Học chứng khoán từ số 0: Ngọ chia sẻ bạn 15 điều này!

Đầu tư cổ phiếu sẽ chẳng dễ dàng, đặc biệt nếu bạn bắt đầu học chứng khoán từ số 0. Nhưng con đường sẽ mượt mà hơn khi bạn đọc xong bài này.

Đầu tư chứng khoán từ con số 0, và con đường học hành vô cùng thú vị. Chứng khoán sẽ mở ra cơ hội lớn để bạn làm giàu và đạt được mục tiêu tài chính của bạn.

Dù bạn đang muốn đầu tư lần đầu tiên hay chỉ đơn giản là tìm cách mở rộng kiến thức về thị trường chứng khoán. Chẳng sao cả!

Thì bài viết này được thiết kế để cung cấp cho bạn thông tin và hướng dẫn cần thiết để thành công. Do đó, Ngọ sẽ cung cấp mọi thứ bạn cần biết về đầu tư để giúp bạn học chứng khoán từ số 0, bao gồm các thuật ngữ chính, chiến lược và nguồn lực để giúp bạn chinh phục nó.

Vì vậy, “nếu bạn sẵn sàng, thì thầy giáo sẽ xuất hiện”, Ngọ sẽ cùng bạn học chứng khoán từ số 0 nhé.

Vì Ngọ đã 2 lần đi hết 63/63 tỉnh thành, bạn không lầm đâu! Và là 1 người chơi chứng khoán X10 tài khoản trong 10 năm qua. Nên hành trình “du hí” của bạn với chứng khoán, sẽ được đích thân Ngọ hướng dẫn.

Bắt đầu lên xe thôi nào!

I. Học chứng khoán từ số 0, đầu tiên phải hiểu cổ phiếu là gì?

Hãy xác định cổ phiếu là gì? Đây là điểm đầu tiên của hành trình học chứng khoán từ số 0, đầy huy hoàng và thú vị.

Để làm nhẹ hơn một thuật ngữ tài chính, và đôi khi là nhiều người chẳng biết cổ phiếu là gì. Ngọ gửi bạn câu chuyện… có 1 chút hư cấu nhé.

Thời 2006-2007, ở đường Nguyễn Công Trứ Quận 1, Hồ Chí Minh – nơi mọi người thường gọi là Phố Wall Việt Nam. Một nơi chứa có nhiều bảng hiệu của công ty chứng khoán – điều này đã thu hút sự chú ý của cậu bé sinh viên tên là Ngộ.

Một ngày nọ, khi đạp chiếc xe đạp trên con phố sầm uất này, Ngộ thấy một nhóm người đang tụ tập quanh một tòa nhà có ghi tấm biển: “Công ty chứng khoán” và ở đằng xa là “Sở giao dịch chứng khoán” – với hình ảnh 2 con bò và gấu đang đánh nhau. Ngộ đã từng nghe thuật ngữ “chứng khoán” trước đây, nhưng không hiểu ý nghĩa nó là gì, hay nó có gì đặc biệt. Vì Ngộ tò mò quá, Ngộ quyết định tìm hiểu.

Ngộ dừng chiếc xe đạp lại ngay ngắn, chạy lại tòa nhà.  Ngộ thấy mọi người điên cuồng viết những tờ giấy và hét lên những con số. Ngộ không hiểu điều gì đang diễn ra, chỉ biết rằng mọi người đang rất phấn khích.

Cảm giác choáng ngợp. Ngộ quyết định lại gần 1 người đàn  anh tầm 33 tuổi, với vẻ ngoài thân thiện, vầng trán cao kiểu đang tư duy vấn đề nào đó. Anh ấy đang quan sát sự ồn ào của mọi người từ bên ngoài, miệng chép lưỡi anh ấy nói: “hưng phấn là hứng phân” – sau này, Ngộ biết người đàn anh ấy biệt danh CophieuX.

