Breakout trong chứng khoán là gì? Thoát LỖ từ Breakout GIẢ

Breakout (Break out) là một thuật ngữ áp dụng trong thị trường tài chính, chứng khoán, forex – thường được áp dụng cho trường phái phân tích kỹ thuật.

Giúp nhà đầu tư phát hiện điểm bùng phát của một cổ phiếu để có thể tăng giá mạnh khi mua vào, hoặc breakout xuất hiện giá xuống giúp nhà đầu tư cắt lỗ hoặc là bán khống.

Tất nhiên, chứng khoán tài chính là ngành có tính xác suất cao, nên Breakout trong chứng khoán có cả breakout giả và cả breakout thật. Tuy nhiên, để phân biệt phát hiện breakout giả hay thật cần cả kỹ năng và kiến thức.

Và dù bạn biết breakout trong chứng khoán là gì, đến tận chân tay kẻ tóc, hoặc phân biệt rõ mồn một thì không thể đảm bảo kiếm được tiền 100%, bởi chứng khoán là xác suất.

Điều đó có nghĩa trong đầu tư, ta thấy như sau:

Breakout thật thường cho kết quả đúng theo ý muốn hơn nhiều hơn kết quả ngược ý muốn, chứ không có nghĩa là tuyệt đối. Bởi vậy, bạn phân biệt thật giả 100% thì kết quả cũng không thể 100%.

breakout-trong-chung-khoan-la-gi
Ảnh tại Hà Giang trong chuyến Xuyên Việt lần 2

Breakout là gì mà được nhiều trader quan tâm đến vậy, và thường những nhà đầu tư hay soi biểu đổ hàng ngày rất chú ý đến điểm breakout để tối ưu thời gian trong đầu tư chứng khoán.

Tuy nhiên, xét về bản chất sâu xa khá ít nhà đầu tư có thể hiểu được khái niệm breakout là gì, cách để phân biệt breakout thật và break out giả.

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

Vậy bài biết này Ngọ sẽ cung cấp cho bạn một góc nhìn mới mẻ, và đơn giản để bạn có thể hiểu được bản chất của breakout không chỉ trong phân tích kỹ thuật mà cả trong cuộc sống.

I. Breakout là gì trong thị trường chứng khoán, tài chính, forex và tiền số.

Breakout là từ ghép tiếng anh của break và out. Nên muốn hiểu rõ từ breakout là gì, bạn chỉ cần nắm rõ 2 khái niệm tách biệt là:

Breakout = Break + out

  • Break: có nghĩa là làm gãy, làm vỡ, phá vỡ, ngắt đoạn.
  • Out: có nghĩ là ngoài, ra, hoàn toàn, hết.

Do đó, Breakout là phá vỡ một thứ gì đó hoàn toàn.

Trong chứng khoán điểm breakout là điểm mà tại đó giá phá vỡ hoàn toàn một giới hạn hay xu hướng trước đó.

Nên ta có thể xem breakout là điểm bùng nổ hay điểm bùng phát về giá cổ phiếu trong phân tích kỹ thuật.

Do đó, điểm breakout thì tại đó là khởi đầu của một xu hướng mới của cổ phiếu hay diễn biến trên đồ thị. Ngọ CophieuX có thể ví von  điểm breakout là điểm ranh giới của giai đoạn vịt hóa thiên nga; hoặc điểm 0 giờ đêm giao thừa chuyển giao giữa năm cũ và năm mới…

Do đó, trong chứng khoán ta hiểu là:

Breakout là điểm phá vỡ xu hướng hoặc điểm giới hạn trước đó của cổ phiếu, gọi là phá vỡ vùng kháng cự/hỗ trợ hoặc vùng đỉnh/vùng đáy trong chứng khoán, để tạo ra một xu hướng mới mạnh mẽ.

Ngược lại, đối với nhà đầu tư muốn bán khống cổ phiếu, thì breakout là cũng là điểm phá vỡ giới hạn trước đó gọi là vùng hỗ trợ hoặc vùng đáy trong chứng khoán, và để tạo nên một xu hướng giảm giá lớn. Nhà đầu tư nhanh nhạy sẽ bán khống tại điểm này hoặc nhanh chóng cắt lỗ, nếu bạn là phe mua.

