Nassim Nicholas Taleb – tác giả cuốn sách Thiên Nga Đen kể về người ông của mình – người ông đã từng giữ các chức vụ Bộ trưởng quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ, và Phó Thủ Tướng.
Dù người ông từng nắm giữ các vị trí khủng trên, và được xem là tầng lớp tinh hoa. Nhưng ý thức về bản thân và thế giới còn kém xa người lái xe cho mình khi nói về những điều sắp xảy ra.
Khi bàn về các dự đoán ấy, người tài xế thường bình luận bằng câu cửa miệng “có trời mới biết” – câu hỏi đó dành cho người cấp cao hơn.
Điều thú vị là, ta ngờ ngợ rằng, chắc gã lái xe này chẳng biết gì thật – nếu đi hỏi giới tinh hoa -Bộ trưởng hoặc Phó thủ tướng thì như thế nào nhỉ? Sẽ khá hơn chăng?
Người tinh hoa, có thể đưa ra một số lý do bạn nghe có vẻ hợp lý và đúng đắn nào đó. Và người thường chúng ta vẫn nghe chúng hàng ngày.
Nếu bạn là nhà đầu tư chứng khoán – bạn sẽ thấy các chương trình báo chí, đầy rẫy chuyên gia luận về thị trường và nói về thị trường chứng khoán.
Nhưng Taleb kết luận rằng: “Người thông minh và có hiểu biết đều không hề hơn cánh lái xe, trong việc dự đoán“.
Thật chí người tài xế còn ý thức rằng mình không biết. Còn giới tinh hoa lại không hề ý thức được vấn đề là mình không biết rằng là chính mình không biết.
Chúng ta hay nói, bà A ông B không ý thức khi nói về vấn đề xả rác, ăn uống không ý thức… nhưng giới tinh hoa lại không ý thức được bản thân trong việc mà người thường nghĩ rằng họ hiểu biết.
Ý thức việc mình không hiểu biết là một sự hiểu biết.
Daniel Kahneman – giáo sư từng đoạt giải Nobel kinh tế 2002 – chuyên gia đi đầu trong việc nghiên cứu về Tâm Lý học hành vi và bản chất con người, chia sẻ rằng:
“Chúng ta mù quáng vì bản chất mù quáng của chúng ta. Chúng ta ít khi suy nghĩ rằng chúng ta hiểu biết rất ít. Chúng ta không được thiết kế để hiểu được điều đó.”
Việc ý thức rằng mình biết rất ít, và điều không biết là rất nhiều giúp rất nhiều cho bản thân. Khi Ngọ còn trẻ và con nhỏ, Ngọ thấy có 1 câu vô lý, nhưng giờ lại chí lý vô cùng: “Bạn càng đọc sách nhiều, bạn càng thấy mình thiếu hiểu biết“.
“Đúng là điều chúng ta biết chỉ là một hạt cát, và điều chúng ta không biết là cả một đại dương mênh mông” – Khi bạn càng thấy điều đó đúng đắn, không phải là ở cửa miệng mà là tâm thức, Ngọ tin rằng bạn thực sự giỏi.
Ngọ vẫn nhớ một câu trả lời thú vị của một sinh viên Y Dược Hồ Chí Minh
Ngọ: Em học bác sĩ, em thấy em học giỏi hơn so với người khác không?
Sinh viên: Em thấy mình không giỏi.
Ngọ: Điều gì em nghĩ vậy?
Sinh viên: Vì em thấy bạn bè em giỏi hơn em, nên em thấy em không giỏi.
Ngọ: Chứ em bao giờ được học bổng do điểm số cao ở Đại học chưa?
Sinh viên: Có rồi.
Ngọ: Nhưng so với bạn bè em, có những người cấp 3, họ có thể đậu vào trường thấp hơn em thì em giỏi hơn chứ?
Sinh viên viên: Nhưng em thấy em không giỏi vì nhiều bạn bè giỏi hơn em.
Ý thức rằng mình không biết thật thú vị, và thậm chí bạn sẽ hơi cô đơn – nhiều lúc cảm giác bất lực. Khi không bàn được thế giới “biết tuốt” về điều mà “họ chẳng rõ”.
Khi Ngọ là nhà đầu tư, và Ngọ là người kiếm được tiền từ những người “ảo tưởng” sự hiểu biết của mình. Thật vui khi kiếm được tiền, nhưng thật áy náy khi mình khai thác khía cạnh “ảo tưởng” của người khác để kiếm tiền.
Đầy rẫy những câu chuyện Ngọ được chia sẻ:
– Khi em mua cổ phiếu XYZ, vì doanh nghiệp tốt, làm ăn ổn định, định giá rẻ, hoặc xu hướng điểm mua tốt. Rồi giá xuống, em cắt lỗ thì nó lại tăng lại. Còn mã không cắt lỗ thì lại đâm đầu giảm tiếp.
Chứng khoán chẳng biết đâu mà lần.
Nhưng đối với Ngọ, nó bình thường như bịch đường hủ mắm. Bởi vì Ngọ nghĩ, có người thua thì mới có người thắng. Chứ ai cũng thắng hết thì ai sẽ thua. Và người thua bao giờ cũng đông hơn.
Khi Ngọ là người dạy chứng khoán, Ngọ luôn cố gắng truyền tải một thông điệp là chứng khoán rất đơn giản là Toán lớp 4, nếu ta ý thức được rằng chúng ta biết rất ít, và tập trung vào điều ta biết rất ít đó.
Còn cái ta không biết thì thật sự nhiều, nó là sự hỗn độn – đừng quan tâm.
Ví dụ: Rất nhiều người thích dự đoán thị trường, và các chuyên gia sẽ nắm bắt được, và tuôn ra vô vàn những dự đoán. Rất nhiều người dự đoán thì cũng có người đúng – người sai, và việc này được ví dụ việc tung đồng xu.
Khi bạn xem đá bóng, bạn sẽ dự đoán về kết quả – dự đoán nhiều hoặc nhiều người dự đoán thì sẽ có lúc đúng, thậm chí là đúng nhiều lần.
Chúng ta từng thấy Đen Vâu “dự đoán” đề thi Văn Tốt nghiệp chính xác 3 lần liên tiếp trong các bài hát của mình.
Quay về chứng khoán, Ngọ tổng hợp lại các dự đoán của các chuyên gia đầu năm 2022 và giữa năm 2022 – cho kết quả nằm này sẽ như thế nào?
Khi ở Vn-Index đầu năm là 2022 là tầm 1500, thì các công ty chứng khoán dự báo là 1700+. Còn khi giữa năm thị trường còn 1200 thì họ thay đổi thành 1350+.
Kết quả là, khi Ngọ viết bài này thị trường ở mức 970 vào giữa cuối tháng 11. Dự đoán hoài cũng có lúc sẽ đúng.
Nhưng việc dự đoán giống tung đồng xu. Chỉ vậy thôi.
Nếu bạn hỏi một học sinh lớp 4 dự báo thị trường Vnindex – bạn sẽ có thiên hướng được nghe câu nói dạng: “Có trời mới biết chú ơi”
Nhưng nếu đem câu hỏi đó, hỏi giám đốc các công ty chứng khoán, những người được báo chí tung hô bạn sẽ nhận 1 kết quả, dạng như ảnh bên dưới.
Khi nhìn bức ảnh, một học sinh lớp 4 sẽ nói rằng – “Mấy chú chuyên gia toàn nói sai”!
Hầu hết các vấn đề trong chứng khoán thì có trời mới biết – điều chúng ta cần biết là đầu tư trong vòng tròn năng lực của mình.