Nghệ thuật “photoshop não” – để làm việc hiệu quả và sống hạnh phúc

Bạn có bao giờ để ý mình đang làm việc này thì nghĩ đến việc khác không?

Bạn có hay quên chìa khóa, thẻ xe,  hay làm sót việc mình dự tính không?

Bạn hay trì hoãn công việc rồi không chịu làm?

Bạn hay bị stress và thấy sao mình bận rộn dữ vậy?

Hay đơn giản, bạn không có thời gian?

Đó là chứng tỏ não bạn “đang bị rối rắm”, chúng ta phải tiến hành sửa lại nó thôi.

Cái khó nhất của “Nghệ thuật photoshop não” là bạn có sẵn sàng, và thành tâm muốn sửa não hay không? Phật dạy, khi bạn sẵn sàng thì thầy giáo sẽ xuất hiện là ở chỗ đó. Vấn đề này liên quan đến niềm tin, liên quan đến sâu thẳm con tim chứ không phải nói suông. Nếu bạn đã sẵn sàng photoshop não thì hãy đọc tiếp.

Hãy sống một cuộc đời hạnh phúc
Hãy sống một cuộc đời hạnh phúc

Bước 1:  Xác định tư tưởng

Ngọ nghĩ đây là điều khó nhất, nếu bạn không muốn sửa não, thì đành bó tay chấm com luôn. Hãy luôn nghĩ rằng luôn có cách để giải quyết mọi thứ, và mọi thứ thật đơn giản, cứ xem chúng ta cho phép mình THỬ 1 tháng. Đó là cách để bắt đầu. Đời người mấy chục năm cho mình cơ hội 1 tháng để có thể thấy mình an nhàn, hạnh phúc hơn, có mất gì đâu, nếu không được thì bạn có thể quay lại cách cũ như hiện nay mà.

Bước 2: Đặt mục tiêu thấp đến mức tâm lý ta dễ chấp nhận nhất và dễ hoàn thành.

Tâm lý con người giống như 1 đứa trẻ bé bỏng, dù bạn 60-70 tuổi đi nữa, nhưng chúng ta lại thường muốn cái gì cũng hoàn hảo, phải thật cao. Bạn thử nhớ lại xem, bạn đặt mục tiêu, đề ra kế hoạch nhưng biết bao nhiêu lần nhưng kết quả vẫn y như cũ. Điều này khiến bạn rất dễ bỏ cuộc. Kinh nghiệm “từ bỏ” thượng thừa của Ngọ, đã thấy đặt mục tiêu cao khiến bạn đuối về tâm lý, cạn ý chí và dẫn đến bỏ cuộc.

Đừng đặt mục tiêu hoàn hảo, hãy đặt mục tiêu tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn

Bước 3: Tập chấp nhận buông bỏ, bạn không giỏi lắm đâu

Về mặt khía cạnh tâm lý nỗi đau của việc mất mát lớn hơn phần thưởng ngang giá trị rất nhiều. Nếu bạn MẤT 1 triệu, nỗi đau của bạn lớn hơn rất nhiều so với niềm vui ĐƯỢC 1 triệu. Đó là lý do ta rất khó buông bỏ cái gì đó. Mẹo ở đây là gì? Hãy nghĩ cái MẤT nếu ta không buông bỏ nó! Nhớ rằng cái MẤT mạnh hơn cái ĐƯỢC. Ngọ đã sống Tối Giản 1 năm rồi, mới đầu bán vật dụng, vứt quần áo, Vứt kỷ vật… nó xót lắm, nhưng Nếu không Vứt bạn sẽ MẤT không gian sống, MẤT bộ nhớ phải suy nghĩ đến nó, MẤT thời gian cho nó… Khi đó, bạn sẽ thấy càng nhiều bạn càng Mất hơn là Được.

