Công thức về cách tính giá điều chỉnh cổ phiếu (CỤ THỂ)

 Đây là bài viết thứ 2 trong series bài: Cổ tức – tất tần tật về các vấn đề chi trả cổ tức.

Nội dung bài viết này gồm:

  • Bản chất của “công thức tính giá điều chỉnh khi trả cổ tức”
  • Công thức tính giá điều chỉnh khi trả cổ tức
  • Bốn ví dụ về cách tính giá điều chỉnh khi trả cổ tức

Bài viết cùng chủ đề:

1. Bản chất công thức điều chỉnh giá khi chia cổ tức

Công thức điều chỉnh giá khi chia cổ tức được thực hiện theo Định luật bảo toàn vốn hóa và dòng tiền

Hiểu đơn giản: ở góc độ toán học chia cũng như không chia.

Khi đó, tổng vốn hóa và tiền – trước và sau ngày giao dịch không hưởng quyền là bằng nhau

co-tuc-cach-tinh-gia-dieu-chinh-2

2. Công thức tính giá điều chỉnh khi trả cổ tức

1cong-tinh-gia-dieu-chinh-khi-tra-co-tuc

P’: Giá cổ phiếu sau khi thực hiện quyền (bao gồm cổ tức bằng tiền, cồ phiếu thưởng và cổ phiếu phát hành thêm)

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

P: Giá cổ phiếu trước khi thực hiện quyền

Pa: Giá cổ phiếu phát hành thêm dành cho quyền mua ưu đãi

a: Tỉ lệ cổ phiếu phát hành thêm dành cho quyền mua mua ưu đãi. Đơn vị tính %

b: Tỉ lệ chia cổ phiếu thưởng, trả cổ thức bằng cổ phiếu. Đơn vị tính %

C: Cổ tức bằng tiền.

3. Bốn ví dụ về cách tính giá điều chỉnh khi trả cổ tức

Giá gổ phiếu Vinamilk (mã: VNM) ngày 8/8/2107 là: P = 150.000 VNĐ, Ngày 09/08/2017 là ngày giao dịch không hưởng quyền (Ngày GDKHQ) để trả cổ tức cho cổ phiếu Vinamilk:

Ví dụ 1:  Cách tính giá điều chỉnh khi trả cổ tức bằng tiền mặt

Cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 20%, tương đương với mức nhận 2.000 VNĐ. => C =2.000 đồng

Khi đó, bạn lưu ý định luật bảo toàn vốn hóa và dòng tiền hay áp dụng công thức ta được, nôm na nên nhớ: Về mặt toán học chia cũng như không chia:

P’ = P – C = 150.000 – 2.000 = 148.000 VNĐ (do không có tỷ lệ cổ phiếu phát thêm).

Khi đó 1 CP VNM cũ giá 150.000 VNĐ thành 1 CP VNM sau chia giá 148.000 VNĐ và 2.000 VNĐ tiền cổ tức.

Ví dụ 2: Cách tính giá điều chỉnh khi trả cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng

Cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 100:20 (tức là 20% – hay có 100 CP VNM trước chia sẻ nhận thêm 20 CP VNM sau chia) =>  b = 20%

Thưởng cho cổ đông cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 100: 30 (tức là 30%) => b = 30%

Khi đó, về mặt toán học ta nhớ chia cũng như không chia.

Khi đó 100 CP VNM giá 150.000 VNĐ thì sau khi chia giá ta có giá 150 CP VNM  giá bao nhiêu (150 cổ phiếu này là bằng 100 cổ phiếu gốc, 20 cổ phiếu chia cổ tức (20%) và 30 cổ phiếu thưởng (30%)). Kết quả là 100.000 VNĐ/ CP VNM sau chia.

Áp dụng công thức: P’ =  P / (1 + b) = 150.000 / (1+20% +30%) = 100.000 đồng

Ví dụ 3: Cách tính giá điều chỉnh khi trả cổ tức bằng quyền mua cổ phiếu ưu đãi

Bán ưu đãi, tỷ lệ 5:2 (tương đương mức 2/5 =40%) , với mức giá 60.000 đồng/CP. => Pa =60.000 đồng, a = 40%

Khi đó, về mặt toán học ta nhớ đến chia cũng như không chia.

Ta đặt câu hỏi: 100 CP VNM giá trước ngày GDKHQ là 150.000 VNĐ và 40 CP VNM giá phát hành 60.000 VNĐ giờ thành 140 CP  VNM là bao nhiêu.

P’ = P +(Pa X a)]/ (1 + a) = (150.000 + 60.000 x 40%)/ (1 +40%) = 124.300 đồng.

P/s: Nếu giá phát hành quyền mua cổ phiếu ưu đãi cao hơn thị giá P, thì cổ phiếu đó sẽ không điều chính giá trong ngày giao dịch không hưởng quyền. Đối với NĐT mới có thể thấy vô lý nhưng trên TTCK bạn sẽ thấy trường hợp này xảy ra là bình thường.

Ví dụ 4: Cách tính giá điều chỉnh khi trả cổ tức tổng quát

Cổ tức bằng tiền: 20% (tương đương với 2.000 VNĐ) => C = 2.000

Cổ tức bằng cổ phiếu: 100:20 (tương đương 20%) => b = 20%

Thưởng bằng cổ phiếu: 100:30 (tương đương 30%) => b = 30%

Quyền mua cổ phiếu ưu đãi 5:2 (tương đương 40%) giá 60.000 VNĐ)

Áp dụng:

P’ = (P + Pa x a – C)/ (1 + a + b) = (150.000 + 60.000 x 40% – 2.000) / (1 + 40% + 20% + 30%) = 90.500 đồng.

Đọc thêm:

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

error: Content is protected !!