“Xin lỗi anh! Ngộ nói – Anh cho em biết chuyện gì đang xảy ra ở đây không?.”

CophieuX mỉm cười và nói: “Được thôi, em trai ơi. Đây là sàn giao dịch chứng khoán. Và mọi người đang mua bán cổ phiếu.”

“Cổ phiếu ạ?” – chàng sinh viên bối rối.

“Đúng rồi!”.  “Cổ phiếu là 1 phần nhỏ quyền sở hữu của một công ty. Khi ai đó mua 1 cổ phiếu, họ trở thành ông chủ của một phần công ty đó”.

Ngộ cuốn hút với điều này. Bởi Ngộ chưa bao giờ nghĩ đến việc sở hữu 1 phần công ty trước đây.

“Vì vậy, nếu em mua cổ phần của một công ty, em điều hành người khác phải làm gì đúng chứ anh? – Ngộ hỏi.

CophieuX cười ha hả: “Không nhé. Với tư cách là đồng sở hữu doanh nghiệp thôi, em có tiếng nói trong cách điều hành của công ty – thông qua đại hội cổ đông. Nếu công ty hoạt động tốt, giá trị cổ phiếu của em sẽ tăng lên, và em bán ra và kiếm lời.”

Mắt Ngộ mở to.  “Chà! Nghe thật hay đó, vậy làm thế nào để em mua cổ phiếu hả anh?”

CophieuX chia sẻ thêm là, Ngộ mua bằng nhiều cách khác nhau, em mua thông qua môi giới, hoặc giao dịch trực tuyến. Nhưng anh Ngọ cũng cảnh báo với cậu sinh viên rằng đầu tư vào thị trường chứng khoán đi kèm với rủi ro, điều quan trọng là cậu phải nghiên cứu và đưa ra quyết định sáng suốt.

Khi cậu sinh viên rời đi, câu ấy luôn nghĩ về ý tưởng sở hữu 1 phần công ty. Cậu ấy quyết định thực hiện một số nghiên cứu, đọc sách và tìm hiểu thêm về thị trường. Sau 10 năm, cậu ấy trở thành 1 nhà đầu tư thông thái, mua và bán cổ phiếu để làm giàu, và đạt các mục tiêu tài chính của mình.

Đó là cách cậu sinh viên, lần đầu hiểu về định nghĩa về cổ phiếu:

Cổ phiếu là 1 phần nhỏ quyền sở hữu công ty, và được mua bán trên thị trường chứng khoán.

Dù bạn mới học chứng khoán từ số 0 thôi, thì qua câu chuyển nhỏ giữa “Ngộ” và “CophieuX”, đơn giản vậy thôi mà bạn đã hiểu: Cổ phiếu là gì rồi đúng chứ?

Ôn bài lại:

Cổ phiếu là 1 phần nhỏ quyền sở hữu của một công ty. Khi ai đó mua 1 cổ phiếu, họ trở thành ông chủ của một phần công ty đó”.

Nếu bạn muốn rõ hơn: Hãy đọc bài Cổ phiếu là gì? 5 đặc điểm lớn

II. Thị trường chứng khoán là gì? Có mấy loại cổ phiếu?

Về cốt lõi, thị trường chứng khoán là nơi giao dịch cổ phiếu. Hay đơn giản gọi là chợ cổ phiếu. Giống như chợ nông sản để mua bán nông sản vậy đó.

Hay mang tính chuyên môn hơn, là nơi nhà đầu tư mua bán quyền sở hữu trong công ty. Giống như mua bán sổ hồng nhà đất vậy đó, sổ hồng là giấy chứng nhận quyền sở hữu bất động sản.

Khi nhà đầu tư mua cổ phiếu, cho phép họ đang nắm giữ một phần lợi nhuận và tài sản công ty. Họ đầu tư cổ phiếu là họ đầu tư vào sự thành công và tăng trưởng trong tương lai của công ty.

