Da thịt trong cuộc chơi – công cụ “ngủ ngon” trong đầu tư!

Dù thời sinh viên hay ra trường hoặc ở một mình, Ngọ thường ăn ngoài. Tất nhiên nhiều người sợ ăn ngoài không vệ sinh so với đi chợ hay siêu thị rồi nấu ăn. Ngọ đồng ý với quan điểm là ăn món mình nấu sẽ là an toàn nhất, và tất nhiên ăn ngoài thường không vệ sinh bằng.

Đối với người bình thường có thể nhìn quán sạch không, nơi nấu ăn, rửa chén, cảnh quan xung quanh để đánh giá. Tuy nhiên, tại thời điểm đó Ngọ đã chú ý đến việc người bán quán đó, có ăn thức ăn mình nấu không?.

Khi Ngọ còn ở đường hẻm Cách Mạng Tháng 8 (Tp Hồ Chí Minh), Ngọ ăn quán cơm và cũng trở thành quán ruột của Ngọ mỗi buổi trưa, vì gia đình anh chị ấy cũng ăn từ thức ăn mình bán cho khách.

Nhiều lần bắt gặp, chị lấy thức ăn, và cơm cho cô con gái xinh xắn của anh chị ăn, hoặc khi ngoài giờ cao điểm, thấy anh chị dọn cơm ra ăn từ những gì anh chị bán. Rõ ràng, nó là minh chứng cho niềm tin lớn nhất từ những gì anh chị nấu. Và 50% lý do nó trở thành quán ruột của Ngọ mỗi buổi trưa, và đôi khi cả tối.

Những người ăn món mình bán hoặc gia đình ăn món mình bán, thì họ sẽ quan tâm đến chất lượng hơn rất nhiều. Ít nhất họ là bạn đồng hành của bạn trong mỗi bữa ăn.

Một chuyện khác, cách đây 6-7 năm, Ngọ muốn phát triển mạnh bên lĩnh vực chứng khoán và đến một công ty chứng khoán ở Quận 1, Hồ Chí Minh (1 trong 3 công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam), có niêm yết trên sàn. Nhà phân tích cổ phiếu XYZ này là thơm ngon và khuyến nghị nên mua. Tuy nhiên, có 1 người đặt câu hỏi:  Anh có mua cổ phiếu đó không?

Câu trả lời: “Mình phân tích nhưng mình không mua, vì khi mua thì sẽ ảnh hưởng tâm lý, và sẽ không khách quan nữa!”

Đối với Ngọ thế là đủ!

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

Dù mọi lý do ABC đi chăng nữa, chứng khoán bao gồm cả tâm lý học, và bạn không mua cổ phiếu bạn đánh giá là tốt thì thể hiện cổ phiếu đó không đáng tin cậy để mua và người nói đó cũng vậy.

Dù con người không ai hoàn hảo 100%, tuy nhiên Ngọ nhìn và cần 1 người làm chứ không phải là người người nói. “Đừng tin những gì người ta nói hãy nhìn người ta làm”.

Một chàng trai (chưa có người trong mộng, hoặc vợ, hoặc tán không đổ…) giới thiệu cho thằng bạn rằng cô bé X dễ thương và tốt tính, mày thử tán đi. Nếu vậy, thằng bạn có quyền nghi ngờ đề xuất trên?

Và trong cuộc sống, nhiều người bán rau, thì thửa trồng cho mình ăn thì không bán, thửa bán thì không dám ăn. Rõ ràng, một xã hội đang đầu độc lẫn nhau.

Bản thân Ngọ là nhà đầu tư dựa vào khoa học và nhà đầu tư giỏi, nên Ngọ chỉ dạy dựa vào những điều trên. Những triết lý, phương pháp học viên tiếp cận cũng chính là nền tảng gốc để Ngọ lựa chọn cổ phiếu. Và những người ủy thác thì sẽ ăn cùng mâm với Ngọ, đúng tinh thần là bạn đồng hành.

Tác gia, nhà triết học, giáo sư Nassim Nicholas Taleb, ông luôn đề cao nguyên tắc đừng tin những gì người ta nói, hãy nhìn những gì người ta làm. Nên ông dựa vào nguyên tắc Da thịt trong trò chơi (ông cũng có 1 cuốn sách trùng tên), để đảm bảo lợi ích của bạn gắn chặt với lợi ích của người khác.

Bạn mua cổ phiếu thì cũng muốn bộ phận lãnh đạo và nhân viên có nắm giữ một lượng cổ phiếu đủ để hành động của họ gắn với lợi ích của cổ đông. Ví dụ, Buffett nắm giữ đến 99% tài sản ròng của ông trong công ty Bershire Hathaway – đó là gắn quyền trách nhiệm của mình với chính cổ đông.

Một nhà xây cao ốc thì phải đảm bảo họ hoặc bà con họ dám mua hoặc dám sống trên tòa cao ốc đó. Bởi chất lượng công trình giảm, như thấm hoặc nứt tường… thì họ cũng phải lãnh hậu quả vì việc đó.

Lắm lúc, việc chấp nhận ăn cùng mâm với người khác là sự chứng thực tốt nhất hơn là bản kiểm định nào. “Bữa ăn dơ có thể làm sạch, không phải bằng nước mà bằng tiền – nhưng người thường xuyên ăn bữa ăn đó, chắc chắn món đáng ăn.”

