Chỉ số P/E cao hay thấp thì tốt? Cách tác động của nó.

Nhiều nhà đầu tư theo trường phái P/E, nhưng chưa thấu hiểu chỉ số P/E cao hay thấp thì tốt? Qua bài viết này, Ngọ cùng bạn phân tích và đưa ra những ví dụ để bạn hiểu rằng khi nào chỉ số P/E cao là tốt? Khi nào chỉ số P/E thấp là tốt? Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt?

Cuộc đời nhà đầu tư bình thường vui lắm. Nghĩ rằng P/E thấp là tốt, mua doanh nghiệp tốt là ngon, thế là thấy Thép Hòa Phát vừa có doanh nghiệp đầu ngành, P/E =4 nhảy vào mua, thể là thua lỗ.

Còn người khác thì nghĩ những doanh nghiệp lớn là ngon, bền vững nhảy vào mua Vinamilk khi P/E = 25, khi đó 6 năm qua cổ phiếu VNM cứ đi ngang. Nếu so với thị trường hay lãi ngân hàng đều không hiệu quả.

Vậy Chỉ số P/E cao hay thấp thì tốt? Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt? Cách chỉ số P/E hoạt động. Yên tâm nhé, bài viết này – Ngọ sẽ chia sẻ cho bạn.

Chi-so-PE-cao-hay-thap-la-tot
Bài viết chỉ số P/E cao hay thấp là tốt?

I. Hiểu ngắn chỉ số P/E là gì? Cao hay thấp là tốt?

Công Thức Tính Chỉ Số P/E:

P/E = Giá Cổ Phiếu / Lợi Nhuận trên Mỗi Cổ Phiếu

Trong đó:

  •         Giá Cổ Phiếu: Giá hiện tại của cổ phiếu trên thị trường.
  •         Lợi Nhuận trên Mỗi Cổ Phiếu: Tổng lợi nhuận toàn bộ doanh nghiệp chia cho Tổng cổ phiếu
Chỉ số P/E - P/E - ROE là gì?
Yếu tố cấu thành của 3 chỉ số P/E, P/B & ROE

Ý Nghĩa Của Chỉ Số P/E:

  •         Chỉ số P/E cho nhà đầu tư thể hiện nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu cho 1 đồng lợi nhuận. Ví dụ P/E = 10, thì nhà đầu tư sẵn sàng trả 10 đồng cho 1 đồng lợi nhuận.
  •         Hay nói đơn giản: Số năm hòa vốn nếu lợi nhuận không đổi.

II. Điều chú ý khi đánh giá chỉ số P/E:

  1. Đánh Giá Giá Trị Cổ Phiếu:

Chỉ số P/E giúp đánh giá xem cổ phiếu có đang được định giá quá cao hay quá thấp so với lợi nhuận mà công ty tạo ra.

P/E cao chỉ ra rằng thị trường đang đánh giá công ty đó với kỳ vọng lợi nhuận tăng cao trong tương lai.

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

P/E thấp cho thấy cổ phiếu đang được định giá thấp hơn so với lợi nhuận hiện tại.

  1. So Sánh Cổ Phiếu:

P/E cho phép so sánh giá trị của một cổ phiếu với cổ phiếu khác trong cùng ngành hoặc thị trường.

Nhà đầu tư xem xét P/E của một công ty và so sánh nó với P/E trung bình của ngành hoặc với các đối thủ cạnh tranh.

  1. Kỳ vọng tương lai:

Nếu P/E cao, sự kỳ vọng rằng công ty đó sẽ có lợi nhuận tốt hơn trong tương lai.

Nếu P/E thấp nhà đầu tư nghĩ rằng doanh nghiệp tương lai khó tăng trưởng.

P/E nó không đứng riêng lẻ, để xem xét kỹ chỉ số P/E cao hay thấp thì tốt, ta phải phân tích sâu về ưu nhược điểm của P/E thấp, P/E cao và những loại hình doanh nghiệp đi kèm.

Chi-so-PE-VnIndex-cuoi-nam-tu-2011-den-2020
P/E của Vn-Index giai đoạn 2011-2020

IIi. Chỉ số P/E thấp: Ưu điểm và nhược điểm

Để bạn dễ đối chiếu và so sánh, CophieuX lập bảng Ưu nhược điểm của cổ phiếu chỉ số P/E thấp bên dưới, liệu P/E thấp liệu có tốt hay xấu?

