Khi nói chuyện với nhà đầu tư, Ngọ thường được họ khoe: “Kiếm được 30%/năm”, thậm chí kiếm được 100%/năm, hay mới tháng trước lỗ 200 triệu giờ lời 200 triệu?.
Còn những người dè dặt hơn, đầu tư 2-3 năm, và kể cả những người làm trong các công ty chứng khoán: “Hơn lãi suất ngân hàng”.
Thực tế: Đa số nhà đầu tư đều là thua lỗ, chỉ số ít nhà đầu tư đạt kết quả tốt.
Nhưng: “Làm sao bạn biết bạn đầu tư hiệu quả?”.
Khi đưa ra câu hỏi như vậy, Ngọ thường được nhận câu trả lời là:
- Vì kiếm được lợi nhuận
- Kiếm hơn lãi suất ngân hàng
- Không biết.
⇒ Một câu trả lời khá định tính và mơ hồ.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy nhiều người nói họ đầu tư hiệu quả nhưng thực tế ít nhất một nửa trong số đó lại không hiệu quả. Nó liên quan đến lập trình của bộ não: “Não sẽ thường nhớ những trường hợp bạn thắng hơn là bạn thua”, do đó họ “phóng đại” kết quả lên, chưa hẳn là họ nói dối mà họ chỉ là nhà đầu tư bình thường, do họ không ghi chép.
Vậy làm sao biết mình đầu tư hiệu quả?
Đây là câu trả lời:
I. So sánh với mốc tham chiếu
Hãy Chọn mốc tham chiếu, và đối chiếu với mức tham chiếu đó. Sau đây Ngọ cung cấp 3 mốc tham chiếu, mỗi mốc tham chiếu đều có những ưu và nhược điểm riêng. (Ngọ sẽ để lại ưu nhược điểm này để bạn tự tìm hiểu. hihi)
1. So sánh với mức tăng giảm Vn-Index, Vn30…
Nếu bạn nổi trội hơn Vn-Index bạn đầu tư hiệu quả và ngược lại
Vd: Trong 2 năm qua thị trường tăng 30%, khi đó nếu mức lợi nhuận của bạn trên 30% bạn đầu tư hiệu quả, nếu lợi nhuận bạn dưới 30 % bạn đầu tư không hiêu quả. Việc so sánh với chỉ số thường được các quỹ lựa chọn nhiều hơn.
2. Lợi nhuận cố định
Lợi nhuận cố định = Lãi suất ngân hàng + 3% đến 5%
Hoặc Lợi nhuận cố định = Lạm phát + 3% đến 5%
Hoặc mốc 10%
3. Bạn có thế kết hợp giữa Vn-Index và Lãi suất cố định
Tức là phối hợp giữa phương án 1 & 2, theo một tỷ lệ nhất định 80/20 hay 50/50
Bản thân cá nhân, Ngọ và quỹ Happy-fund thích xài:
- (Tăng/giảm Vn-Index + Lãi suất ngân hàng)/2 + 4%
- Hoặc mốc chuẩn 20%. (Khi Vn-Index quá cao, sẽ điều chỉnh tỷ lệ này xuống)
II. Mức độ rủi ro
Một cách đánh giá nữa là sự sự ổn định. Bạn không thể quý trước bạn tăng 50%, quý sau giảm 33% được. Mức giảm -33% thì cần 50% mới hòa vốn. Nếu vậy thà bạn biến động tầm -5% và 5% và kết quả cũng là hòa vốn thì mức -5% đến 5% sẽ được đánh giá tốt hơn.
Tại sao vậy?
Như bạn biết: Danh mục 1 rủi ro lớn hơn nhiều so với danh mục 2, nhưng kết quả như nhau, thì danh mục 2 được đánh giá cao hơn rất nhiều.
Một số cách để nhận biết độ rủi ro của danh mục như:
- Tỷ lệ đòn bẩy: mức đòn bẩy càng cao thì rủi ro càng cao.
- Mức độ tập trung (tỷ trọng, số lượng nhóm ngành hay cổ phiếu): độ tập trung càng cao thì càng rủi ro cao.
- Hệ số Beta: hệ số beta càng cao thì rủi ro càng cao.