Ở Việt Nam có 3 sàn chứng khoán sau: HOSE, HNX, và Upcom. Và bất cứ nước phát triển nào cũng có sàn chứng khoán hết, ở Mỹ có NYSE, NASDAQ. Hay các nước quanh Việt Nam, như Thái Lan, Philipines, Indonesia, Malaysia, Singapore, Trung Quốc, thậm chí Lào và Campuchia đều có sàn chứng khoán.

Thêm đó nữa, thị trường chứng khoán còn phản ánh của nền kinh tế toàn cầu và một quốc gia cụ thể, một cách tương đối.

Khi các công ty phát triển và thịnh vượng, giá cổ phiếu của họ có xu hướng tăng, báo hiệu sự lạc quan về tương lai của nền kinh tế. Ngược lại, khi các công ty gặp khó khăn, giá cổ phiếu của họ giảm, cho thấy sự suy thoái của nền kinh tế.

Đối với các nhà đầu tư mới, thị trường chứng khoán có vẻ rất thú vị. Tuy nhiên, sẽ luôn có người sẵn lòng và những tài nguyên giúp người mới bắt đầu học chứng khoán từ con số không.

Các trang web như CophieuX này, các công ty chứng khoán sẽ giúp bạn hiểu về chứng khoán. Ngoài ra còn có nhiều sách và khóa học trực tuyến về chủ đề đầu tư vào thị trường chứng khoán.

III. Học chứng khoán từ số 0, bạn cần 1 tài khoản chứng khoán:

Mở tài khoản chứng khoán thì hoàn toàn miễn phí, giống như mở tài khoản ngân hàng. Và đặc biệt là mở 100% online. Bạn không tốn phí duy trì gì hết, chẳng mất gì cả.

Nó chỉ thu phí khi bạn giao dịch thôi, gọi là phí môi giới – tầm 0,2% trở lại.

Cái này rất đơn giản: Ngọ đã viết nguyên 1 bài cho bạn rồi, mời bạn đọc tại đây.

Hoc-chung-khoa-tu-so-0
Học chứng khoán từ số 0

IV. Học chứng khoán từ số 0: Phức tạp hay đơn giản?

Chứng khoán nói đơn giản thì đơn giản vô cùng, đến lớp 4 cũng đầu tư được.

“Tất cả kiến thức bạn cần cho thị trường chứng khoán là môn Toán lớp 4” – Peter Lynch

Tôi sử dụng các phép tính hết sức đơn giản: Cộng, Trừ, Nhân, Chia. Và chỉ có vậy!” Francisco Garcia Parames

“Chúng tôi luôn đạt kết quả tốt khi chúng tôi có thể sử dụng toán lớp 6. – Bruce Berkowitz

“Tôi bị thuyết phục chọn cổ phiếu là điều mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể làm được, và tôi đã cố gắng làm nó cho vui và giữ nó cho thật đơn giản.” Shelby Davis Jnr

Nhưng nó phức tạp thì cũng phức tạp vô cùng, nhất là đối với những người học chứng khoán từ số 0. Nhiều người cũng làm nó phức tạp để thể hiện sự chuyên gia của mình. Bởi phức tạp thì người ta mới tin.

Bản thân Ngọ, có thể tóm tắt chứng khoán và hướng dẫn đầu tư chỉ trong 1 tờ A4. Nhưng nếu như vậy liệu bạn có tin? Và liệu bạn sẽ tìm đọc những bài viết của Ngọ. Và mọi người, lại cạnh tranh những ngách nhỏ đáp ứng sự chú ý của bạn, mà người ta gọi là traffic ấy.

V: Học chứng khoán từ số 0: 15 vấn đề cần nghiên cứu

Ai cũng chẳng bắt đầu từ số 0, ngay cả Warren Buffett cũng vậy thôi. Ông bắt đầu chứng khoán từ năm 11 tuổi.

