Trong bối cảnh năng động của đầu tư và kinh doanh hiện đại, khi ta hiểu được ROA bao nhiêu là tốt, cách tính ROA chính xác. Số liệu tài chính này đóng vai trò lớn trong việc đánh giá sức khỏe tài chính và hiệu suất kinh doanh của một công ty.
ROA (Lợi nhuận trên tài sản) nổi trội như một chỉ số cung cấp cái nhìn sâu sắc về tính hiệu quả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản. Do đó, bài này bạn không chỉ biết ROA bao nhiêu là tốt hay công thức cách tính ROA, mà ta đi xa hơn là hiểu được điều gì tạo nên “ROA tốt”.
ROA cũng có những ý nghĩa đối với từng ngành và sự tương quan với các chỉ số tài chính khác, do đó sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nhân hiểu doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, với tư cách nhà đầu tư, Ngọ và CophieuX cũng sẽ chia sẻ với bạn cái nhìn sâu hơn về ROA, qua đó giúp bạn chọn mã thắng lợi.
Hãy xem bài này giống như hành trình du lịch trong thế giới tài chính nhé. Bắt đầu nào…
I.ROA là gì? Hiểu đơn giản về ROA
1. Câu chuyện để hiểu ROA
Ngọ viết bài này trong 1 quán cà phê ở đảo Lý Sơn, (QC: Ngọ đi 2 lần 63/63 tỉnh rồi nhé). Ngọ sẽ lấy ví dụ kinh doanh quán cà phê của Ngộ và Ngố để minh họa về ROA.
Ở đảo Lý Sơn, có 2 quán cà phê đối diện nhau và có tầm nhìn hướng ra biển xanh. Quán cà phê thứ nhất do Ngố làm chủ và quán cà phê thứ 2 do Ngộ điều hành.
Cả Ngố và Ngộ đều rất tâm huyết, và nhiệt thành trong công việc kinh doanh quán cà phê của mình. Họ đều cho những sản phẩm chất lượng và dịch vụ thân thiện.
Tuy nhiên, cách họ tiếp cận kinh doanh khác nhau. Ngố đã đầu tư phần lớn tài sản của mình để mua thiết bị hiện đại hơn, bàn ghế chất lượng hơn, trang trí quán đẹp hơn, quán rộng hơn thậm chí tivi cũng thuộc hàng “xịn sò” nhất. Ngộ thì khác, đã quyết định tiết kiệm chi phí và không đầu tư vào cơ sở vật chất nhiều.
Sau một thời gian, cả 2 quán cà phê của Ngộ và Ngố đã thu hút một lượng khách hàng đáng kể. Và Ngố xem xét lại chỉ số ROA, và nhận ra rằng doanh thu và lợi nhuận của mình dù nhiều hơn của Ngộ một chút, nhưng không thể nào so sánh với số tiền mà anh đã đầu tư vào cửa hàng, thiết bị. ROA của quán Ngố thấp hơn quán Ngộ.
Trong khi đó, Ngộ với chiến lược tiết kiệm chi phí đã có một ROA cao hơn. Mặc dù, doanh thu và lợi nhuận ít hơn, vì Ngộ không đầu tư nhiều vào tài sản cố định. Chỉ số ROA của Ngộ cao hơn, cho thấy Ngộ biết cách tối ưu hóa sử dụng tài sản hiện có để tạo ra lợi nhuận tốt hơn.
Qua câu chuyện ta thấy được:
ROA thể hiện mức độ sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận. Mặc dù Ngố có lợi nhuận nhiều hơn, nhưng chi phí đầu tư vào tài sản nhiều hơn khiến ROA của Ngố thấp hơn. Ngược lại, Ngộ với chiến lược tiết kiệm tài sản đã có được ROA cao hơn.
2. Cách tính ROA và ý nghĩa của ROA
ROA đề cập đến mức độ sinh lời của một công ty so với tổng tài sản của nó. Quản lý doanh nghiệp, nhà phân tích và nhà đầu tư có thể sử dụng ROA để xác định mức độ hiệu quả của một công ty sử dụng tài sản của mình để tạo ra lợi nhuận.
