Tại sao trader luôn thua? Cách xoay 180 độ cục diện?

Trader được xem là người nhanh nhạy, nhưng tại sao trader luôn thua? Nếu bạn đầu tư chứng khoán, và mua nguyên thị trường 500 triệu, rồi ta chìm vào giấc ngủ sâu 30 năm – thì 500 triệu ban đầu thành 8,7 tỷ (lãi 10%/năm) – nhờ vai trò của lãi kép.

Nhưng về cơ bản, cuộc đời trader không diễn ra như vậy, họ thường xuyên giao dịch với tư tưởng là có thể mua đáy, bán đỉnh để tối ưu lợi nhuận. Nhưng thay vì sau 30 năm sở hữu 8,7 tỷ thì trader thường thua lỗ, vậy tại sao trader luôn thua.

Bài viết này, Ngọ sẽ chia sẻ đơn giản để bạn hiểu được lý do trader thua và từ đó có chiến lược thay đổi cục diện. Giống như bác sĩ – nếu ta chuẩn đoán bệnh đúng, thì ta mới có thứ thuốc phù hợp để đầu tư thắng lợi.

Tai-sao-trader-luon-thua
Bài viết: Tại sao Trader luôn thua?

I. Tại sao trader luôn thua? Lỗ nhỏ làm đắm thuyền

Hàng ngày, các trader thông thường rất hay giao dịch cổ phiếu. Đặt biệt những trader này cũng thường giao dịch ở chứng khoán phái sinh.

Ví dụ chứng khoán phái sinh, chỉ số VN30 cho dễ minh họa. Lúc này đây là cuộc đấu trí ngược chiều nhau, đây là trò có tổng bằng 0 khi chưa xét phí giao dịch.

Dù có lúc A thắng, có lúc B thắng, lúc C thắng… nhưng nhìn rộng ra 90-95% trader là phải chấp nhận thua lỗ. Còn bên thắng thường chỉ đạt được mức lợi nhuận rất bé – số còn lại thông qua phí môi giới, lãi margin, và thuế.

Doanh thu môi giới của công ty chứng khoán là chi phí giao dịch của trader!

Trong giao dịch chứng khoán, hay forex – nếu A mua 100 triệu đồng Cổ Phiếu X và B bán 100 triệu đồng Cổ Phiếu X, giả sử A và B là khớp lệnh nhau. Thì trong cuộc đấu trí này, chưa biết ai thắng ai thua, nhưng tổng cộng 2 bên sẽ mức mất phí thuế tầm 300.000 – 500.000 đồng (hoặc hơn).

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

Khi đó, tổng tài sản 2 bên 200 triệu, nhưng sau khi giao dịch thì tổng tài sản 2 bên là 199,5 – 199,7 triệu đồng!

Và mỗi đợt như vậy, khoản phí này sẽ ăn vào tổng tài sản 2 bên. Vì trader giao dịch với tần số rất cao nên số phí sẽ là con số khổng lồ!

Mỗi năm doanh số môi giới công ty chứng khoán sẽ tầm 10.000 tỷ đồng!

Đối với chứng khoán phái sinh, hoặc Forex – vì là trò có tổng bằng 0. Thì mức phí khổng lồ này, sẽ giải thích Tại sao trader luôn thua.

Đối với chứng khoán thông thường, thì mức tăng trung bình là 10%/năm xét trong dài hạn. Nên sẽ đỡ hơn rất nhiều, trong điều kiện thường 2 nhà đầu tư này 200 triệu sẽ thành 220 triệu (lãi 10%) – nhưng vì trader họ giao dịch nhiều, tuần nào cũng mua bán thì tổng 1 năm có khi dưới 200 triệu đồng.

Phí, thuế được xem là lỗ nhỏ làm đắm thuyền. Trừ những nhà đầu tư giỏi, số phí này chỉ giảm một phần lợi nhuận của họ. Nhưng đối với đa số mức phí này sẽ ăn sâu vào tài khoản khiến 95% trader sẽ luôn thua.

II. Tại sao trader luôn thua? Sử dụng đòn bẩy

Bản thân Ngọ thấy hầu như trader thường là những nhà đầu tư giao dịch ngắn hạn, và sử dụng đòn bẩy cực cao.

Đòn bẩy giống như cái kính lúp, nó sẽ phóng đại lên nhiều lần cả lợi nhuận và thua lỗ. Và kèm với sự phức tạp và những điều kiện margin call khiến nhiều trader thua lỗ nhanh chóng.

Đòn bẩy là tiền mà trader vay mượn công ty chứng khoán – và mức lãi này góp phần không nhỏ khiến trader thua lỗ. Đã đầu tư không hiệu quả và gánh nặng mức lãi vay khiến cho trader thua lỗ càng nhanh hơn.

Sử dụng đòn bẩy như trò Ru-lết Nga. Điều đó nghĩa là – bạn chắc chắn có 1 viên đạn vào đầu.” Ray Dalio

“Đòn bẩy có thể không thay đổi tỷ lệ đặt cược của khoản đầu tư, nhưng nó sẽ khiến hậu quả trở nên tồi tệ hơn nhiều nếu thương vụ thua lỗ và bạn kết thúc với một đống nợ.” Leon Levy

Tiền vay mượn không được có chỗ trong bộ công cụ của nhà đầu tư: Mọi thứ đều có thể “Một danh mục đầu tư có sử dụng đòn bẩy sẽ buộc bạn phải hành động phi lý khi thị trường phi lý, trái ngược với hành động lý trí khi thị trường phi lý.” Marc Lasry