Bởi nhiều người khuyến khích người khác kinh doanh, lại không kinh doanh. Và trong chứng khoán không hiếm môi giới khuyến nghị mua cổ phiếu X mà không dám mua cổ phiếu X đó. Có người quản lý tiền cho người khác lại không dám đầu tư vào danh mục ấy. Có người dạy chứng khoán theo phương pháp A mà lại không áp dụng phương pháp A, thậm chí là đầu tư thua lỗ cũng dạy. Không biết bạn suy nghĩ gì, nhưng Ngọ thấy sao sao ấy!

Một trong những nguyên tắc để thể hiện chất nhất là tính da thịt trong trò chơi, cùng hội cùng thuyền, và chấp nhận ăn cùng mâm – có phúc cùng hưởng có họa cùng chia.

Sau đây, là những phát ngôn của các nhà đầu tư lớn về vấn đề này, để nhà đầu tư cá nhân có sự hiểu biết hơn trong đầu tư, kiếm tiền bền vững và thoát những cảnh úp bô:

“Tôi đã đặt cược. Tôi có da thịt trong trò chơi. Cũng giống như tôi đảm bảo rằng mọi người trong đội ngũ của tôi có da thịt trong trò chơi trong các khoản đầu tư của mình tại EGI.” Sam Zell

“Tôi có một số tiền đáng kể trong ba quỹ khác nhau mà chúng tôi quản lý.” Jim Simons

“Gần như tất cả tài sản của tôi đều nằm trong quỹ. Các nhà đầu tư của tôi và tôi đều ở trên cùng một con thuyền – khi họ thua lỗ, tôi cũng mất tiền ”. Robert Vinall

“Không ai [tại Century Management] được phép sở hữu bất kỳ cổ phiếu hoặc khoản đầu tư nào khác ngoài cổ phiếu của chúng tôi. Tất cả chúng tôi đang ở giữa đại dương và đều ở trên cùng một con thuyền, tay chúng tôi bị buộc vào mái chèo; tất cả chúng tôi đều phải chèo theo cùng một cách.” Arnold van den Berg

“Nếu bạn có thể đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư phù hợp với lợi ích của người quản lý và nếu người quản lý có da thịt trong trò chơi, bạn đã giải quyết hầu hết các câu hỏi quan trọng.” Israel Englander

“Trong quá trình xây dựng ở La Mã cổ đại, khi giàn giáo được dỡ bỏ khỏi một mái vòm đã hoàn thiện, kỹ sư La Mã nào đã xây dựng vòm phải đứng ngay bên dưới. Nếu mái vòm bị sập, ông ta là người đầu tiên nên biết! Mối quan tâm của ông ta đối với chất lượng xây dựng sẽ mang tính trách nhiệm sống còn, và không có gì ngạc nhiên khi rất nhiều mái vòm La Mã vẫn còn tồn tại ”. Seth Klarman, ‘Biên độ an toàn’

“Gia đình tôi là nhà đầu tư lớn nhất vào quỹ, do đó chúng tôi ăn món mình nấu“. Mohnish Pabrai

“Vâng, chúng tôi ăn món mình tự nấu, và đó là một điều tốt.” Bruce Berkowitz

“Tôi không thể hứa kết quả với các đối tác. Những gì tôi có thể làm và hứa là: vợ, con tôi và tôi sẽ đầu tư gần như toàn bộ giá trị ròng của chúng tôi với tư cách đối tác.” Lá thư năm 1962 của Warren Buffett

“Hầu hết các giám đốc của chúng tôi đều đầu tư một phần lớn giá trị ròng của họ vào công ty. Chúng tôi ăn món mình nấu”. Warren Buffett

 “Tôi tin rằng một nhà quản lý nên có một khoản đầu tư đủ lớn trong tài sản ròng của anh ta vào quỹ của mình , tính theo tỷ lệ phần trăm tổng tài sản của quỹ và tính bằng con số đô la tuyệt đối. Thông thường, những sai sót của quỹ chỉ lộ rõ ​​khi đã quá muộn, và niềm tin của nhà đầu tư vào người quản lý có thể là yếu tố quan trọng nhất cần xem xét ”. Lee Ainslee

“Bạn sẽ không chọn dùng bữa tại một nhà hàng mà đầu bếp luôn ăn ở nơi khác. Bạn không nên hài lòng với một người quản lý tiền không ăn món mình nấu.” Seth Klarman

“Chúng tôi cảm thấy rằng việc đầu tư hầu hết tài sản cá nhân của mình cùng chỗ với khách hàng là rất quan trọng. Chúng tôi là bạn đồng hành với họ trong mỗi khoản đầu tư; rủi ro của họ là rủi ro của chúng tôi. Thật vậy, trong suốt sự nghiệp của tôi, điều tuyệt vời là phần lớn tài sản ròng cá nhân của tôi luôn được đầu tư vào quỹ của tôi, và cho đến ngày nay, tôi sẽ không đầu tư tiền cho một người quản lý không làm như vậy. ” Michael Steinhardt

“Tôi đã đặt tất cả tiền đầu tư cá nhân vào quỹ của mình. Vì vậy, đó là một quan hệ bạn đồng hành thực sự.” Li Lu

“Điều quan trọng đối với tôi là khách hàng và các nhà quản lý của của Giverny đều ở trên cùng một con thuyền .” Francois Rochon

“Hãy yên tâm rằng tôi ăn món mình nấu. Phần lớn tài sản ròng của tôi, ngoài một khoản nhỏ cho sinh hoạt phí, đều nằm trong quỹ.” Michael Burry

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!