ROA = Tổng lợi nhuận/ Tổng tài sản X 100%
Thường thì số liệu được biểu thị dạng % và sử dụng tài sản trung bình của công ty trong 1 năm. ROA cao hơn có nghĩa là một công ty quản lý bảng cân đối kế toán của mình hiệu quả và năng suất hơn. Nhưng cụ thể ROA bao nhiêu là tốt, ta sẽ phân tích ở phần dưới vì tùy thuộc theo ngành nữa.
Mời bạn đọc bài: ROA là gì? Bài viết chi tiết về chỉ số ROA
II. Ví dụ thực tế về ROA các mã trên sàn
1. Nhìn 2 quán cà phê của Ngộ và Ngố
- Ngố đầu tư tài sản hết 2 tỷ đồng, và mức lãi sau khi trừ hết tất cả chi phí là 700 triệu đồng!
ROA của Ngố: 700 triệu/2 tỷ X 100% = 35%/năm
- Ngộ đầu tư tài sản hết 1 tỷ đồng, và mức lãi sau khi trừ hết tất cả chi phí là 500 triệu đồng!
ROA của Ngộ: 500 triệu/ 1 tỷ = 50%/năm
Ở đây, cả 2 quá cà phê đều làm ăn rất tốt, mặt dù Ngộ lãi ít hơn Ngộ (500 triệu < 700 triệu), nhưng ROA của Ngộ lại lớn hơn Ngố (50% > 35%)
2. ROA thực tế của doanh nghiệp trên sàn chứng khoán.
Trước khi bắt đầu, bạn thấy ROA của Thép Hòa Phát, Vinamilk, Ngân hàng Vietcombank và CTCP Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái (CAP) như thế nào?
Ngọ nghĩ bạn có thể biết 3 doanh nghiệp đầu nhưng doanh nghiệp thứ 4 bạn không biết. Vậy ta xem chỉ số ROA của 3 doanh nghiệp này, để rồi đi sâu sắc hơn hiểu ROA bao nhiêu là tốt nhé.
a. Xem xét ROA của Thép Hòa Phát – công ty Thép lớn nhất Việt Nam
Ta thấy ROA của Hòa Phát từ 2019-2022: 8.36% – 11.53% – 22.26% – 4.87%!
Rõ ràng bạn thấy ROA của Hòa Phát rất thất thường đúng chứ? Vậy với ROA này, theo bạn có phải là ROA tốt không?
b.Xem xét ROA của Vinamilk – công ty sữa lớn nhất Việt Nam
Bây giờ ta thấy ROA (ROAA) của Vinamilk cao hơn và ổn định hơn, từ năm 2019 đến 2022 là: 25.79% – 23,83% – 20.70% – 16,73%. Đây là mức ROA khá cao, nhưng xu hướng ROA đang giảm dần.
c. Xem xét ROA ngân hàng Vietcombank- NH lớn nhất Việt Nam
ROA của Vietcombank rất bé chỉ từ 1,45% – 1,85%, vậy có phải là ROA rất rất tệ không? Hay có uẩn khúc gì ở đây?
Không phải là ROA của Vietcombank tệ đâu nhé, Ngọ sẽ phân tích kèo này ở phần dưới tiếp theo.
d. Xem xét ROA của CTCP Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái (mã CAP)
Mã cổ phiếu công ty này là CAP nhé. Dù là cổ phiếu một công ty vô danh đối với nhiều người, nhưng các anh cả ở 3 ví dụ trên phải gọi CAP là ông cụ.
Khi mức ROA dao động từ 28.925 đến 54.99%/năm. Trung bình là gần 45%/năm – đây là một tỷ lệ ROA siêu khủng!
Qua 4 ví dụ trên, đều là những công ty rất tốt nhé, nhưng bạn thấy rằng mức ROA của 4 công ty là có những điều khác biệt từ dưới 2% (Vietcombank), thất thường như Hòa Phát, hoặc cực kỳ cao như công ty vô danh (CAP). Rõ ràng ROA bao nhiêu là tốt trong trường hợp này khiến nhà đầu tư rối não rồi.
À nói thêm! Nếu bạn đầu tư mã CAP và tái đầu tư cổ tức sẽ mang lại tổng mức sinh lời hơn 300-400 lần gì đó!