Vì điểm breakout là điểm khởi đầu một xu hướng mới của cổ phiếu, nên nó phù hợp với việc lướt sóng kiếm tiền nhanh với kỳ vọng: Khi điểm break-out xuất hiện, giá sẽ theo quán tính mà tiếp tục tạo xu hướng tăng giá để mà mua vào kiếm lãi, hoặc tạo xu hướng giảm giá mà bán khống kiếm lãi.

Đọc thêm: Xu hướng chứng khoán là gì? Cách vẽ và ứng dụng đường xu hướng

1-6-Breakout-la-gi-ma-HSG
Điểm Breakout mã cổ phiếu Hoa Sen (HSG)

Điểm breakout như mã HSG (Hoa Sen Group), là điểm mà điểm mà ở đó mức giá vượt qua giới hạn cũ, đỉnh cũ (được nhà đầu tư xem là mức giá kháng cự), thì cổ phiếu tăng tiếp một mạch và tạo nên một xu hướng tăng giá mạnh mẽ.

Nếu mua tại điểm Breakout này, NĐT sẽ kiếm lãi 400% trong tầm 12 tháng!

Nhà đầu tư nhận dạng rõ về điểm breakout, sẽ chớp lấy thời cơ mua vào và tạo ra một lợi nhuận cao nhanh chóng. Điểm breakout là điểm mua trong trường hợp này.

Để hiểu sâu hơn về điểm breakout là gì? Bản chất tại sao điểm break-out lại quan trọng? Nhận biết điểm breakout thật và giả, thì bạn cùng CophieuX bước tiếp trên hành trình tìm hiểu thú vị mới.

II.Breakout là gì trong cuộc sống.

“Chứng khoán là cuộc sống và cuộc sống là chứng khoán.”

Đối với những nhà đầu tư lâu năm như Ngọ, và những người kỳ cựu khác ở thị trường thú vị này, thì hoàn toàn có những liên hệ như trên.

Break-out là điểm tạo nên quán tính mới mang tính thay đổi cục diện trong diễn biến của giá cổ phiếu giữa bên mua và bên bán. Trong chứng khoán là sự giằng co giữa 2 phe mua và bán, tạo nên một thế cục tương đối cân bằng và giao động giữa 2 mức kháng cự và hỗ trợ.

Tuy nhiên, khi điểm break-out thực sự xuất hiện thì thế cân bằng sẽ biến mất, và hoặc bên mua áp đảo tạo một xu hướng tăng giá, hoặc bên bán áp đảo tạo xu hướng giảm giá.

Vì điểm breakout xuất hiện nó sẽ tạo một quán tính và một gia tốc mới trong diễn biến tiếp theo của cổ phiếu xuất hiện và được đà tiến lên.

Trong cuộc sống, có những thời điểm được đà tiến lên như vậy, ta gọi là breakout. Nếu bạn chơi cờ vua hoặc cờ tướng, bạn bất cẩn ăn hoặc thua một con xe, điều này dẫn đến thay đổi thế cục của trận đấu.

Hoặc trong bóng đá, một chiếc thẻ đỏ, một quyết định phạt đền sai lầm của trọng tài, hoặc thay đổi lại chiến thuật sẽ là một điểm breakout trong trận đấu.

Bạn có nhớ những thời điểm ảnh hưởng lớn đến đời bạn (có thể tích cực hoặc tiêu cực), đó là những điểm breakout của cuộc đời.

Có cô người yêu đầu tiên, lần chia tay đầu tiên, kết hôn với ai đó, hoặc ly hôn, thăng chức, một đợt nhảy việc, bị mất việc vì covid hoặc vì covid mà sống chậm lại và thưởng thức nhiều hơn, một lời khuyên của ai đó, đọc một cuốn sách hay 1 bài viết, người thân qua đời, hay đứa con ra đời. Tất cả sự kiện đó có thể xem là điểm breakout trong cuộc sống!

