Thị trường con bò là gì? Giai đoạn giúp tăng lãi 100%

Thị trường con bò là gì mà biến F0 – người chưa biết “mô tê” gì hết về chứng khoán trở thành chuyên gia. Nơi ca bài ca khải hoàn bất tận!

Dù trước nay bạn đều đã nghe đến thị trường con bò và thị trường con gấu. Nhưng đôi khi chẳng hiểu thế quái nào chúng ta “say máu” với thị trường con bò, rồi “hộc máu” với con gấu.

Thị trường con bò là gì? Vì sao xảy ra thị trường bò? Ta cần đầu tư như thế nào trong thị trường bò???

Thị trường gấu và thị trường bò đều ám chỉ việc biến động của thị trường theo thời gian. Nhưng điều gì lại tạo ra nó? Why?

Những câu hỏi vậy thôi thúc ta đi tìm câu trả lời. Và bài viết này sẽ giải đáp cho bạn tất tần tật về phe bò.

Thị trường con bò là gì?

Định nghĩa thị trường bò là gì?

Thị trường con bò hay bull market là khi một chỉ số thị trường chứng khoán chung tăng ít nhất 20% từ mức thấp gần đây.

Anh_thi_truong_con_bo
Thị trường con bò tại VN-index, thường giúp nhà đầu tư tăng 100%

Trong thị trường con bò, giá cổ phiếu tăng lên. Các nhà đầu tư lạc quantự tin tham gia thị trường chứng khoán.

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

Phe bò và phe gấu.

Tên gọi của thị trường gấu và bò bắt nguồn từ cách hai con linh vật này tấn công con mồi của chúng. 

Cụ thể: Những con bò tót có xu hướng điên cuồng húc sừng lên không trung khi tấn công. Do đó bò là biểu tượng cho thị trường chứng khoán đang trên đà tăng giá – uptrend.

Ngược lại, một con gấu thường tấn công khi sợ hãi. Gấu sẽ dùng những móng vuốt sắc nhọn hướng xuống của mình để vồ. Gấu (bear market ) là biểu tượng của thị trường giá xuống – downtrend.

thi-truong-con-bo-la-gi
So sánh thị trường bò và thị trường gấu

Thị trường con bò kéo dài bao lâu?

Thị trường con bò có thể tồn tại trong vài tháng đến vài năm.

Trong lịch sử, thị trường con bò có xu hướng kéo dài, diễn ra thường xuyên hơn thị trường con gấu giá xuống. Bởi về lâu dài, thị trường chứng khoán có xu hướng sẽ tăng lên.

Thị trường con bò trung bình kéo dài 2,7 năm.

Những ví dụ thị trường con bò gần đây là gì?

Từ sau Thế chiến II, ở nước Mỹ xa xôi, đã có 11 lần thị trường con bò diễn ra thật sự!

Trong đó, thị trường con bò dài nhất trong lịch sử chứng khoán Mỹ kéo dài gần 11 năm. Bắt đầu từ năm 2009 và kết thúc năm 2020 khi Covid xuất hiện.

Chỉ số S&P 500 từ mức thấp 676,53 điểm vào ngày 09/03/2009, lên mức cao nhất là 3.386,15 vào ngày 19/02/2020. Tổng cộng đạt mức tăng hơn 400%! Quá khủng!

Thị trường bò ở Việt Nam 2006-2007

Năm 2007 VN-Index đã tăng khoảng 290% so với đầu năm 2006. Một thị trường siêu con bò thật sự.

thi-truong-con-bo-viet-nam-2007
Thị trường con bò ở Việt Nam năm 2007

Thời kỳ 2006 – 2007 nhà nhà người người đổ xô đi đầu tư chứng khoán. Việc kiếm tiền từ chứng khoán quá dễ dàng.

Hồi đó không có bảng điện như bây giờ. Bạn muốn mua bán là phải ghi phiếu lệnh, rồi nhờ môi giới nhập vào.