III. ROA bao nhiêu là tốt – xem xét dưới góc độ quy mô doanh nghiệp.
1. ROA đối với Doanh Nghiệp Mới Khởi Nghiệp
Doanh nghiệp dạng này thường phải đầu tư mạnh vào tài sản cố định, việc phát triển sản phẩm mới, xây dựng mạng lưới khách hàng, và định vị thương hiệu, marketing… Và điều này, sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Do đó, dạng doanh nghiệp này, thường sẽ có mức lợi nhuận thấp nên ROA thấp.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp làm tốt, giai đoạn này sẽ dần cải thiện lợi nhuận và lợi nhuận sẽ tăng nhanh chóng, khi đó, ROA sẽ tăng lên.
Cho nên ở doanh nghiệp khởi nghiệp, ta không thể biết được chính xác ROA bao nhiêu là tốt, tuy nhiên ta biết rằng ROA tăng lên theo thời gian sẽ là tốt.
2. Doanh Nghiệp Nhỏ và Vừa
Khi đã trải qua giai đoạn khởi nghiệp, nếu thành công thì sẽ thành dạng doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.
Do đó, đây là một giai đoạn ROA sẽ cao hơn doanh nghiệp khởi nghiệp và mang tính ổn định hơn.
Bởi vì, doanh nghiệp đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất là lợi nhuận bấp bênh ban đầu. Thêm nữa, do quy mô hoạt động nhỏ hơn, tài sản cũng thường ít hơn, nên cũng dễ quản lý và lợi nhuận tương đối ổn định, nên giai đoạn này ROA thường sẽ cao.
3. Đối với doanh nghiệp quy mô lớn
Ở các tập đoạn lớn, với quy mô hoạt động lớn và lượng lớn tài sản. ROA có thể thấp hơn do việc quản lý và sử dụng tài sản phức tạp.
Tuy nhiên, nhờ quy mô lớn, nên ROA ngay cả mức thấp hơn đó, cũng tạo nên mức lợi nhuận rất tốt.
Môi Trường Kinh Doanh Lớn: Trong các tập đoàn lớn, với quy mô hoạt động rộng lớn và lớn lượng tài sản, ROA có thể thấp hơn do việc quản lý và sử dụng tài sản có thể phức tạp. Tuy nhiên, nhờ quy mô lớn, ngay cả mức ROA thấp cũng có thể tạo ra lợi nhuận tốt.
Lưu ý: Ở đây Ngọ CophieuX hướng dẫn bạn ở mức so sánh thông thường của quy mô doanh nghiệp, nhiều nhà đầu tư cá nhân không đem cào bằng kiểu doanh nghiệp nhỏ sẽ có ROA lớn hơn doanh nghiệp lớn. Điều này sẽ sai lầm, bởi doanh nghiệp nhỏ cũng có doanh nghiệp hiệu suất kinh doanh dở tệ mà.
IV. ROA bao nhiêu là tốt? Tổng thể và từng ngành
Ngọ nghĩ đây là phần bạn chờ đợi hơn cả, chúng ta sẽ bắt đầu xem xét. Bạn nhớ ROA của các mã Hòa Phát, sữa Vinamilk, ngân hàng Vietcombank, và CAP ở ví dụ ban đầu rồi đấy. Rõ ràng ROA bao nhiêu là tốt là một con số linh động, không phải là cố định như nhiều nhà đầu tư nhầm tưởng.
1. Xét trên bình diện chung – ROA bao nhiêu là tốt?
Hỏi: ROA bao nhiêu là tốt?
Trả lời: ROA trên 5% thường được coi là tốt và trên 20% là xuất sắc.
Tuy nhiên, ROA phải luôn được so sánh giữa các công ty trong cùng lĩnh vực. Ví dụ, một nhà sản xuất phần mềm, sẽ có ít tài sản trên bảng cân đối kế toán hơn nhiều so với một nhà sản xuất ô tô. Kết quả là, ROA của các công ty phần mềm sẽ có ROA cao hơn.
Ngoài ra, Ngọ cũng gửi bạn vài con số tham khảo liên quan đến một số ngành quen thuộc. Lưu ý, đây là ý kiến cá nhân, sau thời gian đọc và nghiên cứu – bạn nên xem đây là gợi ý. Điều quan trọng là bạn so sánh với các công ty cùng ngành.
Chúng ta thử xem xét ROA trung bình từng ngành ở bảng sau:
Đây là kết quả Ngọ tổng hợp, của một số ngành tại Mỹ, trong đợt 4 quý gần nhất về ROA của một số ngành.