Trong chứng khoán, bạn chỉ cần nhận diện được điểm breakout tốt, biết phân biệt thật giả thì bạn đã kiếm được tiền.

Tuy nhiên, nếu xem bản thân là 1 mã chứng khoán, con người có thể tăng giá, giảm giá hoặc đi ngang, thì bản thân phải chủ động + (một số yếu tố môi trường khác) để tạo ra điểm breakout tích cự, và hạn chế breakout tiêu cực.

Ngọ đến với chứng khoán và nó mang lại cho 1 cuộc sống mà Ngọ thực sự mong muốn, như có thể đọc sách, đi du lịch, không bận tâm về tài chính và nghỉ hưu được, đó là một quá trình breakout tích cực.

Tuy nhiên, rất nhiều người đến chứng khoán, bởi không khống chế được lòng tham, muốn làm giàu nhanh chóng, chưa kiến thức mà đổ lượng lớn tài chính mà nhiều năm vất vả tích lũy được vào kênh này, và bỗng chốc thua lỗ – thành điểm breakout tiêu cực ảnh hưởng đến chất lượng sống.

Thậm chí mấy bạn trẻ, kiểu háo thắng và do trẻ muốn giàu nhanh nên muốn đòn bẩy thật nhiều để giàu nhanh là cháy tài khoản. Tất nhiên, vẫn có số ít thành công, tuy nhiên phần đông là thất bại.

Bước vào thị trường chứng khoán có thể là điểm breakout đối với nhiều người, có thể là breakout tích cực hoặc breakout tiêu cực.

Nói chung, điểm breakout là điểm phát vỡ những thứ vốn dĩ thông thường để cổ phiếu đến giai đoạn mới, hoặc con người đến giai đoạn mới.

Để hiểu rõ hơn tất tần tật breakout là gì? Điểm breakout thật, điểm breakout giả là gì? – Nhất là đối với nhà đầu tư mới, khi chỉ thích đâm đầu vào chứng khoán sao cho hiểu thật nhanh, mà quên đi tính kiên nhẫn. Do đó, phần tiếp theo Ngọ có những minh họa để làm rõ hơn vấn đề này.

III. Breakout giả là gì?

Nói đến tài chính là nói đến tiền! Tiền thì có tiền thật và tiền giả! Và breakout cũng có breakout thật và breakout giả.

Khi breakout thật, theo hướng đi lên, khi nó phá vỡ ngưỡng kháng cự thì nó sẽ tiếp tục đi lên nữa đúng như kỳ vọng. Và theo chiều hướng đi xuống, khi nó phá vỡ ngưỡng hộ trợ thì nó sẽ tiếp tục đi xuống đúng như kịch bản.

Breakout giả: Khi giá vượt qua ngưỡng hỗ trợ, kháng cự – tuy nhiên rồi nó lại không đi theo hướng kỳ vọng mà nó xu hướng trở lại vùng cũ trước đây, khiến nhà đầu tư giao dịch tại điểm break-out thua lỗ.

2.Diem-breakout-gia-ma-DGW
Điểm Breakout giả của mã DGW

Như ví dụ ở trên, ta thấy mã DGW  đã có 1 điểm breakout giả, khi giá đã vượt ngưỡng kháng cự ở đỉnh trước đó. Nhưng đã không tạo ra một xu hướng tăng giá mới mà quay về vùng giá cũ.

IV. Một số ví dụ về điểm Breakout trong giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Một trong những đặc trưng đối với giao dịch khi nghiên cứu về điểm breakout là bạn cần hiểu là khi nào có thể được xem là điểm breakout xuất hiện

Breakout là điểm phá vỡ một xu hướng cũ để tạo nên một xu hướng mới.

Do đó, breakout là điểm tạo ra (1) Xu hướng tăng mới (2) Xu hướng giảm mới. Nên điểm breakout không tách rời giữ xu hướng cũ và xu hướng mới, điểm breakout được xem là giao điểm của 2 xu hướng này.