Cứ mua là thắng. Hết giờ giao dịch vẫn còn 1 chồng dài phiếu lệnh cần nhập! Kẹt còn hơn kẹt xe!

Những người không có kiến thức đầu tư cũng tham gia, từ bà bán bún đến ông bán phở đều đầu tư. Tất cả đều có lãi to.

Cứ mở mắt ra chào 1 ngày mới, thì tiền lại ập vào miệng.

Nguyên nhân của thị trường con bò là gì?

Thị trường con bò thường trùng với thời kỳ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Thị trường con bò thể hiện nền kinh tế tăng trưởng mạnh và tỷ lệ thất nghiệp thấp.

Nên, nhà đầu tư tự tin hơn, với cũng có nguồn tiền dư thừa, vậy là họ tham gia chứng khoán.

Ngoài ra, quan hệ cung và cầu, sự thay đổi trong các hoạt động kinh tế, tâm lý của nhà đầu tư – nó cũng là nguyên nhân của thị trường con bò hoặc con gấu.

1. Cung và cầu

Thị trường bò một phần là kết quả của cung và cầu về chứng khoán. Thị trường con bò được đặc trưng bởi nhu cầu mạnh và nguồn cung chứng khoán yếu.

Số lượng bán thì ít, số lượng người mua thì nhiều: Cầu > Cung. Kết quả là, giá cổ phiếu tăng lên.

Ngược lại với thị trường con gấu.

2. Phát trin kinh tế to ra th trưng bò

Nền kinh tế phát triển, túi tiền rủng rỉnh. Tiền đầy túi nên người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu nhiều hơn.

Do đó, thu nhập của doanh nghiệp tăng. Tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân. Tỷ lệ thất nghiệp giảm.

Thêm nữa, thị trường kinh tế phát triển,giúp mọi người nhiều tiền hơn. Họ cũng muốn lấy tiền sinh tiền, nên mang tiền đi đầu tư chứng khoán. Nên, giá cổ phiếu sẽ tăng lên.

Rồi giá cổ phiếu lại tiếp tục tăng lên nữa. Cổ phiếu sẽ được định giá cao hơn tạo nên thị trường bò.

3. Tâm lý nhà đầu tư

Tâm lý nhà đầu tư và diễn biến thị trường chứng khoán cũng phụ thuộc lẫn nhau.

Trong thị trường con bò, cổ phiếu tăng giá làm tăng niềm tin của nhà đầu tư. Do đó, nhiều nhà đầu tư bỏ tiền vào thị trường với hy vọng thu được lợi nhuận.

Cổ phiếu càng tăng, càng khiến nhà đầu tư phấn khích tham gia. Do vậy, cổ phiếu càng tăng hơn nữa.

Lòng tham kích hoạt – đến bà bán gà ở chợ, hay người xe ôm cũng muốn nhập cuộc. Thị trường con bò phình to, tình trạng bong bóng tài chính xảy ra.

4. Lãi suất thấp

Lãi suất thấp thường đi kèm với thị trường con bò. Trong khi lãi suất cao đi kèm với thị trường con gấu.

Lãi suất thấp giúp các doanh nghiệp có khả năng vay vốn và phát triển dễ dàng hơn. Doanh nghiệp càng làm ăn có lãi thì giá cổ phiếu càng tăng.

Ngoài ra, lãi suất thấp khiến các kênh đầu tư khác như gửi ngân hàng, mua trái phiếu không hấp dẫn. Khiến nhà đầu tư tìm đến chứng khoán và đẩy giá chứng khoán lên.

Và vì lãi suất thấp, nhà đầu tư vay được tiền với giá rẻ, hoặc margin giá thấp – rồi đem tiền đó đi đầu tư chứng khoán. Lại khiến thị trường con bò phình to hơn nữa.

Các giai đoạn của thị trường con bò là gì?