Ngọ mở tài khoản chứng khoán khi Ngọ 20 tuổi. Bạn nghĩ 20 tuổi có biết gì về chứng khoán không? Tất nhiên là không rồi, và Ngọ cũng bắt đầu học chứng khoán từ số 0 như bạn bây giờ.

Nên bạn cũng sẽ đạt level Ngọ bây giờ sau nhiều năm, nếu bạn bắt đầu ngay bây giờ. Ngay và luôn. Tất nhiên, mỗi thời mỗi cái khó riêng.

Cái khó của thời Ngọ là rất ít tài liệu, rất ít sách vở, ít người chỉ dẫn. Đọc sách khi đó là nguồn tư liệu quan trọng nhất của Ngọ và nó mua ở tiệm sách cũ, sau thời kỳ sốt dẻo 2007-2008. Ngọ mua sách ở đường Trần Nhân Tôn (Quận 5, Sài Gòn).

Còn cái khó bây giờ là bạn có quá nhiều thông tin nhiễu loạn, càng ngày càng nhiều, và bạn thấy càng ngày càng phức tạp. Từ youtube, tiktok, website, công ty chứng khoán, báo chí,  quá nhiều và quá nhiều, khiến cho bạn dễ bị loạn, tẩu hỏa nhập ma.

Nhưng bỏ qua cái đó, bạn hãy dành nhiều ngày ra đọc CophieuX thôi, mục lục tại đây – Ngọ tin bạn sẽ tiến bộ nhanh.

Còn bây giờ, để nghiên cứu về chứng khoán, bạn cần hiểu những vấn đề sau:

1. Để học chứng khoán từ số 0: Đầu tiên bạn phải tìm hiểu kiến thức cơ bản

Bước đầu tiên để học chứng khoán từ số 0 là trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về chứng khoán. Điều này bao gồm hiểu thuật ngữ, chiến lược và rủi ro liên quan. Một số thuật ngữ quan trọng nhất cần tìm hiểu bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, quản lý danh mục, định giá cổ phiếu, điểm mua, điểm bán, chốt lời, tâm lý học chứng khoán. Những kiến thức này cũng có viết ở CophieuX

Còn sách bạn có thể vào kho sách online của Ngọ với 100 cuốn tải về đọc. Một trong những cuốn sách kinh điển nhất là: “Nhà đầu tư thông minh” của Benjamin Graham – tương đối khó hiểu với người mới.

Nếu bạn muốn nhanh, và đúng thì có thể học khóa học của Ngọ, một người đã đọc nhiều sách là đánh bại thị trường 10 năm qua.

2. Chọn công ty chứng khoán và mở tài khoản

Để giao dịch chứng khoán bạn cần mở một tài khoản, Ngọ hướng dẫn ở trên rồi. Ở Việt Nam có 70 công ty chứng khoán, có những ưu nhược điểm riêng.

Bạn có thể xem xét công ty chứng khoán dựa vào mức phí hoa hồng, giao diện thân thiện, và cung cấp những cái mục bạn cần.

Ngọ nhớ, Ngọ từng mở đến 8 tài khoản công ty chứng khoán khác nhau. Sau tất cả, khi bạn nhấp vào đường link sau để mở tài khoản, thì bạn sẽ giao dịch cùng công ty với Ngọ.

3.Thiết lập ngân sách đầu tư

Bước tiếp theo trong việc học chứng khoán từ con số 0 là lập ngân sách.

Xác định số tiền bạn sẵn sàng đầu tư vào cổ phiếu, đảm bảo rằng số tiền này bạn chấp nhận nhất đi.

Điều quan trọng là phải hiểu rằng thị trường chứng khoán là không thể đoán trước và không có gì đảm bảo có lợi nhuận 100% khi đầu tư.

Tốt nhất là bắt đầu với một số tiền nhỏ và tăng dần các khoản đầu tư của bạn khi bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm.