IV.a Điểm breakout là gì khi tạo xu hướng tăng?

Để có một xu hướng tăng mới thì sẽ xảy ra 2 trường hợp:

(1) Breakout chuyển từ xu hướng đi ngang sang xu hướng tăng.

3_7-Breakout-la-gi-ma-BCE
Điểm breakout mã BCE vào tạo mức tăng 50% trong 2 tuần!

Điểm Breakout mã BCE ngày 15/12 đã thay đổi xu hướng giá của BCE từ xu hướng ngang kéo dài trước đó rất lâu, và tạo xu hướng tăng giá mới, tăng 50% trong 2 tuần! Một quả ngọt cho nhà đầu tư biết chờ đợi và phát hiện sớm!

(2) Breakout chuyển từ xu hướng giảm sang xu hướng tăng.

4.Breakout-la-gi-ma-SSI
Điểm Breakout mã SSI và tăng 30% trong 1,5 tháng

Mã SSI đã breakout để chuyển từ xu hướng giảm sang chuyển sang xu hướng tăng. Vì 1 quy định của sàn HOSE, giới hạn mức tăng của 1 ngày không quá 7% so với giá đóng cửa ngày hôm trước, nên cây nến số 1 đã tăng hết mức. Ngay ngày hôm sau đã có 1 điểm breakout cộng với khoản trống GAP (khoảng trống giữa 2 cây nến)

Mua tại điểm breakout này, nhà đầu tư đã kiếm lời gần 30% trong 1,5 tháng!

IV.b Điểm breakout là gì khi tạo xu hướng giảm?

Điều này có thể hiểu đơn giản là bạn cần lật ngược lại với bài IV.a ở ngay phía trên.

Điểm breakout giảm phục vụ 2 mục đích: (1) bán khống (2) bán ra.

Bán khống ở Việt Nam chỉ thực hiện đối với chứng khoán phái sinh.

Beakout tạo xu hướng giảm cũng có 2 trường hợp:

(1) Breakout chuyển từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm

(2) Breakout chuyển từ xu hướng đi ngang sang xu hướng giảm

Ở thị trường chứng khoán Việt Nam, nhà đầu tư để kiếm lời thì phải mua vào, chứ không bán khống (mượn cổ phiếu bán ra sau đó mong đợi giá cổ phiếu xuống mua lại để kiếm lời). Muốn hiểu về breakout tạo xu hướng giảm, ta lật lượt từ breakout tạo xu hướng tăng. Vì bản chất tương tự nhau.

Do đó ta thử xem 1 ví dụ tạo xu hướng giảm để rõ hơn:

5.Breakout-la-gi-ma-gia-dau
Breakout giá Dầu tạo xu hướng đi xuống

V. Cách phân biệt breakout thật và breakout giả.

Không thể đảm bảo 100% là bạn mua tại điểm breakout thật thì giá sẽ tăng, và bạn kiếm lời. Cũng không chắc chắn bạn mua cổ phiếu tại điểm breakout giả thì giá sẽ về lại vùng giá cũ.

Trong y học, ngoài dương tính, còn có dương tính giả; âm tính còn có âm tính giả – nên chuyện breakout trong đầu tư, một ngành mang tính xác suất cao, không thể chắc chắn được. Khi biết được bản chất điều này, thì nhà đầu tư sẽ có biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn danh mục tốt nhất.

Sau đây là một số cách để nhận biết khả năng đó là breakout thật hay breakout giả.

V.a Nhìn cột thanh khoản tại điểm breakout thật và breakout giả.

Dù bạn đầu tư sử dụng khung thời gian nến dù là giờ, 4 giờ, ngày, tuần… thì một chỉ báo xác nhận breakout giả hay thật đó là xem khối lượng giao dịch tại cây nến Nhật breakout.