Lần lần, Ngọ thấy sống Tối giản quá sướng, giờ mà thấy thừa cái gì là tự nhiên thấy MẤT KHÔNG GIAN, thấy rất khó chịu, bực bực nên đành vứt đi. Đồ vật buông bỏ rất dễ, nhưng theo gia tốc bạn sẽ buông bỏ nhiều thứ khác, từ tư duy đến suy nghĩ, bạn buông bỏ những suy nghĩ cũ để tiếp nhận những suy nghĩ mới…

Tóm lại, cái gì bạn thấy mệt là bạn buông bỏ, và chỉ quan tâm đến cái cho bạn hạnh phúc, những thứ thực sự quan trọng. Bạn nhớ quy luật 64/4 chứ, level 2 của 80/20, có tới 64% những thứ quanh bạn (suy nghĩ, đồ vật…) chỉ mang lại 4%, hay nói đúng hơn là rác rưỡi – nên bỏ ngay, Còn nếu bạn có nội công từ bỏ mạnh bạn chỉ cần tập trung vào 4% yếu tố mang lại 64%  kết quả. Bạn sẽ thấy siêu nhàn, siêu sướng mang lại hiệu suất cao.

Bước 4: Tin tưởng và ủy quyền

Hãy tập làm quen với việc ủy thác, ủy quyền và tin tưởng người khác. Chúng ta chỉ là con người như bao người khác thôi, nhưng con người nói chung thì cho mình thông minh hơn, tin mình làm tốt hơn người khác, người khác thì làm tệ… Đó là lý do chúng ta rất ít giao việc, ủy quyền và nguồn gốc của hầu hết mỏi mệt. Đây là tâm lý sai lầm của con người, người giỏi thì người phải tự động nhiều thứ, tức là lười càng nhiều càng tốt, nhưng người giỏi rất siêng hoạt động tư duy.

Khi nuôi con, không nên nuông chiều… thay vào đó hãy đặt niềm tin vào con của mình, đừng làm dùm, chỉ hỗ trợ khi gặp điều thực sự khó, luôn khuyến khích nó nhưng đừng làm dùm…Khi đó bạn tự nhiên sướng, con cái, vợ chồng sẽ mạnh mẽ, khi biến cố xảy ra thì họ có thể vượt qua. (Chắc Ngọ làm nghề chứng khoán, nên hay nghĩ đến rủi ro…).

Ngọ nói có khoa học đó, nhưng tâm lý thì rất khó, nên bạn hãy thử, ví dụ bạn thay vì vứt bỏ vật dụng không cần thiết (ít nhất là 64%) mà cất trong thùng rồi cất chỗ kín đáo nào đó, bạn sẽ thấy vài tháng bạn chẳng đụng đến đâu. Trong công việc giữa người với người, bạn cứ tin tưởng ủy thác đi, “anh chị hãy tự suy nghĩ làm đi”, tôi cần kết quả XYZ gì đó. Có thể không như mong đợi nhưng ít nhất họ cũng tới 1 nửa đấy, và bạn lại có thời gian để tư duy tập trung vào 4% năng lực giỏi nhất của mình, nhưng có khả năng ít nhất 40% – 50% họ sẽ vượt bạn đó, nếu bạn khách quan!

Cuộc sống này quá ngắn, chẳng lẽ đời bạn bất hạnh đến nỗi không tin tưởng ai khác sao? Hãy đặt niềm tin vào người khác và mạnh dạn giao quyền.

Bước 5: Thật chậm, thật chậm thôi. Thật nhỏ thật nhỏ thôi. Nhưng thường xuyên

Nếu bạn hoàn thành bước 3 và 4, thì tự nhiên bạn sẽ thấy giảm được nửa thời gian rồi, có thể giảm tới 80% thời gian đó chứ. Chưa kể khi bạn tập trung vào cái quan trọng bạn sẽ tăng năng suất lên. Nếu bạn làm bước 3,4 tốt, Ngọ nghĩ tự động bạn tăng năng suất lên ít nhất 10 lần. Đừng để những thứ không quan trọng lắm làm MẤT đi dung tích não của bạn, Não giống CPU máy tính – CPU mà chạy nhiều chương trình thì sẽ chậm chạp đi.

Sự nghiệp cả đời người đừng háo hức làm nhanh, thật chậm thật nhẹ nhàng thôi. Buffett từng nói: “Đừng bắt 1 đứa trẻ ra đời trong 1 tháng bằng cách làm 9 cô có bầu”. Mọi thứ đều cần thời gian. Ví dụ bạn thực hiện bước 3,4  giảm ngay 64% hay giảm tới 96% bạn không giảm được thì hãy giảm đi 1%, thấy dễ không, nếu còn khó thì tập giảm 0.1%.