Ưu Điểm Rủi Ro
1. Giá cổ phiếu rẻ: Cổ phiếu có P/E thấp thường có giá rẻ hơn so với giá trị thực của cổ phiếu 1. Tiềm năng tăng trưởng hạn chế: Cổ phiếu có P/E thấp thường gặp khó khăn trong việc tăng trưởng lợi nhuận.
2. Lợi nhuận tăng trưởng: Mua vào cổ phiếu có P/E thấp tạo cơ hội tận dụng sự tăng trưởng của công ty trong tương lai. 2. Sự suy tàn: Một số cổ phiếu có P/E thấp không còn tiềm năng tăng trưởng và chịu sự suy tàn dần dần.
3. Chia sẻ lợi nhuận: Các công ty có P/E thấp có khả năng trả cổ tức cao hoặc mua cổ phiếu quỹ. 3. Bị thị trường đánh bại: Doanh nghiệp có P/E thấp nhiều khi không đủ sức cạnh tranh và thua kém so với thị trường chung.
4. Tính an toàn tài chính: Một số công ty có P/E thấp có tình hình tài chính lớn và ít nợ, cung cấp tính an toàn tài chính. 4. Rủi ro cổ phiếu yếu kém: Mua vào cổ phiếu có P/E thấp đòi hỏi sự phân tích kỹ lưỡng để xác định nguy cơ thực sự trước khi đầu tư.
5. Dòng tiền tốt: Cổ phiếu có P/E thấp có dòng tiền dương, giúp công ty có khả năng đầu tư và phát triển. 5. Yếu kém trong việc đón đầu sự hồi phục: Cổ phiếu có P/E thấp không hiệu quả đối với những doanh nghiệp lợi nhuận cao thấp bất thường… thường là những công ty chu kỳ, đột biến

IV. Chỉ số P/E cao: Ưu điểm và nhược điểm

Ta có bảng Ưu điểm, nhược điểm của chỉ số P/E cao bên dưới.

Ưu Điểm Nhược Điểm
1. Tăng trưởng lợi nhuận: Cổ phiếu có P/E cao thường phản ánh sự tăng trưởng lợi nhuận nhanh chóng của doanh nghiệp, có tiềm năng sinh lời lớn hơn. 1. Áp lực kỳ vọng: Cổ phiếu có P/E cao đối mặt với áp lực lớn để đạt kỳ vọng tăng trưởng để duy trì giá cổ phiếu cao. Mọi thiếu sót dẫn đến giảm giá cổ phiếu.
2. Sự quan tâm của thị trường: Cổ phiếu có P/E cao thường thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và các quỹ đầu tư, tạo ra thanh khoản cao. 2. Giá cổ phiếu yếu kém: Nếu công ty không đạt được kỳ vọng tăng trưởng hoặc nếu có tin tức xấu xảy ra, giá cổ phiếu có P/E cao giảm đột ngột.
3. Dòng tiền lớn: Các công ty có P/E cao thường có dòng tiền mạnh mẽ, có khả năng đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh 3. Rủi ro thị trường: Cổ phiếu có P/E cao thường nhạy cảm với biến động thị trường, đặc biệt trong thời kỳ suy thoái.
4. Tiềm năng tăng trưởng dài hạn: Cổ phiếu có P/E cao thường được đầu tư cho tiềm năng tăng trưởng dài hạn, với khả năng thúc đẩy giá cổ phiếu tăng theo thời gian. 4. Rủi ro chấm dứt tăng trưởng: Nếu doanh nghiệp không duy trì tốc độ tăng trưởng cao, giá cổ phiếu có P/E cao giảm khi thị trường phản ánh sự thất vọng.
5. Khả năng mua sắm và M&A: Các công ty có P/E cao có khả năng mua sắm và thâu tóm các đối thủ, tạo ra cơ hội mở rộng kinh doanh. 5. Thấp hơn kỳ vọng: Cổ phiếu có P/E cao thường được định giá với kỳ vọng tăng trưởng lớn hơn, và mọi sự thất bại dẫn đến giảm giá cổ phiếu.

Khi nhìn vào bảng ưu nhược điểm của chỉ số P/E cao và thấp trên, ta sẽ dễ đánh giá hơn chỉ số P/E cao hay thấp thì tốt sẽ đơn giản hơn.

V. Tính chất doanh nghiệp quyết định chỉ số P/E cao hay thấp là tốt?

Ông bà ta có câu: “Tiền nào của đó”. Dù không đúng tuyệt đối, nhưng ở góc độ nào đó, độ phủ chính xác của nó đến 80%.

Tất nhiên, đối với những nhà đầu tư giá trị, hoặc tăng trưởng với mức giá hợp lý thực sự, họ đều biết đào bới trong 20% này, để chọn ra mã cổ phiếu phù hợp với mình.

Mà thực ra trong chứng khoán bạn đầu cần quan tâm hết 1600 mã thị trường. Bạn chỉ cần bổ sung đủ danh mục 5-15 mã là đủ.

Do đó, ở góc độ rộng lớn, chỉ số P/E cao hay thấp thì tốt thì đều như nhau cả, chính xác 80%-90%, vì bản chất tiền nào của đó.