4. Nghiên cứu cổ phiếu

Trước khi đầu tư vào bất kỳ cổ phiếu nào, bạn phải nghiên cứu kỹ lưỡng về công ty.

Điều này bao gồm xem báo cáo tài chính, xem xét hoạt động kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của công ty. Xem xét ngành, thị trường, đối thủ cạnh tranh….

Bạn sẽ tìm thấy thông tin này trên trang web của công ty, trang web tin tức tài chính như cafef, vietstock hoặc công ty chứng khoán, nơi bạn mở tài khoản.

Ví dụ: Giả sử bạn quan tâm đến việc đầu tư vào Hòa Phát. Bạn đọc báo cáo tài chính Hòa Phát, xem về doanh thu, lợi nhuận, chi phí, định giá, ngành và sự cạnh tranh, xu hướng thị trường…

Nó cũng phụ thuộc vào chiến lược của bạn. Bạn thích đầu tư dài hạn, nắm cổ phiếu như mua đất để vài năm. Trong khi người khác thì thích nắm ngắn hạn, mua bán cổ phiếu dựa vào sự biến động lên xuống của nó.

Tìm hiểu về 2 hướng này, và những điều đi kèm sẽ giúp bạn xác định cách tiếp cận nào là tốt nhất cho mục tiêu đầu tư của mình.

5. Giám sát các khoản đầu tư của bạn

Điều tiếp theo bạn cần là, giám sát các khoản đầu tư của bạn. Việc giám sát này dựa trên triết lý đầu tư của bạn.

Bạn có thể giám sát chặt chẽ, 1 tuần một lần, hoặc định kỳ 1-3 tháng 1 lần cũng được, nếu bạn lướt sóng có thể tần suất 2 ngày 1 lần là được. Tốt nhất cũng không nên vào xem diễn biến thường xuyên, ảnh hưởng công việc và tâm lý.

Ví dụ: Bạn xem xét cổ phiếu nếu lướt sóng, có chạm điểm cắt lỗ hay chốt lời chưa. Đầu tư dài hạn thì doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn không? Giá đã tăng gấp rưỡi hay hay đôi chưa?

6. Hiểu được rủi ro và quản trị rủi ro.

Ngọ thấy một xu hướng đối với người mới, là muốn giàu nhanh. Thay vì đi theo con đường bền vững.

Vừa thiếu kiến thức, vừa yếu tâm lý, lại muốn giàu to. Vậy thì ai cũng giàu rồi? Chứng khoán không dành cho số đông, người giàu sẽ càng giàu và người nghèo sẽ càng nghèo.

Lưu ý: Chứng khoán luôn có hiện hữu những nguy cơ mất tiền, do thị trường và giá cổ phiếu biến động. Nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, hoạt động công ty…

Có những mẹo sau giúp bạn quản trị rủi ro: Mua đa dạng hóa nhiều mã, nhiều ngành, không được vay mượn, kể cả dùng margin (mượn tiền công ty chứng khoán), nghiên cứu sâu và đầu tư cho kiến thức như đọc sách.

Thực tế Ngọ thấy 1 tâm lý chung, người ta có thể dành cả ngày để nhìn bản điện đọc tin tức, nhưng ít ai dành cả ngày để đọc sách chứng khoán, hoặc những bài viết của CophieuX.

7. Rèn luyện tính kiên nhẫn:

Đầu tư vào cổ phiếu là một trò chơi lâu dài. Đừng hy vọng trở nên giàu có chỉ sau một đêm. Chỉ có giàu chậm chứ không có giàu nhanh.

Điều này rất tuyệt vời, vì hầu hết mọi người muốn giàu nhanh, vì bạn đi theo con đường giàu chậm, bạn sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn.

Tranh nhau đi đường dẫn đến kẹt xe, ta ung dung đi trên con đường làng, cây mát mẻ và hoa cỏ ngát hương.

