5 bài học “kim cương” của nhà đầu tư Benjamin Graham

Benjamin Graham được biết đến là cha đẻ của phương pháp đầu tư giá trị. Ông là tác giả của hai cuốn sách nổi tiếng: Nhà Đầu Tư Thông MinhPhân tích chứng khoán (hiện đã có bản tiếng Việt)

Sau đây Ngọ sẽ chia sẻ 5 bài học mà chúng ta có thể rút ra từ ông. Khi đó chúng ta có thể kiếm tiền bền vững trên thị trường chứng khoán.

  1. Đầu tư thông minh nhất khi nó có tính kinh doanh nhất
  2. Không ai có thể biết trước tương lai
  3. Biên an toàn để bảo vệ bất định
  4. Thị trường thường xuyên vô lý
  5. Cổ phiếu có xu hướng quy về trung bình
Benjamin Graham - cha đẻ của đầu tư giá trị & thầy của Warren Buffett
Benjamin Graham – cha đẻ của đầu tư giá trị & thầy của Warren Buffett

Sau đây là chi tiết của từng bài học mà Benjamin dạy chúng ta:

I. Đầu tư thông minh nhất khi nó có tính kinh doanh nhất

Benjamin Graham nói rằng: “Đầu tư thông minh nhất là khi nó có tính kinh doanh nhất

Về cốt lõi, điều này có nghĩa là cổ phiếu là phần của doanh nghiệp được giao dịch trên thị trường chứng khoán. Vì vậy, giá trị thực của cổ phiếu phụ thuộc vào giá trị của doanh nghiệp. Người sở hữu cổ phiếu đồng nghĩa với việc sở hữu một phần của doanh nghiệp mà cổ phiếu đại diện.

Doanh nghiệp có thể kiếm nhiều tiền hoặc ít tiền, nhưng Benjamin Graham vẫn kiên định:

Về lâu dài cổ phiếu sẽ tăng lên và giảm dựa vào giá trị doanh nghiệp

Ví dụ nếu một doanh nghiệp giành được một hợp đồng lớn thì giá trị cổ phiếu sẽ tăng lên. Hoặc ngược lại khi mất đi một khách hàng lớn, ví dụ cổ phiếu YEG trong vụ youtube, thì giá trị doanh nghiệp ra giảm và giá cổ phiếu sẽ giảm theo.

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

II. Không ai có thể biết trước tương lai

Chúng ta hay nói làm sao mà biết được tương lai! Tuy nhiên trên thị trường chứng khoán, mọi người thường dành thời gian đọc báo cáo tài chính, nghiên cứu vĩ mô, môi trường chính trị để cố gắng hiểu được những gì có thể xảy ra trong tương lai!

Đa số cố gắng tìm hiểu các mô hình nhằm tìm ra một khoản đầu tư đáng giá. Mặc dù nhìn quá khứ, hoặc áp những ý kiến chủ quan để dự đoán tương lai thường gặp không ít rủi ro. Thay vào đó nhà đâu tư cá nhân có thể mua cổ phiếu với Biên an toàn cao.

III. Cần biên an toàn để bảo vệ bất định

Vì tương lai không thể dự đoán được nên ta không thể dựa vào đó để tìm kiếm cổ phiếu.

Việc phán đoán những gì xảy ra trong tương lai thường sai lầm. Thông thường, những sự kiện tiêu cực có thể khiến bạn mù quáng và sẽ ảnh hưởng đến kết quả đầu tư. Thay vì hướng đến tương lai để tìm kiếm lợi nhuận, Graham đề ra biện pháp để giảm thiểu rủi ro là mua một cổ phiếu có biên an toàn cao.

Biên an toàn là một khái niệm nổi tiếng nhất của Benjamin Graham!

Ý tưởng cơ bản là mua cổ phiếu 10 đồng với giá 5 đồng!  

Để hiểu hơn về khái niệm biên an toàn, ta hãy suy nghĩ về xây cây cầu: Cây cầu có gắn biển là tối đa 10 tấn, thì bạn không thể xây dựng một cây cầu chỉ có sức chứa 10 tấn, mà vì tính an toàn bạn phải xây cầu 20 tấn

Nhà đầu tư giá trị tìm kiếm biên an toàn bằng cách mua cổ phiếu thấp hơn đáng kể so với giá trị thực. Nhằm phòng ngừa những sai sót khi đánh giá cổ phiếu và nếu đúng thì khoảng cách của biên an toàn chính là lợi nhuận.

Biên an toàn chỉ tồn tại khi giá cổ phiếu được giao dịch dưới giá trị thực của nó. Để trở thành nhà đầu tư  giá trị giỏi bạn chỉ được phép mua cổ phiếu có biên an toàn đủ lớn!

IV. Thị trường thường xuyên vô lý

Tâm lý con người thường bất ổn và vô định. Do đó thường đưa ra những quyết định sai lầm, tâm lý bản thân – nó trở thành điều trở ngại khi ra quyết định đầu tư.

Tham lam và sợ hãi là những cụm từ được nhắc nhiều nhất trong chứng khoán. Hai trạng thái tâm lý này khiến giá cổ phiếu biến động rất nhanh.

Chỉ cần tin tốt và các chỉ số tài chính tốt có thể đẩy giá cổ phiếu tăng gấp đôi, nhưng khi tin xấu xảy ra có thể khiến giá cổ phiếu giảm đi một nửa. Nhà đầu tư có xu hướng phản ứng thái quá với những sự kiện, tin tức tích cực hoặc tiêu cực là một cách vô lý.

Đôi khi ngài thị trường cảm thấy lạc quan về tương lai của công ty, ông đề nghị mua hoặc bán cổ phiếu với một mức giá vượt xa giá trị thực. Tuy nhiên, vào những ngày khác buồn chán, ông bi quan về triển vọng doanh nghiệp, ông đề nghị mức giá mua lại hoặc bán cổ phần của mình với một con số thấp đến ngạc nhiên.

Bạn không cần phải đồng ý với bất kỳ đề nghị nào của Ngài thị trường. Nhưng bạn có thể tận dụng nhưng sai lầm của ông ta để có những quyết định mua bán hợp lý.

Những NĐT do ảnh hưởng tâm lý thái quá thường sẽ mua ở đỉnh và bán ở đáy. Thị trường là con thú điên, nếu nó đúng cho cả thị trường thì sẽ đúng với cổ phiếu riêng lẻ.

Nên hãy can đảm khi lòng mình cảm giác lo sợ & hãy lo sợ khi mình cảm giác yên tâm.

V. Cổ phiếu có xu hướng đảo ngược về trung bình

Trong ngắn hạn, thị trường là chiếc máy bỏ phiếu, trong dài hạn thị trường là cái máy cân đo.

Do đó về lâu dài, cổ phiếu sẽ theo xu hướng đảo ngược về mức trung bình. Tức là doanh nghiệp khi có lợi nhuận quá cao thì nó sẽ có xu hướng lợi nhuận quy về mức trung bình. Và khi doanh nghiệp có lợi nhuận quá thấp thì nó cũng có lợi nhuận xu hướng quay về trung bình. Điều đó sẽ dẫn đến, mức lợi nhuận cổ phiếu tăng quá cao có thể giảm xuống & ngược lại khi lợi nhuận giảm quá thấp sẽ tăng lên tương ứng với mức tăng thị trường.

Benjamin Graham là nhà đầu tư dài hạn, do đó điều này sẽ thường đúng trong dài hạn nhiều năm nhiều hơn so với ngắn hạn.

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

Cùng đề tài:

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!