“Nếu bạn lãi 10% trong chứng khoán, và đòn bẩy giúp tăng gấp 4 số đó, thì sau khi trừ các loại chi phí tài chính bạn chỉ tạo ra lợi nhuận 15%-20%, bạn không tăng lợi nhuận là bao. Bạn tăng đòn bẩy, bạn tăng rủi ro đáng kể… bạn sẽ đối diện mức giảm 20-25% lợi nhuận.” Dan Loeb

“Đối với nhà đầu tư cá nhân, nợ có thể là thảm họa, khiến việc tồn tại trong trò chơi này khó khăn hơn – cả tài chính lẫn cảm xúc – khi mà thị trường quay lưng với bạn.” Guy Spier

Nhiều nhà đầu tư kiếm được tiền lớn khi sử dụng đòn bẩy. Ví dụ:

George Soros: Triết lý đầu cơ của Soros là dựa vào phân tích vĩ mô, cũng như tìm kiếm thời điểm tốt. Ông có thể chờ đợi, rình mồi 5 năm nhưng ra tay trong 1 ngày, nổi tiếng nhất là đánh sập ngân hàng Anh… Ông là tận dụng tối ưu của đòn bẩy nhằm kiếm lợi nhuận.

Warren Buffett: Có thể nhiều NĐT nghĩ Buffett không sử dụng đòn bẩy nhưng ông là bậc thầy trong sử dụng đòn bẩy. Hồi trẻ ông đã từng vay tiền mức lãi 9%/năm dài hạn để đầu tư chứng khoán.
Nhưng giới đầu tư tôn ông thành bậc thầy về đòn bẩy là khi ông mua các công ty bảo hiểm và tận dụng nguồn thu trả trước của công ty bảo hiểm để mua công ty khác. Rõ ràng ông đã kiếm lợi được 2 đầu, vừa phí bảo hiểm, vừa có tiền đầu tư. Ông không cần trả phí cho đòn bẩy tài chính mà lại có nhiều tiền để mua cổ phiếu hơn.

Nhưng bù lại, không ít quỹ lớn lụn bại vì xài đòn bẩy, kể cả họ đoạt giải Nobel:

Quỹ Long-Term Capital Management: Tập hợp của hàng loạt các tiến sĩ, có những người đạt giải Nobel, đã kiếm rất nhiều tiền 3 năm đầu với suất sinh lời 34.6%/năm, nhưng tụt dốc không phanh vào năm thứ 4 và phá sản, tỷ lệ đòn bẩy 1:25.

Ngay cả tiến sĩ và người đạt giải Nobel, cũng có thể sụp đổ vì đòn bẩy, thì 96,69% trader nghiệp dư thua lỗ cũng là bình thường – đó là lý do tại sao trader luôn thua.

III. Trader thua lỗ vì những lý do của riêng họ.

Trader là một công việc không dễ dàng, nó đòi hỏi kiến thức, sự kiên nhẫn, kỷ luật, quản trị danh mục – nhưng phần đông trader không có. Đó là lý do tại sao 95% trader luôn thua.

Chúng ta hãy cùng xem xét cụ thể hơn để ta có góc nhìn đúng đắn tại sao trader luôn thua nhé, cụ thể:

  1. Trader giao dịch với lợi thế không nghiêng về phía trader:  tức là thắng/thua thấp, khiến nhiều lần họ thua lỗ.
  2. Trader cháy tài khoản vì không quản lý tỷ trọng giao dịch của họ: Việc phân bổ không đúng tỷ trọng khiến tài khoản gặp rủi ro thua lỗ.
  3. Phần lớn trader không có đam mê thực sự với giao dịch và chỉ quan tâm đến tiền: Có lẽ hầu hết trader đều muốn giàu nhanh, hơn là gia tăng kiến thức và sự đam mê tìm hiểu.
  4. Trader chấp nhận rủi ro quá lớn để đổi lấy phần thưởng quá nhỏ:  Chưa quản lý được phần thưởng/rủi ro hợp lý – chạy theo những cơ hội nhỏ nhưng tiềm ẩn rủi ro lớn.
  5. Trader muốn nghe phím hàng từ các room, diễn đàn thay vì phát triển chiến lược giao dịch cụ thể để đầu tư trong dài hạn.
  6. Phần lớn trader không xây dựng kế hoạch giao dịch cụ thể: Nhiều trader đầu tư theo cảm tính.
  7. Trader cố gắng bắt chước người khác mà không hiểu rõ về rủi ro mà trader đang đối mặt.
  8. Phần lớn trader không kiên nhẫn, hoảng loạn và tâm lý.
  9. Phần lớn trader không ghi chép lịch sử giao dịch và học hỏi kinh nghiệm của bản thân.
  10. Thay vì tập trung vào việc học tập để giao dịch hiệu quả, trader tập trung vào việc kiếm tiền nhanh chóng từ thị trường.

IV. Vậy ta phải làm gì để thắng?

Mọi ý kiến đều dài dòng, như bất cứ ngành nghề nào – cũng là người bán bánh bao – nhưng người thì lỗ, người thì có doanh thu trăm tỷ, ngàn tỷ (bánh bao Thọ Phát).

Thực tế, chúng ta không kỳ vọng to lớn như họ. Đối với người bình thường, tạo dựng được sự bền chắc tài chính và sự giàu có khi về già cũng tốt rồi.

Thà già giàu còn hơn không bao giờ giàu!

Buffett từng nói: “Đầu tư cho bản thân là đầu tư sinh lời lớn nhất”. Ngọ tin rằng, nếu ta mở rộng ý câu này – cuộc đời trader sẽ có sự phát triển lớn.

Hãy để bản thân thoát cảnh trader luôn thua và đứng về bên trader thắng lợi!

“Ông trời không sinh ra người đứng trên người, Ông trời không sinh ra người đứng dưới người. Tất cả, đều do sự học mà ra” – Fukuzawa Yukichi

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!