Ngọ chưa bao giờ nghĩ có thể viết được nhiều bài, hay bài dài đâu nhưng cứ viết 1 dòng thì phần còn lại nó cứ tuôn ra à. Thấy đọc sách khó thì đọc 1 trang thôi, thấy quá khó thì đọc 1 dòng thôi, khó nữa thì chỉ cần mở sách ra ngắm 10s thôi cũng được. Miễn là bạn chịu ngày nào cũng ngắm 10s  sẽ thành mọt sách tương lai đó.

Một thói quen trung bình mất 66 ngày mới hình thành, có cái ít hơn, có cái tới 9 tháng…  Nhưng cứ thật nhỏ, thật chậm những niềm vui nho nhỏ sẽ biến thành những thành công vĩ đại.

Chỉ cần tiến bộ hơn 1 chút xíu… đó là điều đáng khen.

Bước 6: Hãy viết ra giấy! Hãy viết ra giấy!

Tôi nghĩ… tôi có ý tưởng… hay lời nói… cuối cùng rồi gió thổi bay thôi, cứ viết ra giấy, ít cũng được nhiều cũng được, viết vắn tắc ra giấy theo theo SMART và 5W-1H, hay cái danh sách cũng được. Cái gì không viết thì đừng có làm, tất nhiên là không dễ như tin nhắn đến, email đến, tâm lý chúng ta muốn đọc, ai đó đến thăm… Tất cả đều không quan trọng. Cứ tâm niệm viết GẤP là việc KHÔNG QUAN TRỌNG, Việc QUAN TRỌNG thì KHÔNG GẤP. Tất nhiên cũng có ngoại lệ như con nhập viện… nhưng chắc chắn nó lâu mới có, hoặc hiếm lắm mới xảy ra.

"Việc quan trọng thường không khẩn cấp - Việc khẩn cấp thường không quan trọng"
“Việc quan trọng thường không khẩn cấp – Việc khẩn cấp thường không quan trọng”

Hãy tin rằng mọi thứ xung quanh bạn đều ổn, trừ khi bạn thấy nó nghiêm trọng thôi. Bạn cứ nghĩ xem, hàng xóm, người thân bạn mất… có thể lúc đầu có nhiều đau buồn, nhưng về lâu dài mọi thứ đều ổn, cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn và đời vẫn cứ xanh tươi.

Nên hãy VIẾT RA GIẤY.

Nếu lỡ ý tưởng nào bậc ra, thì cứ ghi chú lại trong giấy, xử lý sau, dừng để nó cướp mất công việc đã viết ra giấy. Chúng ta cần có kế hoạch cho ý tưởng đó.

Bạn có thể thảo cách chi tiết ra giấy TẠI ĐÂY

Bước 7: Lên lịch biểu trong tuần hay tháng

Cái này có phần giống bước 5, nhưng được cái là bạn note lại những thứ mình sẽ làm, như sinh nhật người quan trọng, cuộc hẹn quan trọng, ngoài ra nó còn có con việc theo chu kỳ nữa. Kiểu thứ 2 quét nhà, thứ 3 rửa chén, thứ 4 nấu cơm, 15 hàng tháng đưa tiền cho vợ…

Trong cái này bạn viết những mục con, nhớ là vắn tắt thôi. Khi bạn có thời gian biểu thì não sẽ bớt suy nghĩ, để tâm đến nó, chia nó ra giờ nào việc đó, khi đó cái CPU não sẽ chạy vù vù, cái gì không cần nhớ thì cứ lên lịch, viết ra giấy – Giấy là thư ký của Não, phải vận dụng triệt để nó.

Viết ra GIẤY và lên LỊCH là không dễ thực hiện, nhưng bạn nhớ đến bước 4 chứ. Lúc đầu viết ít cũng được, mở vở ra cũng được, viết 1 dòng cũng được… sau này thành thói quen đời bạn sẽ nhàn tênh.

