Tỷ lệ RR trong chứng khoán? Cách tính tỷ lệ RR

Tỷ lệ RR trong chứng khoán là sự cân nhắc giữa rủi ro và phần thưởng (RR = Risk:Reward). Thông qua, tỷ lệ RR Risk:Reward, mà ta xem xét liệu có nên mua cổ phiếu này hay không?

Không phải thấy việc có khả năng sinh lợi (Reward) cao mà nhảy vào – đây là lỗi của nhiều nhà đầu tư thiếu kiến thức. Một người biết đầu phải tính đúng cách tỷ lệ RR – khi đó, ta mới quyết định đầu tư, hay chọn bỏ đi.

Ty-le-RR-trong-chung-khoan
Bài viết: Tỷ lệ RR trong chứng khoán? Cách áp dụng

I. Hiểu sâu, nhớ lâu về tỷ lệ RR trong chứng khoán

Để dễ hình dung người mới, Ngọ tạm liên tưởng: Tỷ lệ RR Risk:Reward giống như phân số, tỷ lệ RR càng nhỏ càng tốt.

  • Tỷ lệ Risk/Reward cổ phiếu A = 6/8
  • Tỷ lệ Risk/Reward cổ phiếu B = 3/6

Trường hợp này cổ phiếu B ngon hơn cổ phiếu A!

Thì trường hợp này cổ phiếu B ngon hơn cổ phiếu A!

Dù sau này có 1 nhà đầu tư A khoe kiếm được 8 đồng nhờ cổ phiếu A – trong khi ta chỉ kiếm 6 đồng chỉ nhờ cổ phiếu B;  đối với người không biết thì nghĩ người A giỏi hơn ta. Nhưng hãy [cười] rồi bỏ đi, vì chỉ có người có sự hiểu biết mới nhận ra ta là người giỏi hơn.

Tất nhiên phương trình tính toán và phân tích sẽ phức tạp hơn nhiều ví dụ nhỏ trên.

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

Tỷ lệ RR trong chứng khoán, ngắn gọn, chỉ là công cụ giúp bạn đánh giá mức độ rủi ro bạn sẵn sàng đón nhận so với tiềm năng phần thưởng bạn thu về khi định đầu tư một mã nào đó.

Hiểu và sử dụng tỷ lệ RR đúng cách là quan trọng, vì nó giúp bạn quản lý rủi ro, xác định các điểm dừng lỗ và mục tiêu lợi nhuận, cũng như đưa ra quyết định thông thái khi giao dịch chứng khoán. Nếu bạn không cân nhắc cẩn thận tỷ lệ RR, bạn dễ dàng mắc sai lầm và đối mặt với mất mát lớn trong thị trường chứng khoán.

II. Tỷ lệ RR trong chứng khoán hoạt động như thế nào?

Trong chứng khoán, NĐT thường được đề xuất sử dụng tỷ lệ rủi ro so với lợi nhuận là 1:3, nghĩa là họ mong đợi 1 đơn vị rủi ro đem lại 3 đơn vị lợi nhuận.

Kiểu giống chơi oẳn tù tì, nếu thua tôi mất 1 đồng, thắng tôi được tối thiểu 3 đồng; nếu tôi rủi ro mất 2 đồng, thì khi thắng tôi được 6 đồng!

“Hãy nghe này, mua cổ phiếu rất dễ dàng. Nếu bạn gặp phải khả năng giảm giá ít và tăng giá nhiều, bạn hãy mua nó. Nếu bạn gặp trường hợp khả năng giảm giá nhiều và tăng giá ít thì hãy tránh xa.” Sam Zell

Khi hiểu được khái niệm bất đối xứng trong đầu tư này, sẽ giúp NĐT quản lý được rủi ro và lợi nhuận tốt hơn, bằng cách thiết lập các điểm cắt lỗ, chốt lời.

Nhưng, tỷ lệ RR trong chứng khoán – không phải là một con số cố định, “đo ni đóng giày” cho tất cả các case đầu tư, nó phụ thuộc vào từng chiến lược giao dịch và cá tính nhà đầu tư. Một nhà đầu tư tốt sẽ quyết định trước tỷ lệ rủi ro/phần thưởng trong các khoản đầu tư của họ.