  • Breakout thật =  Điểm breakout + Khối lượng lớn
  • Breakout giả = Điểm breakout + Khối lượng nhỏ

Chúng ta thử nhìn biểu đồ bên dưới để thấy rõ hơn:

1-6-Breakout-la-gi-ma-HSG
Điểm Breakout mã cổ phiếu Hoa Sen (HSG)

Khi breakout xảy ra, ta thấy khối lượng mua cổ phiếu HSG tăng đột biến. Một khối lượng giao dịch cao tại điểm breakout là một xác nhận cho breakout thật.

Khi giá càng tăng mạnh thì khối lượng giao dịch càng cao. Hoặc khối lượng giao dịch tăng hơn 50% so với trung bình những phiên trước. Nếu đạt được điều kiện này, thì càng đáng tin cậy.

Do đó, breakout thật cần khối lượng giao dịch cao tại điểm breakout, trong khi breakout giả không có điều này.

V.b. Nhìn vào mức giá đóng cửa của nến so với mức giá kháng cự/hỗ trợ

Nguyên tắc chung của phân tích kỹ thuật là mua cao và bán cao hơn. Và điều qua trọng hơn là khả năng xác suất thành công cao hơn.

Nguyên lý để breakout để tạo xu hướng tăng là:

Giá đóng cửa > ngưỡng giá kháng cự

Tuy nhiên chúng ta dễ dính vào breakout giả, và buộc phải cắt lỗ. Nên để tăng độ tin cậy cho việc breakout thành công ta cần:

Giá đóng cửa > 1% so với mức giá kháng cự.

3_7-Breakout-la-gi-ma-BCE
Điểm breakout mã BCE vào tạo mức tăng 50% trong 2 tuần!

Như hình ta thấy giá đóng cửa > mức kháng cự đường màu đỏ nằm ngang từ 1%-1,5%. Cho nên đây là điểm break out có độ tin cậy cao.

Ngược lại:

Nguyên lý để breakout để tạo xu hướng giảm giá thì: Giá đóng cửa < ngưỡng giá hỗ trợ. Và để an toàn NĐT cần thêm 1% chênh lệch làm giảm bớt sai lệch và breakout giả

V.c Xu hướng breakout và sự phân kỳ/hội tụ

Cách xác định breakout GIẢ dựa vào sự phân kỳ.

8.Breakout&phan-ky

Một trong những nguyên lý để xác nhận là breakout thật hay giỏi là nhìn vào sự phân kỳ. Sự phân kỳ = giá xu hướng tăng + MACD xu hướng giảm.

Giá muốn tăng thì đỉnh của MACD phải cao hơn đỉnh trước đây. Trong 2 trường hợp như hình đều là Breakout GIẢ.

Đọc bài: Đường MACD là gì? Cách vẽ & xem đường MACD (CỤ THỂ)

VI.Chiến lược giao dịch khi mua cổ phiếu tại điểm Breakout

VI.a Cắt lỗ nếu cổ phiếu diễn biến ngược chiều với hướng mình mong muốn.

Dù bạn có thần thông cỡ nào, khi mua CophieuX bất kỳ đều sẽ có xác suất thua lỗ. Bạn mua 10 mã (trừ lúc ai ai cũng thắng) thì dù có Breakout đúng thì bạn cũng sẽ có những lúc sai. Bởi chứng khoán là xác suất.

Do đó, bạn phải biết cắt lỗ! Chưa vững cắt lỗ là chưa biết lướt sóng! Và chưa biết cắt lỗ thì sớm muộn gì bạn cũng sẽ bị đào thải, dù bạn có thể biết vô vàn kiến thức đi nữa.

Và cắt lỗ, cắt lỗ, cắt lỗ là điều bạn phải thực hành thành thục nhất nếu bạn đầu cơ. Khi mua điểm breakout, thì đồng thời phải thiết lập giá cắt lỗ. Hãy đảm bảo bạn phải cắt lỗ ở mức 7%. Mua giá 50 thì bạn phải cắt được ở giá 46.5 (7%); tất nhiên theo thời gian bạn sẽ biết cắt ở mức giá thấp hơn.

Đọc bài: Cắt lỗ trong chứng khoán: 2 lý do để bán các khoản đầu tư thua lỗ

VI.b Chỉ mua ở điểm breakout – tuyệt đối không mua đuổi.