Tránh đưa ra những quyết định hấp tấp dựa trên những biến động ngắn hạn trên thị trường. Tập trung vào tăng trưởng dài hạn và kiên nhẫn.

Nhớ nhé: Kiên nhẫn, kiên nhẫn, kiên nhẫn!

8. Hiểu về bạn và hiểu về phong cách đầu tư của bạn

Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”! Biết người nhiều khi dễ hơn biết ta, bởi vậy mới có câu: “Chiến thắng vinh hiển nhất là chiến thắng bản thân”.

Do đó, bạn phải hiểu phong cách đầu tư của bạn trước khi đầu tư vào cổ phiếu.

Bạn có phải là nhà đầu tư thận trọng, thích đầu tư ổn định, ít rủi ro.  Hay bạn là nhà đầu tư năng nổ hơn, sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao hơn để có tiềm năng thu được lợi nhuận cao hơn?

Biết phong cách đầu tư của bạn giúp bạn chọn đúng cổ phiếu cho danh mục đầu tư của mình.

9. Giữ kỷ luật, và có nguyên tắc khi đầu tư

Để đầu tư thành công cần tính kỷ luật. Bạn cũng cần có những nguyên tắc “bất khả xâm phạm” khi đầu tư.

Khi không có nguyên tắc, không có kỷ luật, ta sẽ dễ bị các biến động của thị trường ảnh hưởng. Những tin tức xấu, những lời bình luận tiêu cực, khiến chúng ta FOMO (sợ bỏ lỡ cơ hội), và tâm lý bất an.

Những phản ứng cảm xúc như vậy thường dẫn đến những quyết định đầu tư sai lầm và thua lỗ.

10. Học hỏi từ sai lầm bản thân

Sai lầm là không thể tránh khỏi khi đầu tư vào cổ phiếu, nhưng chúng cũng mang đến những cơ hội học hỏi quý giá.

Các nhà đầu tư nên phân tích các quyết định đầu tư của mình, suy nghĩ về những gì đã sai và xác định điều mình làm khác đi trong tương lai.

 “Mọi người đều phạm sai lầm.” Warren Buffett

 “Tôi là một người phạm sai lầm chuyên nghiệp. Một phần ba giao dịch của tôi có thể sai.” Ray Dalio

“Có một cách để tránh sai lầm là không đầu tư – Nhưng đó là sai lầm lớn nhất.” John Templeton

 “Có một số người không thích phạm sai lầm, [nếu vậy] đừng tham gia đầu tư.” Jean-Marie Eveillard

 “Mặc dù chúng tôi chắc chắn sẽ phạm phải một số sai lầm, chúng tôi quyết tâm học hỏi từ mỗi sai lầm đó.” Seth Klarman

11. Học chứng khoán từ số 0: Hiểu về phân tích cơ bản

Phân tích cơ bản là xem xét các yếu tố tài chính và kinh tế của công ty để xác định giá trị và tiềm năng tăng trưởng của nó.

Phân tích này bao gồm kiểm tra báo cáo tài chính, đội ngũ quản lý, xu hướng ngành và lợi thế cạnh tranh. Và sau đó, mua cổ phiếu thấp hơn cái giá hợp lý của nó. Ví dụ ta thấy nó đáng giá 10 đồng, thì ta chỉ mua 7 đồng trở xuống thôi.

Phân tích cơ bản giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt.

Bạn nghiên cứu về phân tích cơ bản tại đây

12. Học chứng khoán từ số 0: Hiểu về Phân tích Kỹ thuật

Phân tích Kỹ thuật tức là xem xét  khối lượng và giá cổ phiếu trong quá khứ để xác định mẫu hình và xu hướng tiếp theo.

Phân tích này giúp các nhà đầu tư xác định thời điểm mua và bán cổ phiếu ngắn hạn.