Bước 8: Luôn chủ động và thưởng thức cuộc sống

Đừng cố quá thành quá cố đó, chúng ta cũng phải có phần thưởng cho cuộc đời mình. Cà phê với bạn bè, đi du lịch, xem phim coi đá banh… bạn cũng nhớ lên lịch, ví dụ chủ nhật chẳng hạn, hay khi hoàn thành xong công việc thì thưởng cho mình cái gì đó.

Khi bạn muốn cà phê thì đừng chờ bạn gọi mà hãy gọi rủ bạn; khi bạn muốn nói chuyện với ai thì bạn cứ chủ động bắt chuyện, muốn tìm hiểu vấn đề gì thì cứ chủ động… chủ động sau này sẽ ít bị động, bạn lại đúng lịch trình và lại có vui chơi giải trí, ăn nhậu phè phỡn…

Ngoài ra, bạn nên tập thiền hay tập cái gì liên qua đến sức khỏe như tập chạy, đi bộ, yaga, bơi… tinh thần sẽ lên nhanh, và hiệu quả công việc cũng cải tiến.

Bước 9: Mặc kệ nó, hết giờ rồi ta nghỉ thôi.

Đừng trông nó hết giờ kiểu dân văn phòng, nó muốn hết giờ hồi nào nó hết, ta đếch quan tâm. Nếu giờ dư thừa thường xuyên hay nhiều chứng tỏ bạn không lập kế hoạch hiệu quả, phải tập từ từ.

Còn nếu hết hết giờ, đừng cố gắng làm nốt cho xong… chẳng bao giờ xong đâu, bạn làm lần 1 sẽ tự lần 2, lần 3 khi đó bạn sẽ cứ bận rộn hoài thôi. Mặc xác nó đi.

Quan điểm là hết giờ chứ không phải hết việc, hết giờ là phắng, nghỉ làm. Hồi ở Viettel có câu châm ngôn là hết giờ chứ không hết việc, giờ thấy sợ thiệt, nhưng đó là thời gian tươi đẹp của Ngọ vì đã học được nhiều thứ. Hết giờ là nghỉ làm, điều kiện bạn làm việc hăng say, nhớ là hăng say đó! Làm không hết việc mà nghỉ là để tạo cho não hoạt động và giải quyết các câu hỏi: “Có cách nào làm nhanh hơn và hiệu quả không đổi không?”- Công việc này có thể tự động chỗ nào? Yên tâm là luôn có cách! Nghĩ thế đi bạn sẽ làm được. – Khi bạn sẵn sàng thì người thầy sẽ xuất hiện.

Lưu ý khác: Làm việc này thì nguyên ngày hay nguyên buổi, đừng quá xé lẻ ra 30 phút cái này, 30 phút cái khác, 30 phút nữa cái khác nữa… Cái nào cố dứt điểm cái đó. Hoặc ít nhất hạn chế số lượng công việc xuống, ví dụ giai đoạn này làm 3 việc chẳng hạn, thay vì nhiều việc.

Nhớ việc nào ra việc đó, mặc xác nó đi! Tôi đã làm rất tốt!

Khi bạn tập thành thói quen, tự nhiên bạn sẽ thành tự động hóa mọi việc.

Trong đó, Ngọ nghĩ rằng nếu bạn đã muốn sống nhàn hạ, giàu có thì bước 3 và bước 4 là điều quan trọng nhất cho bạn bắt đầu…

Hãy vứt ngay 1% những thứ không quan trọng trong cuộc sống bạn ngay sau khi đọc bài này, thì bạn mới thấy bài viết này có ý nghĩa… Còn không não của bạn cũng sẽ quên… giống như dòng chữ viết trên bãi biển, sóng sẽ xóa nó đi.

Bài viết nhằm mục đích để khuyến khích bản thân Ngọ làm việc hiệu quả hơn… Đây có thể gọi là bước 6 để sửa lại não Ngọ đấy.hehe. Nếu bạn thấy hay thì hãy share cho mọi người cùng đọc nhé và cùng hành động với Ngọ nhé, hoặc comment  thêm nếu có vấn đề nào thắc mắc.

Người viết Nguyễn Hữu Ngọ (Happy-Fund)

Xem thêm:

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

error: Content is protected !!