Đối với Ngọ chứng khoán cũng giống như áo quần, có cái 1 triệu đồng/chiếc – có cái 200K đồng/chiếc cũng đều có thể hợp lý như nhau. 1 triệu đồng/chiếc cũng có thể đắt hoặc rẻ, và 200K đồng/chiếc cũng có thể đắt hoặc rẻ.

Trong thuật ngữ chuyên ngành chứng khoán, ta gọi là Giả thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market Hypothesis) – https://cophieux.com/thi-truong-hieu-qua/

Đi sâu hơn, thì để mua hời cổ phiếu, xem xét chỉ số P/E cao hay thấp thì tốt còn phụ thuộc vào tính chất doanh nghiệp nữa. Cụ thể:

Sự tăng trưởng của công ty:

Khi công ty đang giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng, với triển vọng lợi nhuận cao trong tương lai, thì P/E thị trường chấp nhận cao.

Nếu bạn mua được doanh nghiệp dạng này với P/E thấp thì quá ngon, tuy nhiên rất hiếm xảy ra, cứ chờ đợi mãi sẽ mất cơ hội. Cho nên một công ty tăng trưởng với một mức P/E hợp lý là đã ngon rồi.

Peter Lynch rất giỏi đối với cổ phiếu tăng trưởng nhanh, với chỉ số PEG <1 (Chỉ số P/E chia tốc độ tăng trưởng), được xem là hời.

Cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng đến 20% mỗi năm, được bán với P/E bằng 12, thì chỉ số  PEG = 12/20 = 0,6 < 1. Được đánh giá là rất hời.

Tình hình kinh doanh của công ty:

Nếu công ty đang có hiệu suất kinh doanh mạnh mẽ, lợi nhuận ổn định và có khả năng duy trì tăng trưởng, tình hình tài chính ổn định, nợ thấp và dòng tiền cao. Thị trường sẽ chấp nhận P/E cao.

Ngược lại, nếu công ty gặp khó khăn hoặc có sự suy thoái trong lợi nhuận trong tương lai, khó tăng trưởng.  Nhà đầu tư chỉ nên chấp nhận P/E thấp thì tốt hơn.

Ngành công nghiệp:

Loại ngành công nghiệp cũng có ảnh hưởng đến giá trị P/E.

Các ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng thường có P/E cao hơn, trong khi các ngành truyền thống và có tốc độ tăng trưởng chậm thường có P/E thấp hơn.

Đối với những công ty chu kỳ:

Những công ty chu kỳ thường là những công ty có biến động lợi nhuận rất nhanh và diễn biến giống hình sin. Khi ở đỉnh chu kỳ, lợi nhuận ở mức khổng lồ – nhưng khi ở đáy chu kỳ kinh doanh thì có thể lợi nhuận tụt giảm nhanh, thậm chí thua lỗ.

co-phieu-cua-nganh-chu-ky-1
Cổ phiếu của ngành chu kỳ

Ví dụ, Tôn Hoa Sen (HSG) là cổ phiếu chu kỳ. Ví dụ:

  • Lợi nhuận 2021: 4300 tỷ – nếu bán với P/E = 4, khi đó vốn hóa sẽ là 4.300 tỷ X 4 = 17.200 tỷ!
  • Lợi nhuận 2022: 251 tỷ – nếu bán P/E =20, thì vốn hóa sẽ chỉ là 250 tỷ X 20 = 5.000 tỷ!

Rõ ràng, lúc này khi bạn mua với P/E thấp là 4, thì bạn sẽ lỗ đến 70%!!!

Do đó, đối với HSG mua cổ phiếu có P/E cao sẽ tốt hơn nhiều so với mua P/E thấp.

V. Lưu ý cuối cùng về chỉ số  P/E cao hay thấp thì tốt?

  • Chỉ số P/E là số năm hòa vốn nếu lợi nhuận không đổi. Nên nếu lợi nhuận không đổi, thì P/E thấp sẽ tốt hơn.
  • Về cơ bản, chỉ số  P/E cao hay thấp là tốt là ngang nhau, vì 80% thậm chí 90% tiền nào của nấy.
  • Khi cổ phiếu tăng trưởng thường sẽ bán với chỉ số P/E caocổ phiếu giá trị sẽ bán với P/E thấp. Do đó, ta cần so sánh P/E cao hay thấp với tốc độ tăng trưởng sẽ hiệu quả hơn, nếu  PEG <1 được xem là hời. Tăng trưởng ta nên xem xét trong quá khứ và cả trong tương lai.
  • Chứng khoán là ngành khoa học và nghệ thuật. Do đó nó mang tính xác suất rất cao. Bạn cũng cần kết hợp với nhiều tiêu chí khác để tăng khả năng thắng lợi và giảm thiểu rủi ro.
  • Cho dù bạn biết đúng 100% chỉ số P/E cao hay thấp là tốt đến từng centimet – thì trong đầu tư cần những chiến lược phòng ngừa.

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!