Nam và các nước xung quanh.
  • Mỗi năm đọc 20-50 cuốn sách!
  • Ngọ đạt mức lãi 593% (26.76%/năm) – so với 116% (9,6%/năm) của Vn-Index trong 8 năm 2 tháng (khi lấy nghiệp tài chính làm nghề của mình).
  • Thời gian Ngọ chơi, còn nhiều hơn người khác làm việc!

Khoe vậy, thấy “giao diện” nó cũng ngon lành chứ nhỉ?

Vậy cách nào để tốt hơn?

Chúng ta vật vờ trong đầu tư, nhiều khi do tự lừa mình và thiếu tinh tế trong nhận thức.

Giờ nói bỏ tiền ra học (dù là học anh văn, học IT, hay trường ĐH,  học chuyên môn) – thì cũng rất khó với đa số.

Thậm chí nói mua sách để đọc thì cũng quá khó đi – con người thích xài điện thoại đắt tiền để đọc tin tức hơn thà xài điện thoại rẻ tiền và mua sách đọc! Bởi cái ai cũng thấy, còn cái thì phải 1 đoạn đường rất dài.

Cho nên có mẹo:

  • Hãy giữ bên mình một người có tính phản biện cao, đôi khi khiến làm ta đau lòng vì nói trúng tim đen. (Có thể họ là bạn ta, 1 cuốn sách, hoặc 1 người bạn biết trên internet).
  • Tạo cho mình 1 môi trường nhẹ nhàng, để mang tính tư duy sâu. Đôi khi nó khiến ta bình tâm hơn và tư duy.
  • Chơi với người giỏi hơn bạn, tốt hơn bạn. Bạn là trung bình của 5 người bạn hay chơi. Bạn sẽ đưa cuộc đời mình theo hướng tích cực.

Trong chứng khoán, nếu ta thấy chật vật! Hãy dừng đào hố thêm nữa! Đôi khi cần ai đó có tư duy và tính phản biện cao, bẻ khóa những lỗi của bạn. Hoặc dừng lại 1 thời gian, để an yên và nhìn lại chính mình!

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!