Đường RSI là gì? 3 cách sử dụng RSI năm 2023 kèm ví dụ thực chiến

Hiểu đúng đường RSI là gì, cách mua bán dựa vào RSI sẽ tạo lợi thế cạnh tranh không nhỏ – cho NĐT tham gia thị trường chứng khoán hoặc các thị trường tài chính khác như vàng, crypto và forex.

Tuy nhiên, không phải NĐT nào cũng có sự hiểu biết đầy đủ về chỉ báo RSI. Thậm chí nhiều NĐT hiểu sai nó, nên đa phần NĐT đều thua lỗ trên TTCK.

Qua bài viết này, Ngọ sẽ giúp bạn hiểu được đường RSI, bản chất nó là gì; cách sử dụng RSI trong chứng khoán.

I. Đường RSI là gì ?

Đường RSI: tiếng Anh là Relative Strength Index – Chỉ số sức mạnh tương đối.

RSI là chỉ báo động lượng đo lường sức mạnh của giá, nói cách khác là mức độ thay đổi giá gần đây. Đánh giá việc mua quá mức hoặc bán quá mức ở một mức giá của 1 cổ phiếu.

Đường RSI là phát minh của J.Welles Wilder năm 1978 trong cuốn sách “New Concepts in Technical Trading Systems”.

Đây là chỉ báo phân tích kỹ thuật được nhiều NĐT Việt Nam sử dụng. RSI được hiển thị dưới dạng biểu đồ giao động từ 0 đến 100.

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

chi-bao-rsi-la-gi
RSI là gì?

II. Cách tính RSI là gì?

Ta có công thức :

RSI = 100-[100/1+RS)]

Trong đó:

  • RS = tổng tăng/tổng giảm hoặc RS = trung bình tăng/trung bình giảm.
  • RSI: thường được tính dựa vào giá đóng cửa 14 ngày gần nhất, nên cũng gọi là đường RSI 14.

Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ 4.0, việc tính toán đường RSI là không cần thiết, đường RSI đã có máy tính lo, bạn chỉ đọc đúng và tiến hành giao dịch là đủ

III. Vùng quá mua, vùng quá bán là gì? Cách sử dụng đường RSI

Dù đường RSI chuyển động qua lại giữa 2 mức: 0 và 100. Tuy nhiên có 2 khu vực chính khi sử dụng đường RSI là: Vùng quá mua & Vùng quá bán.

  • Vùng quá mua (overbought): Khi đường RSI vượt ngưỡng 70, lúc này tín hiệu đường RSI cho thấy nhà đầu tư là muốn mua quá nhiều, đẩy vượt quá xa so với ngưỡng cân bằng.
  • Vùng quá bán (oversold): Khi đường RSI dưới ngưỡng 30, lúc này đường RSI cho thấy nhà đầu tư bán quá nhiều, đẩy giá quá thấp so với ngưỡng cân bằng.
Bài viết RSI là gì
Hiểu về vùng quá mua & vùng quá bán của đường RSI

Khi mức giá cổ phiếu ở vùng quá mua hoặc quá bán, thì khả năng cổ phiếu sẽ điều chỉnh để có một mức giá phù hợp và cân bằng.

Nếu cổ phiếu đạt mức quá mua liên tục và duy trì trên 70, đó thường là cổ phiếu đang giai đoạn tăng mạnh, thì mức điều chỉnh 70 sẽ lên thành 80.

Lưu ý thêm: Trong các xu hướng mạnh, chỉ báo RSI có thể ở trạng thái quá mua hoặc quá bán trong thời gian dài.

Tuy nhiên, nhìn chung:

  • Tín hiệu bán: Khi giá cổ phiếu ở vùng quá mua, và đường RSI rớt dưới ngưỡng 70, bởi đó là dấu hiệu giá cổ phiếu có khả năng giảm lớn hơn lớn hơn khả năng tăng giá.
  • Tín hiệu mua: Khi giá cổ phiếu ở vùng quá bán, và đường RSI vượt qua ngưỡng 30, bởi đó là dấu hiệu giá cổ phiếu có khả năng tăng giá lớn hơn khả năng giảm giá.

Lưu ý:

Trong một thị trường tăng giá mạnh hoặc uptrend, đường RSI có xu hướng duy trì trong phạm vi từ 40 đến 90. Khi đó vùng 40-50 đóng vai trò là vùng hỗ trợ.

Ngược lại, trong 1 xu hướng giảm mạnh hay downtrend, đường RSI có xu hướng ở phạm vi từ 10-60, khi đó vùng 50-60 đóng vai trò là ngưỡng kháng cự.

IV. Những vai trò, ý nghĩa khác của đường RSI là gì?

Ngoài việc xác định tín hiệu mua/bán, ý nghĩa đường RSI còn thể hiện xác ở 2 tiêu chí:

  • Xác định xu hướng giá tương lai.
  • Xác định tính phân kỳ, hội tụ của giá

Cụ thể:

1.Xác định xu hướng giá tương lai.

Đường RSI có thể thể hiện dự báo xu hướng tương lai của thị trường, theo 2 cách:

Xu hướng tăng giá khi:  (1) Đường RSI vượt ngưỡng 50 theo hướng từ dưới lên hoặc (2) Khi đường RSI nằm ở vùng 45-55 và đường RSI vượt trên vùng 55

Xu hướng giảm giá khi: (1) Đường RSI vượt ngưỡng 50 theo hướng từ trên xuống hoặc (2) Khi đường RSI ở vùng 45-55 và đường RSI vượt dưới ngưỡng 45

2. Xác định tính phân kỳ, hội tụ của giá

Phân kỳ hội tụ giá với RSI cũng là cách xác định xu hướng, giống chỉ báo phân kỳ hội tụ đường MACD.

Sự phân kỳ của RSI và giá, báo hiệu một xu hướng chuẩn bị kết thúc, và giá sẽ đảo chiều từ tăng qua giảm.

Khi phân kỳ ta nối đỉnh – đỉnh, hoặc đáy – đáy của giá & nối đỉnh – đỉnh,hoặc đáy – đáy của đường RSI, ta thấy chúng di chuyển ngược chiều nhau.

Ta thấy rõ sự phân kỳ ở ví dụ cổ phiếu Vietcombank (VCB) như hình bên dưới.

Ảnh 2 - Sự phân kỳ đường RSI là gì
Sự phân kỳ giữa đường giá và đường RSI

Sự phân kỳ đường RSI và giá của VCB, báo hiệu xu hướng đảo chiều từ tăng qua giảm.

Ngược lại:

Sự hội tụ của RSI và giá, báo hiệu một xu hướng chuẩn bị kết thúc, và giá sẽ đảo chiều từ giảm qua tăng.

Khi phân kỳ ta nối đỉnh – đỉnh, hoặc đáy – đáy của giá & nối đỉnh – đỉnh,hoặc đáy – đáy của đường RSI, ta thấy chúng di chuyển lại gần nhau.

Bạn xem ví dụ ở dưới cổ phiếu VNM, khi Ngọ minh họa cách sử dụng đường RSI để mua cổ phiếu VNM

Điều này tương tự như sự phân kỳ – hội tụ của đường MACD ( tìm hiểu tại đây). Nên nhiều NĐT cũng kết hợp sử dụng đường RSI và đường MACD.

V. Thực chiến sử dụng đường RSI để phân tích cổ phiếu VNM

Ảnh 3: đường RSI là gì? RSI hội tụ với đường giá
Đường RSI và đường giá hội tụ, báo hiệu cổ phiếu VNM đảo chiều từ giảm sang tăng

Phân tích đường RSI:

Nhìn vào 2 đoạn thẳng màu đỏ: Ta thấy giá cổ phiếu VNM điều chỉnh giảm và đường RSI cũng có xu hướng giảm theo. Thường thi đường RSI và đường giá sẽ di chuyển cùng chiều với nhau, nên điều này là hợp lý.

Tuy nhiên chúng ta chú ý: 2 đoạn màu xanh lá, ta nhận thấy: Giá VNM vẫn tiếp tục giảm xuống, tuy nhiên đường RSI có xu hướng tăng lên.

2 đường màu xanh thể hiện tính hội tụ của đường giá và đường RSI, chúng có xu hướng lại gần nhau. Báo hiệu khả năng đảo chiều từ giảm qua tăng.

Dù ở hình elip ở đường giá, xu hướng giá vẫn chưa rõ ràng; tuy nhiên hình elip ở đường RSI, thể hiện thời điểm đường RSI cắt đường xu hướng giảm của chính nó, báo hiệu xu hướng giảm giá cổ phiếu sắp kết thúc và xu hướng tăng giá bắt đầu.

Trên đồ thị trên, thì giá cổ phiếu VNM đã tăng trở lại và đường RSI cũng tăng lên.

Bây giờ bạn đã hiểu đường RSI là gì rồi đấy, không những vậy mà bạn còn biết cách sử dụng RSI hiệu quả. Tuy nhiên RSI cũng chỉ là 1 chỉ báo, bạn cần kết hợp với các chỉ báo khác để tăng tính chiến đấu cao nhất.

  1. Sóng elliott
  2. Xu hướng
  3. Bollinger Bands
  4. Đường MA
  5. Khối lượng giao dịch
  6. Ngưỡng kháng cự và hỗ trợ

Tuy nhiên, những kiến thức ở CophieuX.com là những kiến thức cơ bản nhất; để đầu tư hiệu quả và kiếm tiền tốt hơn, bạn tham gia khóa học nâng cao toàn diện của Ngọ, khóa học này đã được Ngọ đơn giản hóa và lựa chọn những tinh túy nhất của chứng khoán dạy bạn.

Cảm ơn bạn đã đọc và ủng hộ Ngọ suốt thời gian qua. Ngọ chúc bạn sẽ mua bán cổ phiếu thành công. 

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!