Nguyên lý để bản thân tốt hơn? Chọn cổ phiếu tốt hơn?

Hiệu suất – khoảnh khắc Eureka

Bản thân Ngọ tò mò về nhiều thứ. Ngọ có nguồn lực để đáp ứng sự tò mò này.

Một câu hỏi Ngọ đặt ra cho bản thân: “Không làm mà được nhiều?” hoặc chí ít: “Làm ít mà vẫn được nhiều”?

Yên tâm, là trong đời này, hầu hết mọi người đều muốn thế. Ít làm mà muốn nhận được tiền nhiều, tiêu diêu, tự tại.

Nhưng rất ít người nói ra, vì sợ bị chửi. Cũng ít người đau đáu nó – mang theo nó suốt 1 chặng được dài, để chờ khoảnh khắc Acsimet, với câu nói kinh điển:

Eureka! Eureka! (Tôi đã tìm ra rồi)

Số ít thì sẽ nói: “Không làm mà đòi có ăn, thì chỉ có ăn đầu bùi”.

Nó có góc đúng và nó có góc sai tùy vào vị trí bạn đứng. Trong ngôn ngữ kinh tế học được gọi là: “Hiệu suất”!

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

Còn ở tài chính cá nhân – thì Ngọ gọi đó là: “Nhà giàu kiểu mới” – Mời bạn đọc bài: New Rich – Nhà Giàu Kiểu Mới

Nếu bạn là một nhà đầu tư, hoặc 1 người làm kinh doanh – vị trí dễ đưa ta đến mục tiêu của ta đó là: “Làm siêu ít, mà được siêu nhiều hơn?”, hơn so với dân văn phòng, công sở hoặc hoạt động tay chân nhiều.

Câu hỏi triệu đô

Ngọ cũng tin “Làm ít được nhiều?” là một câu hỏi triệu đô! – Một số người sẵn sàng bỏ tiền ra kha khá để biết được điều đó. Bởi kinh tế học, gọi nó là hiệu suất; mà hiệu suất tức là nó có cách.

Ví dụ:

Thời phong kiến để đi từ Hà Nội, đến Sài Gòn chắc cũng mất cả tháng, vì đường đi và tốc độ của ngựa, thậm chí là đi bộ. Nhưng giờ chỉ ngồi máy bay và mất vài tiếng.

Giờ thì nghe hiển nhiên, nhưng nếu quay lại thời đó, chắc bạn sẽ gọi viễn cảnh: “Hà Nội – Sài Gòn vài tiếng”, là lừa đảo và dối trá liền.

Giống như Nguyễn Trường Tộ nói có loại bóng đèn lật ngược được và rất sáng – và rồi nhận ánh nhìn không thiện cảm của vua quan lúc bấy giờ.

Hay giờ ai đó ở Việt Nam nói: “Họ nghỉ hưu ở tuổi 31” và “2 lần đi hết 63/63 tỉnh Việt Nam trước 32 tuổi” thì bạn sẽ không tin, thậm chí nói thậm chí là quảng cáo, dụ dỗ thôi.

Một trong những điều khó nhất là làm cho mình có 1 tư duy phát triển (Growth mindset), điều này trái ngược với tư duy cố định (Fixed mindset).

Vì Ngọ có một niềm tin là “trên đời này, cái quái gì cũng có thể xảy ra hết”! Điều này, khiến cho Ngọ thấy thú vị và tò mò.

Đầu tư & con người

Ngọ nghĩ chứng khoán cho Ngọ nhiều thứ, và một thứ đó là sự suy tưởng về cuộc sống. Một con người có viễn cảnh tốt hơn, cũng tương đồng như cổ phiếu có viễn cảnh tốt hơn.

du-lich-ly-son-2
Cổng Tò Vò

Chọn cổ phiếu tốt hơn, cũng như chọn người tốt hơn thôi. Cũng giống như nhận diện bạn tiến bộ hơn thôi, so sánh với mức chung những người có những thứ tương đương bạn.

Bởi lẽ, ai cũng sẽ thấy mình tốt hơn. Ví dụ một người 40 tuổi so sánh với người 20 tuổi thì quả thật không công bằng.

Ví dụ, nếu lượng hóa ra:

Người X 40 tuổi, họ ở phân khúc 30% tốt nhất ở hoàn cảnh của họ. Còn người Y 20 tuổi họ ở  phân khúc 10% tốt nhất so với bối cảnh của họ. Dù X giỏi hơn Y => Nhưng tương quan đúng, thì Y được đánh giá tốt hơn.

Đây là sự khác biệt giữa tương đối và tuyệt đối.

Bài học: Mấy người già già bớt dạy đời lại! Sẽ có da thịt cuộc chơi nếu bạn ở TOP 1% và bạn hướng dẫn cho người TOP 10%!

Câu hỏi: Nếu chọn 1 trong 2, bạn thiên hướng chọn cái nào?

  • X (40 tuổi) nên dạy Y (20 tuổi)
  • Hay là Y nên dạy ngược lại X?

Tất nhiên, mỗi người có vòng tròn năng lực riêng. Vì một tiến sĩ về kinh tế, không khám bệnh được so với 1 bác sĩ về y khoa! Điều này chẳng khác nào so sánh bún với bánh mì.

Vì một tiến sĩ về kinh tế, không khám bệnh được so với 1 bác sĩ về y khoa.

Khi bạn có một tư duy phát triển, và cải tiến mình tốt hơn. Nó cũng giống như doanh nghiệp – một pháp nhân đang  có một tư duy và cải tiến doanh nghiệp tốt hơn.