Để an toàn, bạn có thể mua ở mức giá gần điểm mua chuẩn – điểm mua breakout tối đa 5%, nếu 2% càng tốt. Bạn chỉ mua mức chênh lệch cao khi bạn thấy nhiều yếu tố tích cự bổ trợ.

Tuyệt đối không mua đuổi, khi giá đã qua điểm breakout. Hãy đợi cơ hội khác đến với mình. Đừng bị hiệu ứng FOMO theo diễn biến cổ phiếu hay thị trường.

Bạn mà bị FOMO thì bạn sẽ sớm phải cắt lỗ, và mất tiền.

VI.c Mua điểm Breakout cần kết hợp với Phân tích cơ bản.

Khi đầu tư cổ phiếu thì đối với nhà đầu tư chủ động thường có 2 phương pháp đầu tư chính là phân tích cơ bản (đầu tư giá trị, đầu tư tăng trưởng) và phân tích kỹ thuật.

sau một cổ phiếu là 1 doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp làm ăn càng ngày càng tệ đi, không phải là một doanh nghiệp tăng trưởng, hoặc một cổ phiếu định giá quá cao, làm ăn bình thường mà chỉ số P/E đến 20-25. Thì thực tế breakout đó cũng dễ là breakout giả hơn.

Đọc thêm: Hiểu phân tích cơ bản và 11 cách định giá cổ phiếu

Rất nhiều bạn đầu cơ, mà không chú ý vấn đề doanh nghiệp khi mua theo breakout lại gặp rủi ro lớn.

Đối với đầu tư chứng khoán, trừ khi chấp nhận chơi kiểu: “Có sức chơi, có sức chịu”, thì hãy tránh xa những doanh nghiệp lởm, chất lượng doanh nghiệp thấp, và đội ngũ lãnh đạo gian dối, hoặc bơm xả dù có breakout hay mẫu hình đẹp đi nữa. Như vậy bạn sẽ an toàn và bền vững hơn

9.TGG-cay-thong-Noel

Một pha “quay xe” từ giá 80 về 10! Và nhiều lần giảm sàn khiến bạn không kịp thoát hàng.

Tổng kết kiến thức Breakout là gì và Nhận diện Breakout GIẢ

1.Breakout là gì?
Là điểm mà tại đó giá phá vỡ hoàn toàn một giới hạn hay xu hướng trước đó để tạo xu hướng mới. Và mua tại điểm breakout tạo xu hướng tăng.

2.Breakout giả là gì?

Breakout giả tức là không phải breakout thật, nó thường quay về vùng giá cũ.

3. Nhận diện và đề phòng Breakout giả là gì?

  • Khối lượng tại điểm breakout thấp => Khả năng cao là breakout giả.
  • Giá đóng cửa của cây nến breakout, ko lớn hơn 1% so với ngưỡng kháng cự. Cần thận trọng!
  • Khi breakout tăng giá, thì đường MACD đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước => Breakout giả.

4. Chiến lược giao dịch khi mua tại điểm breakout là gì?

  • Chờ điểm breakout vượt qua mức kháng cự 1% đã mua
  • Khi breakout tăng giá, cần xác nhận đường MACD đỉnh sau cao hơn đỉnh, để biết biết đó là breakout thật.
  • Nhớ nguyên tắc cắt lỗ.
  • Không mua đuổi cổ phiếu
  • Cần kết hợp với phân tích cơ bản.

Lời chia sẻ cuối: Chứng khoán là 1 hành trình, và chứng khoán không phải là kênh làm giàu nhanh, những ai muốn làm giàu nhanh thì sẽ dễ mất nhanh, bạo phát bạo tàn. Điều thú vị, và nếu bạn có hiểu biết đúng đắn và thực hành thành thục thì chứng khoán sẽ là ATM tiền cho bạn!

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

2 thoughts on “Breakout trong chứng khoán là gì? Thoát LỖ từ Breakout GIẢ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!