Đầu tiên, bạn sẽ thấy được sự khác biệt và trải dài của kết quả ROA của các ngành khác nhau, như tài chính ngân hàng, đến năng lượng và công nghệ.
Nên ở đây, để xác định ROA bao nhiêu là tốt ta chú ý 2 điều sau:
2. Chú ý ROA cao thấp tương đối, so với ngành nó hoạt động:
Ngành Sản Xuất: Các công ty trong ngành sản xuất thường đòi hỏi đầu tư mạnh vào tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng. Vì vậy, ROA có thể thấp hơn so với các ngành khác như dịch vụ.
Điều này không nhất thiết là xấu, vì mức ROA thấp có thể được bù đắp bởi mức lợi nhuận cao, và được khấu hao tài sản cố định hàng năm.
Ngành Công Nghệ: Trong lĩnh vực công nghệ, các doanh nghiệp thường có tài sản không đáng kể nhưng có khả năng tạo ra lợi nhuận cao. Ví dụ, một công ty phần mềm có thể chỉ cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, và sau đó bán sản phẩm số hóa. Điều này có thể dẫn đến một ROA rất cao.
Ngành tài chính, ngân hàng: Các ngân hàng và các công ty tài chính thường có tài sản lớn trong dạng khoản nợ và các khoản đầu tư. Do tính chất của ngành, ROA rất thấp, nên nhìn tỷ lệ này đôi khi khiến ta cảm giá khó khăn.
3. So sánh với doanh nghiệp trong ngành.
Vì mỗi ngành sẽ có mức độ ROA khác nhau, nên ta xem xét doanh nghiệp tương quan với ngành của nó hoạt động.
Khi ta thực sự dành thời gian nghiên cứu các mã cổ phiếu, thì ta nên đánh giá xem các doanh nghiệp cùng ngành sẽ như thế nào.
Chúng ta cũng nên chú ý đến quy mô của doanh nghiệp, để tinh chỉnh một cách hợp lý để biết ROA bao nhiêu là tốt.
Lưu ý: Trong tài chính, kinh doanh hay đầu tư chứng khoán như Ngọ, thì mọi thứ đều có tính tương đối, là sự kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật. Nhiều khi các bạn mới muốn cụ thể chính xác con số, nhưng điều này là không thể vì tài chính không cố định được. Dù Ngọ học chuyên Toán, và cũng muốn cố định cho bạn để dễ dàng, nhưng điều này là bất khả thi, Ngọ chỉ cho bạn những con số tương đối, để bạn tinh chỉnh phù hợp so với ngành, so với chính nó và ngành nó hoạt động để biết ROA bao nhiêu là tốt.
V. Kết luận chung: ROA bao nhiêu là tốt?
Cách tính ROA = Lợi nhuận/Tài sản X 100%. Nó đánh giá hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp so với tài sản
ROA đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ thấp nhưng tăng nhanh theo thời gian là tốt. ROA đối với công ty nhỏ thì sẽ là cao nhất, ROA đối với công ty lớn sẽ ổn định và thấp hơn công ty nhỏ.
ROA khác biệt với từng ngành, ví dụ ngành ngân hàng ROA sẽ rất thấp, hay công nghệ thì sẽ thường có ROA cao. Ta cũng có nên so sánh các doanh nghiệp cùng ngành.
Còn nhìn chung, khi hỏi ROA bao nhiêu là tốt? Ở mức độ tương đối, Ngọ sẽ chia sẻ là ROA >=5% là tốt, và >15-20%/năm là xuất sắc
VI. Chia sẻ thêm:
Đầu tư chứng khoán không đòi hỏi tiền vốn nhiều để bắt đầu, với một cái đầu ham học hỏi và sẵn sàng, ta hoàn toàn có thể kết quả đầu tư hiệu quả.
Để giúp nhà đầu tư tốt hơn. Ngọ có tổ chức dạy học và nhận ủy thác đầu tư chứng khoán.
Dù bạn xuất phát từ số 0, thì bạn sẽ ngay lập tức lọt vào Top 5% giỏi nhất – Đây là cam kết, còn định hướng luôn sẽ là Top 1% cho bất kỳ nhà đầu tư nào!
Tất cả kiến thức chứng khoán chỉ là Toán lớp 4.