Ngoài ra có những điều định tính hơn, như mức độ hiểu rõ doanh nghiệp hay, biên an toàn… Tuy nhiên, khách quan mà nói, thì bạn chỉ cần đánh giá tỷ lệ đòn bẩy, mức tập trung, hệ số beta, mức độ biến động là thấy mức độ rủi ro của danh mục.
III. Sự ổn định trong dài hạn
Đầu tư luôn tồn tại 2 biến song hành là tài năng và may mắn. Trong đầu tư, bạn sẽ không bao giờ luôn có lợi nhuận, sẽ có những năm thua lỗ và có những năm thua Index. Đối với những nhà đầu tư xuất chúng tỷ lệ thua lỗ/thắng lợi = 1/4. Do đó, Nếu 10 năm, bạn sẽ thua lỗ 2-4 năm gì đó và thua Vn-Index cũng 2-4 năm, thì bạn rất giỏi rồi đó.
Ở Việt Nam, không nhiều quỹ hay nhà đầu tư có thời gian trải qua cả chu kỳ lâu dài của thị trường cả tăng và giảm. Sẽ có uy tín hơn hẳn nếu nó tồn tại khoảng 10 năm. Ít nhất 5 năm cũng là cơ số tốt để đánh giá, tuy nhiên chúng ta cũng phải biết 6 năm qua 2012-2017, thị trường tăng điểm tốt, đó có lẽ là nhược điểm để đánh giá các quỹ, hay nhà đầu tư. Tuy nhiên bạn vẫn có thể đánh giá dựa vào những lúc trồi sụt 10% của Vn-Index, dường như năm nào cũng có.
Ví dụ quỹ đó có suy giảm quá mức so với Index và trong thời gian ngắn không, ví dụ giảm 20% không? Có nhiều quỹ có lợi nhuận cao nhưng tỷ lệ giảm 20% diễn ra cũng cũng nhiều. Họ đang theo đuổi chiến lược rủi ro cao.
Nếu bạn muốn kiếm lợi nhuận thì cũng cần cân nhắc rủi ro khi tự mình đầu tư hay đầu tư vào quỹ. Đừng để làm 10 năm và mất trong 1 năm! Sự phá sản của quỹ Long-Term Capital Management, khi họ tập hợp toàn những tiến sĩ và nhà đạt giải Nobel, họ tính toán là 99% thành công.
Thực tế 3 năm đầu họ đạt kết quả rất ngoạn mục, hên xui họ lại rơi vào 1% thất bại, chiến lược sai khi không tính đến sự phi lý của con người –“Tinh thần động vật”, và sử dụng đòn bẩy quá cao, quỹ này cũng từng cố gắng huy động vốn từ Buffett nhưng ông không đồng ý, do không thấy rõ sự an toàn.
William Miller – Legg Mason Capital Management, xuất sắc đánh bại thị trường 15 năm liên tiếp và Barron từng xếp ông vào danh sách những nhà đầu tư vĩ đại nhất thế kỷ, nhưng cũng mất 60% tài sản chỉ vì tập trung quá mức vào cổ phiếu tài chính, hay nhà đầu tư nổi tiếng Jesse Livermore đã 3-4 lần phá sản.
Khi đầu tư, hãy lưu ý điều gì tồi tệ nhất trong phong cách đầu tư của bạn, hay quỹ của bạn tham gia. Liệu khi mất đi 60 – 70% tài sản, bạn sẽ như thế nào?
Chốt: 3 lưu ý cơ bản để biết bạn đầu tư hiệu quả hay không là so sánh với mốc tham chiếu, mức độ rủi ro, và độ lâu dài. Dù đó không phải là những cách duy nhất.
Chúc bạn đầu tư thành công.
Đọc thêm:
- ROE là gì? Hiểu đúng từ A đến Z về ROE
- Những nhận định về cách quản lý danh mục đầu tư từ các huyền thoại
- 4 nguyên tắc vàng để cuộc sống nhàn tênh
- Tôi đã học được gì từ quyển sách chứng khoán đầu tiên
- Cách định giá cổ phiếu và cách săn cổ phiếu trước mùa trả cổ tức
- Đăng ký tham gia khóa học chứng khoán khoa học – Thực chiến
Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY