Bẫy thu nhập trung bình Việt Nam & Cách THOÁT bẫy!

Chính bạn! Không ai khác! Liệu có dính bẫy thu nhập trung bình ở Việt Nam hay chưa? Nước ta đang trong giai đoạn nào? Bài viết này sẽ chia sẻ điều đó, không chỉ vĩ mô mà còn góc độ cá nhân thu nhập của mỗi người.

Vì Ngọ tin rằng, những kiến thức tài chính kinh tế học không chỉ đơn thuần áp dụng cho kinh tế học, mà ta có thể liên đới đến phát triển cá nhân.

Bẫy thu nhập trung bình là một khái niệm về kinh tế vĩ mô. Thường nói về một đất nước khi đạt một ngưỡng nào đó, thì sẽ không thể phát triển tiếp dừng lại và không trở nên giàu có.

Xã hội chung là tổng hòa trung bình của cá nhân, do đó một đất nước chỉ thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình khi phần đông cá nhân đất nước ấy thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình cá nhân.

Bài viết này, Ngọ- CophieuX sẽ bàn về làm rõ các vấn đề về bẫy thu nhập trung bình.

I. Bẫy thu nhập trung bình là gì?

Bẫy thu nhập trung bình là tình huống một nước bị mắc kẹt tại mức thu nhập nhất định với một nguồn lực và lợi thế nhất định mà không thể vượt qua ngưỡng đó để trở nên giàu có.

“Bẫy thu nhập trung bình” là khi một nước đã vượt qua mốc thu nhập thấp (dưới 1.025 USD/người) để trở thành nước có thu nhập trung bình (1.025 – 12.475 USD/người), nhưng bị mắc kẹt ở mức thu nhập này, không thể tiếp tục vươn lên thành nước có thu nhập cao (trên 12.475 USD/người).

Đầu tư bền vững & Lợi nhuận vượt trội!

Người ủy thác cho Ngọ đã có mức lãi TRUNG BÌNH MỖI NĂM GẤP 2.5 LẦN so với lợi nhuận kỳ vọng (CAPM). Happy Fund đã có mức lãi 8.5 LẦN trong 9 năm kể từ lúc bắt đầu hoạt động!
Khám phá hoạt động ủy thác hiệu quả này ngay! ⇒ Đọc bài chi tiết

Do đó, Việt Nam sẽ dính bẫy thu nhập trung bình nếu không trở nên giàu có (12.475 USD/người).

Sự “mắc kẹt” này có các yếu tố như: Lợi thế của lao động giá rẻ và bắt chước công nghệ nước ngoài biến mất; không có ưu thế về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực trình độ cao và kỹ thuật – công nghệ hiện đại.

II.Bẫy thu nhập trung bình cá nhân ở Việt Nam là gì?

Dù không có 1 định nghĩa chính thống về bẫy thu nhập trung bình cá nhân, tuy nhiên Ngọ xin phép dùng Toán, để tính ra:

Một gia đình có 2 con (chưa tham gia lực lượng lao động) ở Việt Nam, tổng cộng thì nếu tổng thu nhập hộ gia đình 4 người:

  • Dưới 95 triệu/năm (Dưới 7,9 triệu/tháng): Là thu nhập thấp.
  • Từ 95 triệu/năm – 1,15 tỷ/năm (Từ 7,9-95 triệu/tháng): Thu nhập trung bình.
  • Thu nhập từ 1,15 tỷ/năm (Từ 95 triệu/tháng): Hộ gia đình thu nhập cao.

Nước Việt Nam đang ở ngưỡng thu nhập trung bình, và nhìn từ phân tích trên đa số hộ gia đình Việt Nam cũng ở mức ngưỡng thu nhập này.

Nếu tổng thu nhập của hộ gia đình (4 người) khi chưa vượt được con số 100 triệu/tháng, thì có thể hộ gia đình đó đang dính bẫy thu nhập trung bình, để đánh giá toàn diện, cần bổ sung các tiêu chuẩn khác, Ngọ sẽ bàn bên dưới!

III. Thực trạng bẫy thu nhập trung bình

Thực trạng thế giới, đa số các quốc gia đạt mức thu nhập trung bình vào năm 1960 vẫn chỉ có thu nhập trung bình vào năm 2008.

Chỉ có 13 quốc gia trong thống kê là thoát được bẫy thu nhập trung bình và trở thành quốc gia có thu nhập cao.

Tại châu Á, chỉ có 5 nước và vùng lãnh thổ thoát được bẫy, đó là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore. Nhiều nước Mỹ Latinh cũng mắc bẫy thu nhập trung bình.

Bay-thu-nhap-trung-binh-la-gi-0422-768x758
Diễn biến thu nhập của các nước qua thời gian

Việt Nam chúng ta đã thoát được bẫy thu nhập thấp, lên mức thu nhập trung bình.

Và khi lên mức cao mới, sẽ đối diện với một cái bẫy mà nhiều quốc gia mắc phải: Bẫy thu nhập trung bình. Vậy diễn biến bẫy thu nhập trung bình Việt Nam như thế nào. Bạn đọc tiếp bên dưới.

IV. Bẫy thu nhập trung bình Việt Nam hiện như thế nào?

Ý kiến Bẫy thu nhập trung bình Việt Nam ĐÃ xảy ra:

Theo GS Kenichi Ohno – Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản – đã khẳng định: ““Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình”

Với 5 dấu hiệu nhận diện sau:

  • Tăng trưởng của Việt Nam chậm lại
  • Năng suất lao động kém;
  • Chuyển dịch cơ cấu ở Việt Nam chỉ mang tính hình thức;
  • Trì trệ trong các chỉ số xếp hạng toàn cầu;
  • Gặp các vấn đề nảy sinh do tăng trưởng.

Dù lời nhận định này đưa ra khá lâu, (tháng 4/2014), tuy nhiên vẫn còn nguyên ý nghĩa của nó cho đến tận ngày nay.

Cụ thể, dù Việt Nam đã vượt qua ngưỡng thu nhập thấp và chuyển qua ngưỡng thu nhập trung bình thấp từ năm 2008, khi vượt 1000 USD.

Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu chỉ xuất khẩu hàng dệt may, da giày, nông sản…

Vì vậy, tăng trưởng của Việt Nam phụ thuộc một phần quan trọng từ nguồn lực bên ngoài, hoặc các lĩnh vực chế tạo công nghệ xuất khẩu thuộc về lĩnh vực FDI.

Việt Nam tăng lương hơn so với năng suất lao động: Năng suất lao động bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 5,8%/năm, giai đoạn 2011-2015 là 4,3%/năm (theo nguồn báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam).

Trong khi giai đoạn 2008-2020, tốc độ tăng lương bình quân tối thiểu là 15.5%/năm (theo báo Người Lao động)

Bên cạnh đó, xếp hạng toàn cầu của Việt Nam chỉ ở mức thấp đến trung bình trong bảng xếp hạng kinh tế thế giới và không có xu hướng cải thiện rõ rệt. Chính vì vậy năng lực cạnh tranh của Việt Nam chưa được cải thiện.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những vấn đề do tăng trưởng gây ra như khoảng cách thu nhập và tài sản; lạm phát; bong bóng chứng khoán và bất động sản, tắc nghẽn giao thông, thiệt hại môi trường, tham nhũng…

Ý kiến Bẫy thu nhập trung bình ở Việt Nam CHƯA diễn ra:

Theo PGS.TS Bùi Tất Thắng, ngoài ý kiến của GS.TS Kenichi Ohno như trên, lại có ý kiến chưa, hay còn quá sớm để kết luận là Việt Nam đã sập bẫy thu nhập trung bình. Vì:

Vì trong dải nước thu nhập trung bình từ 1.000 – 12.000 USD (GDP/người), các nhà nghiên cứu bàn về bẫy thu nhập trung bình thường khảo sát những nước có mức thu nhập 5.000 USD hoặc cao hơn.

Tức là vấn đề bẫy thu nhập trung bình cho đến nay chỉ liên quan đến các nước có mức thu nhập trung bình cao.

Còn Việt Nam hiện đạt mức nhóm thu nhập trung bình thấp (dưới 5000 USD), do đó bẫy thu nhập trung bình ở Việt Nam chưa diễn ra.

Nhưng được cảnh báo rằng, không loại trừ bẫy thu nhập trung bình Việt Nam có thể đến sớm, không phải đợi đến lúc đạt mức các nước có thu nhập trung bình cao, nếu không có những cải cách kinh tế mạnh mẽ hơn nữa.

Nhất là đối với các lĩnh vực then chốt như doanh nghiệp nhà nước và tập đoàn kinh tế, thị trường các yếu tố sản xuất và quá trình hình thành các chính sách lớn.

V. Bẫy thu nhập trung bình cá nhân của người Việt Nam?

Như Ngọ phân tích ở trên, khi thu nhập hộ gia đình 4 người có 2 con ăn học: Từ 95 triệu/năm – 1,15 tỷ/năm (Từ 7,9-95 triệu/tháng) thì được xem là thu nhập trung bình.

Và khi hộ gia đình chúng ta có thu nhập không vượt 100 triệu đồng/tháng – thì chúng ta có nguy cơ thành “ cá nhân người Việt Nam sập bẫy thu nhập trung bình”.

Khi Ngọ nghiên cứu về kinh tế học, Ngọ tin rằng chúng ta có thể chuyển hóa vào tài chính cá nhân – bởi Ngọ tin vào phát triển cá nhân theo kiểu: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.

Do đó, một cá nhân hoàn toàn dễ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, khi dựa vào dấu hiệu sau:

Tuổi tác thấp hay cao? Và so với mức lương

Với một gia đình trẻ 35 tuổi, tổng mức thu nhập là 50 triệu/tháng sẽ nhiều khả năng thoát bẫy thu nhập trung bình nhiều hơn, một gia đình 45-50 tuổi mà tổng mức thu nhập là 60 triệu/tháng.

Khi bạn nhiều tuổi từ 40 trở lên mà thu nhập còn thấp dưới 30 triệu/tháng – khả năng cao bạn dính bẫy thu nhập trung bình.

Hoặc khi bạn 30 tuổi mà thu nhập mới có 10-15 triệu/tháng – trừ khi bạn có mức đột phá lớn, hoặc bạn sẽ có khả năng cao bị bẫy thu nhập trung bình.

Trong bối cảnh tương dương, tuổi tác càng cao thì càng khó thoát bẫy thu nhập trung bình.

Tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân

Nếu bạn làm trong lĩnh vực mang tính ổn định như cơ quan nhà nước, nhân viên văn phòng, hoặc kinh doanh nhỏ… mà tốc độ tăng lương trước giờ bạn chưa cao. Thì khả năng rất cao là bạn đã bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Những bạn hoạt động trong lĩnh vực đòi hỏi nhiều sức người, được tăng lương theo thâm niên hoặc tính tiền lương theo giờ làm việc mà không theo năng lực thì khả năng tăng trưởng thu nhập sẽ thấp.

Điều này, ít nhiều có thể kết luận bạn dễ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Nhưng điều cần thiết để có thể giúp bạn tăng trưởng thu nhập nhanh cần:  thâm dụng về vốn (tức là đầu tư chứng khoán, bất động sản, máy móc) hoặc là hoạt động chất xám (kinh doanh, chuyên gia, sếp), hoặc ứng dụng công nghệ…

VI. Cách thoát bẫy thu nhập trung bình?

Cách thoát bẫy thu nhập trung bình Việt Nam

Để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình cho quy mô cả 1 đất nước Việt Nam là một điều không dễ, Ngọ chỉ chia sẻ về nguyên lý – còn về thực hành, bạn nghiên cứu thêm và đề xuất thêm:

Đổi mới mô hình tăng trưởng: dựa trên tiến bộ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Phân bổ nguồn lực hiệu quả: Phát triển dựa trên lợi thế của đất nước, của mỗi vùng miền.

Đột phá về thể chế: Xây dựng bộ máy quản lý kiến tạo, trong đó phân định rõ vai trò của nhà nước và thị trường. Chuyển từ cơ chế xin cho sang cơ chế thị trường; chuyển từ quan hệ quản lý sang quan hệ khách hàng; chuyển từ tính chất quan liêu sang phục vụ hiệu quả

Chuyển đổi số: Đây là xu hướng đang diễn ra mạnh mẽ tại trên thế giới và là điều ta bắt buộc phải làm để không tụt hậu chứ chưa nói tới việc tận dụng để trở thành một nền kinh tế phát triển.

Cách thoát bẫy trung bình đối với cá nhân người Việt Nam

Ước mơ kiếm được nhiều tiền là ước mơ của nhiều người, nhưng để đạt được thu nhập hộ gia đình trên 100 triệu/tháng là điều số đông mắc kẹt lại.

Bạn muốn:  (1) Gia đình 4 người bạn thu nhập 100 triệu/tháng và gia đình người khác thu nhập 30 triệu/tháng hay (2) Gia đình bạn thu nhập 30 triệu/tháng và hộ gia đình trên toàn đất nước thu nhập 100 triệu/tháng?

Nếu bạn như đa số mọi người muốn vế (1) – muốn thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình trở thành hộ gia đình có thu nhập cao trên 100 triệu/tháng thì phần này sẽ dành cho bạn.

Ngọ thấy: mọi thứ đều luôn dễ dàng ở mức độ biết và nói, nhưng cách làm và thực sự bắt tay vào hành động là khó hơn nhiều. Biết bao giờ nói cũng dễ hơn làm!

Đối với Ngọ, thích nghiên cứu, dấn thân, phượt – thì việc kiếm tiền là một trò chơi thú vị, giống như hoạt động chơi cờ vua, cờ tướng – mục đích của bạn là nâng Elo (Elo: Điểm thể hiện trình độ chơi cờ) để trở thành kỳ thủ chuyên nghiệp.

Là một người đã 2 lần phượt xuyên Việt, thì việc “phượt trong hoạt động kiếm tiền” cũng chẳng khác mấy, 1 hành trình hứng khởi và thi vị.

Dựa vào kinh nghiệm cá nhân Ngọ, và nghiên cứu các tài liệu về cách thoát bẫy trung bình quy mô đất nước. Ngọ muốn chia sẻ với cách thoát bẫy thu nhập trung bình:

  1. Đổi mới mô hình kiếm tiền:

Về kiếm tiền chủ động, sẽ có 2 hoạt động kiếm tiền: (1) Kiếm tiền từ cổ trở xuống – tức là thiên về dùng sức (2) Kiếm tiền từ cổ trở lên – tức là dùng trí tuệ.

Và nếu bạn vẫn cứ kiếm tiền từ cổ trở xuống, bạn sẽ khó mà trở nên giàu có và thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Cách khả thi nhất là dùng trí tuệ.

Ở đây, nói về thay đổi cách tiếp cận thu nhập của bạn. Để có thu nhập cao, cũng cần thời gian cũng không phải ngày một, ngày hai – thậm chí có thể mất 10 năm hoặc lâu hơn. Nhưng thà giàu muộn còn hơn là mãi nghèo.

Vậy để dùng trí tuệ, bạn cần đầu tư cho chất xám. Ở đây gói gọn vào từ HỌC, bạn có thể đọc sách, học khóa học tiếng anh, học về kỹ năng, học về đầu tư chứng khoán, bất động sản, học về quản lý tiền cá nhân, học về công nghệ thông tin.

Lúc đầu bạn có thể vừa làm nghề hiện tại, vừa học và làm thêm nghề mới, kỹ năng mới để phát triển.

  1. Phân bổ nguồn lực hiệu quả và đa dạng hóa nguồn thu nhập

Một hộ gia đình thu nhập cao 100 triệu/tháng trở lên thường sẽ có 2-3 nguồn thu nhập. Chiến lược đối với bạn thu nhập trung bình thấp luôn là tiết kiệm, học và thực hành!

Từ số 0 lên số 1 rất lâu! Nhưng từ số 1 lên số 5, hay số 1 lên 10 sẽ đơn giản hơn nhiều.

Ở Việt Nam, con số tự lực tiết kiệm đầu tiên bạn làm được có thể chỉnh thành 500 triệu – 1 tỷ tùy vùng miền.

Dù cho phải làm thêm giờ, chạy thêm Grab, bằng mọi cách bạn phải tích lũy được 100.000 USD đầu tiên100.000 USD (khoảng 2.3 tỷ đồngđầu tiên là khó khăn nhất… Sau đó bạn có thể thả lỏng một chút.” Tỷ phú đầu tư Charlie Munger

Về Mô hình tăng trưởng cần 3 yếu tố thúc đẩy:

  • Thâm dụng về lao động
  • Thâm dụng về vốn
  • Thâm dụng các yếu tố tổng hợp (công nghệ, chất xám…)

Khi thu nhập chưa cao, thì “cày” đó là nguồn thu nhập chính, tức là thâm dụng lao động. Để có vốn mà làm thứ tiếp theo, không có tiền thì cơ hội đến cũng khó nắm bắt được.