Mặc dù không phải lúc nào cũng đáng tin cậy, nhưng phân tích kỹ thuật là một công cụ hữu ích cho một số nhà đầu tư.

Bạn nghiên cứu về phân tích kỹ thuật tại đây

13. Chỉ đầu tư vào những gì bạn hiểu

Điều quan trọng là đầu tư vào các công ty và ngành mà bạn hiểu. Chỉ mua những mã như vậy, thì rủi ro mới thấp và lợi nhuận mới cao.

Nếu bạn không hiểu cổ phiếu bất động sản, thì đơn giản là đừng mua nó. Trên thị trường có 1600 công ty, và bạn chỉ cần vài mã để mua thôi.

Đừng đầu tư vào một công ty chỉ vì nó nổi tiếng hoặc vì người khác giới thiệu nó.

Tự nghiên cứu và đưa ra quyết định sáng suốt dựa trên sự hiểu biết của bạn về công ty và ngành của công ty.

14. Sử dụng nhiều nguồn thu thập thông tin cổ phiếu

Từ chính công ty chứng khoán

Khi bạn đăng nhập vào tài khoản mà mình đăng ký trước đó. Bạn sẽ thấy các thông tin về cổ phiếu như các chỉ số tài chính, biểu đồ phân tích kỹ thuật đã tích hợp sẵn.

Công ty Ngọ khuyến khích bạn mở tài khoản cũng có việc thống kê và lọc cổ phiếu khá tốt.

Các trang web tài chính phổ biến

Giờ các trang web tài chính nhiều vô kể, kể cả trả phí lẫn không trả phí. Dù đầu tư chục năm, tuy nhiên thực tế, Ngọ đã thấy THỪA thông tin từ các nguồn miễn phí.

Ngọ thường vào 2 trang web sau để tìm mã cổ phiếu, nó đã quá đủ rồi:

Vào chính trang web công ty mà bạn tìm hiểu.

Ở đây bạn chỉ cần bấm tên lên google và nó sẽ hiện ra. Ví dụ: Bạn bấm công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát nó sẽ ra trang chủ của Hòa Phát.

Google

Bạn muốn biết thông tin gì về công ty bạn cứ google, bạn sẽ thấy nhiều điều thú vị về công ty có trên internet, tuy nhiên tỷ lệ rác cũng khá cao.

15. Học chứng khoán từ số 0: Tìm kiếm sự trợ giúp của người giỏi

Nếu bạn đọc tới đây, Ngọ tin chắc chắn bài viết này có ý nghĩa với bạn. Trong bất cứ  vấn đề nào cũng sẽ có người giỏi và dở. Tất nhiên người dở bao giờ cũng nhiều hơn.

Bạn mới, nhiều khi bạn trầm trồ, người này giỏi quá, người kia xuất sắc quá. Nhưng với tư cách trải qua >10 năm ở thị trường này, và đã đánh bại thị trường.

Thực tế, Ngọ thấy 80-90% những người mọi người nghĩ là giỏi, thật ra là dở. Họ có thể nói giỏi nhưng làm dở, thậm chí đầu tư thua lỗ.

Chỉ tin những người làm được, và chứ không phải người nói hay. Mời bạn đọc 2 bài sau để “soi sáng” hơn, nhận diện người giỏi và dở dưới góc độ khoa học.

CophieuX chỉ bạn cách phát hiện lừa đảo bằng KHOA HỌC

Hiệu ứng Tiến Sĩ FOX: Nhận diện và tránh xa sự hấp dẫn của thầy dỏm

Cuối cùng, nếu bạn muốn 1 người dẫn dắt, vì bạn thấy rằng tự mình nghiên cứu sẽ lâu, và trả giá những sai lầm nào đó. Và thấy kiến thức Ngọ mang lại giá trị hơn tiền, có nên tham khảo khóa học ngay bên dưới.

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

2 thoughts on “Học chứng khoán từ số 0: Ngọ chia sẻ bạn 15 điều này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!