Ta cũng cần phải rõ ràng, tỷ lệ RR trong chứng khoán, nó là cả một sự khoa học và nghệ thuật – nó dựa vào sự thẩm định của cá nhân về rủi ro chấp nhận, và lợi nhuận kỳ vọng – nhưng đồng thời ta phải phân tích khách quan, dựa vào lịch sử, hiệu quả, tài chính, xác suất…

Ty-le-RR-trong-chung-khoan-1-3-moi-mua
Tỷ lệ R:R trong chứng khoán phải hấp dẫn mới mua

Thực tế nhà đầu tư cá nhân chỉ quan tâm đến lợi nhuận, kiếm tiền thật nhanh. Đôi  khi để hấp dẫn, nhất là để tạo sự phấn khích ta có thể nói nghịch đảo lại là tỷ lệ phần thưởng rủi ro. Nhưng nếu đúng bài bản, tử số phải là tổn thất có thể xảy ra, mẫu số mới là lợi nhuận kỳ vọng.

III. Cách tính tỷ lệ RR – công thức tính tỷ lệ RR – công cụ đo RR

Để tính tỷ lệ RR trong chứng khoán, ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Xác định giá mua vào của cổ phiếu (Entry Point), ví dụ giá mua = 100K/cổ phiếu

Bước 2: Xác định giá cắt lỗ stop loss, ta cắt lỗ ở mức 95K/cổ phiếu

Bước 3: Xác định mục tiêu lợi nhuận – giá ta chốt lời là 120K/cổ phiếu.

Bước 4: Áp dụng công thức tỷ lệ RR trong chứng khoán:

Tỷ lệ RR = Lỗ tiềm năng/Lợi nhuận tiềm năng

Tỷ lệ RR = (Giá mua – Giá cắt lỗ)/(Giá chốt lời – Giá mua)

Áp dụng vào bài trên ta có:

  • Giá mua = 100. Giá cắt lỗ = 95. Giá chốt lời = 120
  • Tỷ lệ RR = (100-95)/(120-100) = 1:4

Bước 5: Đánh giá tỷ lệ RR

Tỷ lệ R:R = 1:4 nghĩa là bạn sẵn sàng chịu 1 đơn vị rủi ro để mong đợi kiếm được 4 đơn vị lợi nhuận.

So với mức khuyến cáo chuẩn tỷ lệ RR trong chứng khoán là 1:3, thì tỷ lệ RR = 1:4 hấp dẫn hơn cho việc kỳ vọng gửi rủi ro và lợi nhuận

Bước 6: Quyết định giao dịch

Khi ta đã tính được tỷ lệ RR có lợi thế về cho ta, tùy thuộc vào triết lý đầu tư, chiến lược đầu tư của bạn. Khi đó, bạn có thể sử dụng phân tích kỹ thuật, hay cơ bản – để xem toàn cục và ra quyết định mua cổ phiếu.

VI. Những ưu điểm và rủi ro khi sử dụng RR

Tỷ lệ RR là một công cụ, nên nếu ta hiểu được nó nó mang lại nhiều lợi ích, nhưng nếu làm sai, nó có thể khiến bạn rủi ro hoặc làm suy giảm lợi nhuận. Cụ thể:

1. Lợi ích:

Quản lý rủi ro: Tỷ lệ RR giúp bạn xác định mức rủi ro mà bạn sẵn sàng chấp nhận và kiểm soát nó. Bạn chỉ mở các giao dịch có tỷ lệ RR phù hợp với chiến lược của bạn.

Xác định điểm dừng lỗ và chốt lời:Tỷ lệ RR cung cấp hướng dẫn về việc đặt điểm dừng lỗ (để bảo vệ khỏi lỗ lớn) và mục tiêu chốt lời (để đảm bảo bạn có lợi nhuận đủ lớn).

2. Rủi ro:

Chọn sai tỷ lệ RR: Nếu bạn chọn tỷ lệ RR quá thấp – tức là chờ cho rủi ro thật thấp và phần thưởng cực cao, bạn bỏ lỡ cơ hội kiếm lợi nhuận. Nếu tỷ lệ RR quá cao, bạn tạo ra cơ hội lớn cho lỗ lớn, vì mức rủi ro lớn, nhưng phần thưởng không nhiều.