Bản thân Ngọ tự nhận mình là một người tiết kiệm – và đây là cách Ngọ tiết kiệm tiền để độc lập tài chính

Sau đó, bạn mới có tiền mà đầu tư vào trí tuệ, vàng, bất động sản, mở 1 tiệm kinh doanh riêng hay là đầu tư chứng khoán như Ngọ. Bạn có 10 triệu, bạn cũng có thể đầu tư chứng khoán được, nhưng nên đầu tư dài hạn hơn.

  1. Đột phá về tư duy và cách làm.

Đây được xem là thâm dụng các yếu tố tổng hợp (công nghệ, chất xám…), nhờ chuyển đổi số Ngọ có những độc giả hoặc học viên ở Nhật, Mỹ, châu Âu… và cả các tỉnh thành đất nước.

Nhờ internet mà Ngọ đang ở Tây Nguyên (mùa hoa cà phê trắng xóa rất đẹp), hay Singapore vẫn đầu tư chứng khoán được.

Con người có xu hướng làm theo thói quen hoặc bản năng, một số bạn có tố chất thì không nói; đa phần sẽ rơi vào cách cũ, và sập bẫy thu nhập trung bình.

Mọi lĩnh vực đầu tư, thì đầu tư cho trí tuệ vẫn là đầu tư sinh lời lớn nhất. Nhậu bữa nhậu thì dễ lắm, mà mua 1 cuốn sách hay đăng ký một khóa học thì khó như lên trời.

Lợi thế cạnh tranh là bạn làm điều mà số đông không làm, làm việc tay chân thì đơn giản, làm việc bằng cái đầu mới khó.

Ở Việt Nam, Theo dữ liệu của World Inequality Database (WID), giai đoạn 1995-2021: Top 1% giàu nhất chiếm 25,5% tài sản, Top 10% giàu nhất nắm 58,6% tài sản, và 50% nghèo nhất nắm 5,6% tài sản.

Do đó, khi nói về vấn đề tiền bạc và kiếm tiền khi học theo số đông, bạn sẽ khó mà bứt phá. Về cách tư duy kiếm tiền của thời đại mới, bạn có thể nghiên cứu bài New Rich – cách làm giàu kiểu mới.

Kiếm tiền giỏi là học tập và tư duy đi theo con đường thiểu số!

  1. Đừng bao giờ làm những việc khiến mình nghèo đi.

Đây được xem là 1 tư duy nghịch đảo về xử lý các vấn đề cuộc sống, và kiếm tiền. Thay vì tìm cách để thoát bẫy thu nhập trung bình, hay cách trở nên giàu có. Ta hãy lập các danh sách điều gì khiến con người không giàu được?

Ví dụ, người không giàu, hay người nghèo có các thói quen:

  • Thích cờ bạc – Thích rượu chè – Thích buôn chuyện người khác – Thích lợi nhỏ – Có thể hút thuốc.
  • Không đọc sách – Ngại chơi hoặc chê người hơn mình – Luôn viện cớ…

Chỉ cần nghịch đảo lên, và ta làm ngược lại thì kết quả ta sẽ rất khả quan.

Trò chơi kiếm tiền, và thoát bẫy thu nhập trung bình suy cho cùng giống trò chơi đánh cờ! Và cách của bạn là bỏ công sức, hay tiền bạc ra để nâng cao Elo của mình.

Elo tài chính, chỉ số thông minh tài chính càng cao thì tiền sẽ càng nhiều, và đang mức thu nhập trung bình thì sẽ thu nhập cao (gia đình sẽ thu nhập trên 100 triệu/tháng), và nếu đã đạt mức cao rồi thì sẽ thành 200 triệu – 500 triệu- 1 tỷ/tháng.

Chúc bạn luôn học tập và đầu tư! Chúc bạn giàu có!

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

Học chứng khoán từ người thực chiến – Lãi 100 lần trong 25 năm!
Với chiến lược đầu tư thực chiến, bạn có thể gia tăng lợi nhuận 100 lần trong 25 năm. Cam kết 100% bạn biết cách đơn giản để đứng trong TOP 1% đến 5% nhà đầu tư giỏi nhất.

Khám phá phương pháp đầu tư an toàn và vượt trội này! ⇒ Đọc bài chi tiết

4 thoughts on “Bẫy thu nhập trung bình Việt Nam & Cách THOÁT bẫy!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!