“Thị trường bò sinh ra trong sự bi quan, lớn lên bởi sự hoài nghi, trưởng thành từ sự lạc quan và chết vì sự hưng phấn.” – Sir John Templeton

cac-giai-doan-thi-truong-bo
Các giai đoạn thị trường con bò

Giai đoạn bi quan

Giai đoạn này thường xảy ra vào cuối một thị trường gấu, khi mọi thứ đang ở mức tồi tệ nhất.

Cực suy là khởi đầu của thịnh. Lúc thị trường tận cùng của nỗi đau – là khởi đầu của hạnh phúc – một thị trường con bò sẽ diễn ra.

Khi thị trường bi quan, những nhà đầu tư nhanh trí, sớm quay lại thị trường vì thấy được cổ phiếu giá hời.

Lúc này họ cứ thảnh thơi chọn mã cổ phiếu, không giống cảnh “chen lấn” lúc đỉnh con bò. Họ là “đức vua lạc vào chốn hậu cung toàn những cô gái đẹp” !

Giai đoạn hoài nghi

Trong giai đoạn này, không còn những thông tin tiêu cực. Nhà đầu tư bắt đầu quan tâm về thị trường. Giá cổ phiếu bắt đầu tăng.

Đây cũng là thời điểm nhập cuộc của những nhà đầu tư đánh hơi được dòng tiền đầu cơ mới. Họ cũng là người kiếm ăn khá lớn trên thị trường chứng khoán.

Những nhà đầu tư thực thụ sẽ nhà người tham gia lúc giai đoạn bi quan và hoài nghi nhất. Kết quả là họ giàu!

Giai đoạn lạc quan

Trong giai đoạn này, triển vọng kinh tế bắt đầu cải thiện, tin tức trở nên tích cực.

Giai đoạn này có thể kéo dài và cũng chứng kiến ​​số lượng lớn các nhà đầu tư tham gia vào thị trường. Những vụ IPO và mua bán sáp nhập doanh nghiệp cũng bắt đầu tăng lên.

Nhà đầu tư có niềm tin vào sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán.

Giai đoạn hưng phấn

Trong giai đoạn này, khối lượng giao dịch lớn. Người người bắt đầu tham gia chơi chứng khoán.

Cũng bởi vì việc kiếm tiền trở nên rất dễ dàng. Thậm chí chỉ cần mở mắt ra là có tiền. Cảm giác thị trường sẽ tiếp tục phát triển chiếm ưu thế.

Tuy nhiên, cuối cùng thị trường chứng khoán trở nên quá đông đúc. Những công ty hoạt động tốt nhất bắt đầu giảm hiệu quả.

Bong bóng ở cuối giai đoạn này bắt đầu vỡ.

Nhà đầu tư nhận ra thị trường đã bị định giá quá cao. Và hiểu ra, bên cạnh đỉnh cao trên thị trường là vực sâu!

Bí quyết đu tư trong th trưng con bò là gì?

Thị trường bò hay thị trường gấu luôn là 2 mặt của thị trường. Bất kỳ khi nào thị trường giá quá cao thì thị trường giảm giá sẽ xuất hiện vào một ngày nào đó.

Muốn sống lâu, và kiếm tiền bền vững thì phải sở hữu những bí quyết. Phải có chiêu! Và đây là các giúp bạn đầu tư trong thị trường con bò.

Đa dạng hóa các khoản đầu tư

Cho dù đó là thị trường con bò hay thị trường gấu, điều quan trọng là giữ cho các khoản đầu tư được đa dạng hóa.

Điều này có nghĩa là trải rộng danh mục đầu tư vào cổ phiếu thuộc các lĩnh vực khác nhau. Thay vì chỉ một vài công ty nhất định.

Không được phép ALL IN, tức là không thể dồn tiền 1 mã duy nhất.

Đa dạng hóa sẽ giúp nhà đầu tư giảm rủi ro trước mọi diễn biến bất ngờ của thị trường và kiếm tiền trong dài hạn.