Không tính sự biến đổi của thị trường: Tỷ lệ RR không thay đổi, nhưng thị trường thì có đấy. Một giao dịch có tỷ lệ RR tốt ban đầu trở nên xấu khi điều kiện thị trường thay đổi.

V. Những sai lầm và cách phòng tránh khi dùng tỷ lệ RR trong chứng khoán

Những sai lầm là điều rất bình thường trong đầu tư, điều quan trọng là bạn học hỏi được điều gì từ đó. Chẳng có nghề nào mà phạm sai lầm nhiều như nghề này đâu, thậm chí không hề cảm thấy xấu hổ vì sai lầm.

Mọi người đều phạm sai lầm.” Warren Buffett

 “Tôi là một người phạm sai lầm chuyên nghiệp. Một phần ba giao dịch của tôi có thể sai.” Ray Dalio

“Có một cách để tránh sai lầm là không đầu tư – Nhưng đó là sai lầm lớn nhất.” John Templeton

 “Có một số người không thích phạm sai lầm, [nếu vậy] đừng tham gia đầu tư.” Jean-Marie Eveillard

 “Mặc dù chúng tôi chắc chắn sẽ phạm phải một số sai lầm, chúng tôi quyết tâm học hỏi từ mỗi sai lầm đó.” Seth Klarman

“Chúng tôi sẽ phạm phải rất nhiều sai lầm ở Berkshire. Chúng tôi đã phạm phải nó ở quá khứ, và chúng tôi sẽ phạm phải nó ở tương lai. Bạn biết đấy, nếu mọi cú đánh gôn của bạn đều vào lỗ – bạn biết đấy, trò chơi sẽ sớm mất hứng thú. Vì vậy,  thỉnh thoảng bạn phải đánh một vài cú vào rừng chỉ để làm cho nó thú vị hơn một chút.” Warren Buffett

Chỉ riêng việc sử dụng tỷ lệ RR đã có rất nhiều sai lầm. Sau đây, Ngọ chia sẻ những sai lầm thường gặp và cách phòng tránh. Cụ thể:

1.Sai lầm: Không xác định tỷ lệ RR trước khi giao dịch.

Cách tránh: Luôn xác định tỷ lệ RR trước khi bắt đầu giao dịch. Xác định mức lợi nhuận mục tiêu và điểm dừng lỗ cho mỗi giao dịch.

2.Sai lầm: Đặt mục tiêu lợi nhuận quá thấp so với điểm dừng lỗ.

Cách tránh: Đảm bảo rằng mục tiêu lợi nhuận của bạn cao hơn ít nhất gấp 3 so với điểm dừng lỗ. Điều này đảm bảo rằng tỷ lệ RR thực sự có ý nghĩa và không khiến bạn dễ mất tiền.

3.Sai lầm: Dựa vào cảm xúc và không dựa vào phân tích.

Cách tránh: Sử dụng phân tích kỹ thuật và cơ bản để xác định điểm mua và điểm bán. Không quyết định dựa vào cảm xúc hoặc ngẫu nhiên.

4.Sai lầm: Không quản lý rủi ro một cách hiệu quả

Cách tránh: Đặt điểm dừng lỗ và tuân thủ nó. Đừng để các lệnh thua lỗ tăng quá mức rủi ro bạn đã xác định.

5.Sai lầm: Dựa vào tỷ lệ RR quá nhiều mà bỏ qua yếu tố khác.

Cách tránh: Sử dụng tỷ lệ RR như một phần của quyết định giao dịch tổng thể, nhưng đừng đặt toàn bộ niềm tin vào nó. Kết hợp nó với phân tích và kế hoạch giao dịch tổng thể.

6.Sai lầm: Mua vào và quên mục tiêu.

Cách tránh: Sử dụng kế hoạch giao dịch để xác định mục tiêu lợi nhuận và điểm dừng lỗ. Sau đó, theo dõi giao dịch và có kế hoạch cho việc thoát ra khi đạt được mục tiêu hoặc khi điểm dừng lỗ được kích hoạt.

Bài viết tỷ lệ RR trong chứng khoán này, Ngọ hi vọng bạn sẽ thực hành và thấu hiểu để có thể hạn chế rủi ro và có lợi nhuận bền vững.

Chơi Cổ Phiếu là nhớ Cổ Phiếu X – Tất cả chỉ là Toán lớp 4!

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!