Cách đứa trẻ “oe oe” đánh bại Tiến Sĩ kinh tế trong chứng khoán?

Ngọ cảm nhận được trong văn hóa sống xung quanh mình, phổ biến 1 văn hóa sợ phạm sai lầm. Và số đông ít chấp nhận sự sai lầm, điều này khiến người khác sợ hãi khi thực hiện điều gì đó, dễ bị chửi và chê bai.

Một trong những điều người ta đánh giá đó là dựa vào 1-2 kết quả để kết luận quy nạp cho 1 dạng toán tổng quát.

(Nếu) Ngọ thích cam hơn chuối, Ngọ thích chuối hơn xoài, và Ngọ thích xoài hơn cam! Số đông sẽ thấy nó phi logic.

Toán học còn dễ khiến Ngọ phải cảm thấy xấu hổ vì tình huống trên – sao nó bất nhất, sao đầy mâu thuẫn, và phi logic, thiếu thực tế thế. Đây là trường hợp “bấm lỗ tai” cho con trâu thay cho tiếng đàn – đàn gãy tai trâu.

Đó là 1 trường hợp người ta đóng cùng size giày cho cả con nít và cả anh chàng cao 1m9. Toán học nhiều khi nó chỉ là Toán học, và nó cũng có thể áp dụng trong 1 số lĩnh vực thôi.

Một chiến lược gia trong môn bóng đá, sẽ khó giải quyết 1 chiến lược trong giáo dục. Một người giỏi Toán, giỏi Anh Văn… dễ làm bẽ mặt ta, khi nói học Toán, học Anh phải như thế này…

Và 1 người nhờ kỹ năng “giao tiếp sân sau”, sẽ làm bẽ mặt ta sẽ nói rằng: “Tại sao tụi bây cứ phải làm nhân viên cho tôi?” – May mắn là ổng không nói là: “không giàu như tôi?”.

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

Nếu “đầu Ngọ đang du lịch ở sa mạc Sahara”, thì Ngọ sẽ nói lại:  “Tại sao ông giàu mà không thông minh?”  (Mượn lời Nassim Nicholas Taleb để nói lại)

Một bác Sếp CSGT về hưu tuổi ăn mặc đẹp định tẫn Ngọ, vì Ngọ nhắc“Cô chú có thể nói chuyện vừa đủ nghe được chứ?” trong 1 quán cà phê với lý luận: “Nhỏ mà bất kính với người lớn”, và “Ở quán cà phê ta có quyền làm ồn”.

Trong kho tàng truyện ngụ ngôn, Ngọ thích nhất truyện: Thầy Bói Xem Voi. Ngọ đã từng cười khẩy, vì thằng cha bói toán ngốc không chịu nổi.

Cho đến khi, Ngọ phát hiện ra mình còn tệ hơn những người thầy bói kia. Đầy định kiến và sai lầm! Đầy bồng bột, phi lý trí, và mâu thuẫn.

Đó là kiểu “điên rồ” đúng nghĩa.

Chứ không phải là thứ mà người ta gán ghép mình “điên rồ” như kiểu cam chuối xoài. May mắn, lần đầu Ngọ cảm giác thực sự minh oan khi đọc cuốn sách “Phải Trái Đúng Sai” – nếu bạn thích thì cứ tìm đọc.

Và thấy mình trẻ lại với những bài đồng dao: “Kỳ Nhông là ông Kỳ Đà, Kỳ Đà là Cha Tắc Ké, Tắc Ké là mẹ Kỳ Nhông. Và cảm thấy thú vị chuyện người lớn áp dụng trò “Búa Kéo Bao” khi quyết định ai đi đổ rác.

Trong thị trường chứng khoán, một đứa trẻ nằm nôi, sẽ cười tươi hơn so với uống bầu sữa của mẹ. Khi em bé được chứng kiến, nhà đầu tư X mua cổ phiếu ABC và nhà đầu tư Y đồng thời bán cổ phiếu ABC với những lý do hết sức thuyết phục. Và họ đều cho mình thông minh.

Tre-em-gioi

Uh, thì họ thông minh thật khi một người là tốt nghiệp loại giỏi của đại học ngoại thương, một người sở hữu tấm bằng MBA của đại học kinh tế.

Nhưng cả 2 nhà đầu tư trên đều thua nó, một người khóc oe oe nhưng thông thái hết mực. Chuyện là lễ đầy tháng, mẹ mang lên 1600 công ty và cậu bé chọn ngẫu nhiên chọn 1 nắm giấy ghi tên các công ty để được hưởng lợi bằng mức tương đương với chỉ số chung.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, hầu hết mọi người kể cả quản lý quỹ, tiến sĩ và tốt nghiệp các trường kinh tế xịn xò – không vượt qua được chỉ số chung.

Thế nhưng 2 gã học sở hữu tấm bằng học thuật của trường danh tiếng kia cứ chửi nó – là chẳng biết gì. Nó sẽ đáp trả bằng lời oe oe, hãy cứ nhìn kết quả đầu tư đã nói chuyện.

Đừng nói nhiều, hãy cứ nhìn kết quả đầu tư đã nói chuyện!

Trong một thế giới hỗn loạn và mong manh. Những điều dại dột chưa hẳn là dại dột. Những gì sai lầm chưa hẳn là sai lầm.

Và, một đứa trẻ với trình độ ngoại ngữ “oe oe” siêu hạng có thể đánh bại nhiều tiến sĩ kinh tế trong lĩnh vực của họ.

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!