Chúng ta đòi hỏi doanh nghiệp, hay cổ phiếu phải này kia; tuy nhiên chẳng bao giờ đòi hỏi bản thân để tiến bộ.

Dân ta có câu: “Nồi nào úp vung nấy”; “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Nó không chính xác tuyệt đối, nhưng nó có sự tương quan.

Ai đó muốn hiệu suất đầu tư vượt trội, thì bản thân phải để mình vượt trội trong lĩnh vực này so với người khác đã. Rất may ngành này không quá khắc nghiệt về kiến thức, kết quả chỉ gói gọn ở Toán lớp 4 hoặc thấp hơn.

Điều cần của chứng khoán, là hướng tiếp cận đúng, một tinh thần không tham lam, kiên nhẫn, kỷ luật. Cái này mới là khó!

Nguyên lý 80/20 và 50/1

Chúng ta thử liên kết giữa cuộc sống hiệu suất hơn và cổ phiếu hiệu suất hơn, thử nhé.

Ta biết nguyên lý 80/20 – Tức là 20% đầu vào, thì tạo 80% kết quả, còn 80% đầu vào còn lại thì tạo 20% kết quả.

Theo nguyên lý này, bạn chỉ cần làm 2 tiếng một ngày (ngày làm 8 giờ), thì hiệu quả của bạn bằng 80% người khác rồi. Bạn chỉ cần làm 3 giờ đồng hồ là hơn đứt người khác làm 8 giờ rồi.

Nếu level 2 – thì 20% của 20% đầu vào, sẽ tạo 80% của 80% đầu ra. Tức là 4% đầu vào quyết định 64% đầu ra. Hay gọi là nguyên tắc 64/4

Nếu level 3 thì thành nguyên tắc 1/50. Tức là 1% đầu vào quyết định 50% đầu ra.

Hệ quả là bạn làm 15 phút có khi hơn người ta làm 8 giờ! => Bạn thấy ý tưởng thú vị chưa!

Cho nên đây là nguyên lý  làm rất ít nhưng được rất nhiều. Điều này không hề dễ dàng nhé, nhưng bạn nhìn ra xa, sẽ có người thu nhập 1 tỷ/tháng, còn người kiếm 5 triệu/tháng không xong!

Ngọ nói trước – vấn đề này không dễ. Bởi vấn đề thuộc về cả cảm nhận, giác ngộ, môi trường và nhiều thứ khác.

Tất nhiên, chúng ta không cần thiết phải là 1/50 – nhiều khi ta chỉ cần làm ở mức 80/20 là ngon lành rồi!

Thực tế – trên thị trường chứng khoán 20% cổ phiếu thực sự chấp nhận được để ta mua thôi, và nó quyết định đến 80% lợi nhuận rồi.

Bản thân Ngọ tin mạnh mẽ rằng:

Cách an toàn nhất để chọn cổ phiếu tốt hơn, là bản thân ta phải xứng đáng với nó.”

Ví dụ: Người thì lướt web, lên báo đọc linh tinh, vào group nghe phím hàng; mà để mong thành nhà đầu tư xuất sắc thì đừng có mơ. Ngọ biết nhiều người làm thế.

Tuy nhiên, chứng khoán là đấu trí – có người thua thì để có người thắng chứ. Ai cũng thắng hết thì ai sẽ thua?

Nguyên lý 5S

Thực tế Ngọ có rất nhiều nguyên lý để làm và bản thân Ngọ áp dụng. Ví dụ nguyên lý 5S chẳng hạn. Một doanh nghiệp hay con người mà áp dụng nguyên tắc 5S thì doanh nghiệp cũng sẽ tốt hơn:

5S:  Sàng Lọc => Sắp Xếp => Sạch Sẽ => Săn Sóc => Sẵn sàng.

Bạn có thể tự nghiên cứu 5S trên mạng, Ngọ chia sẻ mục quan trọng đó là Sàng Lọc. Sàng lọc cái gì không cần thiết vứt đi!

Trong nhiều thứ, Ngọ làm việc sàng lọc rất tốt. Vì não có giới hạn, vứt cái không cần – não mới trống và mới lấp cái khác vào được, và chạy nhanh hơn, giống ổ cứng máy tính thôi.

=> Bản thân Ngọ là người sống tối giản mà! Vì nguyên lý Sàng lọc và tối giản là giảm được cái gì thì giảm, rõ ràng đầu nhẹ hơn. Cuộc sống đã khó rồi, tại sao cứ ôm thêm.

Tương tự trong cổ phiếu, tại sao lại cứ phức tạp trong đầu tư?!

Trong khi chỉ cần 15 phút/tuần và Toán lớp 4 là thừa. Thực tiễn, để lọt Top 1%-2% giỏi nhất chỉ cần bấy nhiêu là thừa rồi, Ngọ sẵn sàng cam kết với ai khác điều đó.

Tất nhiên còn nhiều nguyên lý khác như Kaizen, ứng dụng lợi thế so sánh… Tất nhiên, để chuyển sang nó sang ứng dụng, bạn cần phải tùy nghi và linh hoạt cho phù hợp với bản thân..

Đối với riêng bản thân, Ngọ sống tốt hơn nhờ tối giản hóa.

Do đó trong đầu tư, Ngọ tin tưởng rằng:

Đầu tư tốt hơn cần đơn giản hóa! – Càng đơn giản, bạn càng kiếm được tiền!

 

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!