Phân bổ danh mục đầu tư đa dạng, giúp bạn ăn ngon ngủ yên. Tự tin nắm giữ cổ phiếu ngay trong thị trường downtrend hay thị trường uptrend.

Tập trung vào đầu tư dài hạn

Ngay cả trong một thị trường con bò, các nhà đầu tư vẫn nên tập trung vào dài hạn. Thị trường gấu có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào.

Trong thị trường con bò, những công ty tốt và không tốt đều tăng giá. Tuy nhiên, khi thị trường xấu đi, chỉ có những công ty tốt mới có khả năng trụ vững trên thị trường.

Chưa kể đến thị trường bò khiến các cổ phiếu tăng giá, trở nên đắt hơn so với giá trị của nó.

Vì vậy, dù thị trường gì thì công việc của nhà đầu tư vẫn là tập trung cho dài hạn. Nghĩa là cần phân tích về tình hình tài chính, lợi thế cạnh tranh, mức độ rủi ro của doanh nghiệp trước khi đầu tư.

Bỏ qua cảm giác FOMO

FOMO – tức là  hiệu ứng bị bỏ lỡ. Thấy người ta ăn khoai, lòng không yên, vác mai đi đào.Thấy cổ phiếu tăng giá thì cứ đâm đầu nhảy vào “kẻo lỡ” con sóng. Khi đó ta bị “dính” cảm giác FOMO

Trong thị trường con bò, nhiều nhà đầu tư trở nên giàu có chỉ sau một đêm. Rất dễ kiếm tiền!

Nhìn thấy những người khác chấp nhận rủi ro phi lý và kiếm được nhiều tiền – Có thể gây hiệu ứng FOMO cho những người khác.

Một số người có thể khó cưỡng lại FOMO – chấp nhận nhiều giao dịch đầy rủi ro – bất chấp hậu quả.

Tuy nhiên, chúng ta đều không thể dự đoán thị trường bò sẽ kết thúc lúc nào. Do đó, dùng đòn bẩy nhiều, mua những cổ phiếu rủi ro cao – có thể khiến nhà đầu tư thua lỗ khi thị trường con gấu xuất hiện.

thi-truong-con-bo-FOMO
Hội chứng FOMO trong thị trường con bò của New tơn

Nhà khoa học Issac Newton là 1 người cực kỳ thông minh nhưng cũng là nạn nhân của hội chứng FOMO.

Ông đã từng lời gấp đôi khi bán cổ phiếu South Sea Bubble. Tuy nhiên, khi nó tiếp tục tăng mạnh thì ông nhảy vào mua vùng đỉnh, và lãnh hậu quả nặng.

Newton đã cháy túi với cổ phiếu South Sea Bubble năm 1720.

Cách tốt nhất để tránh FOMO là tạo các tiêu chuẩn để xác định: (1) những gì ta sẽ đầu tư và (2) những gì ta KHÔNG đầu tư.

Nếu có tiêu chuẩn riêng, nhà đầu tư sẽ cảm thấy thoải mái với việc nói không – với mọi thứ không thỏa mãn tiêu chuẩn của mình. Bất kể người khác đang kiếm được bao nhiêu tiền.

Tổng kết thị trường con bò là gì?

Thị trường bò – bull market – là thị trường giá tăng. Khi sống giữa thị trường bò, hãy chuẩn bị tâm lý bị gấu tấn công. Câu chuyện bò và gấu cứ thay phiên nhau dẫn dắt thị trường chứng khoán.

Cố gắng không dự đoán khi nào một thị trường con bò hoặc gấu, đến hoặc đi. Hãy coi các khoản đầu tư như một phần của kế hoạch tài chính của bạn.

Khi đó, bạn có thể đi trên con đường xa hơn: tự do tài chính và nghỉ hưu sớm.

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Nhận ủy thác đầu tư
– SĐT – Zalo: 096.774.6668
– Chat Messenger: TẠI ĐÂY
– Chat Zalo: TẠI ĐÂY

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!