Bẫy giá trị (Value Trap) là một trong những lỗi phổ biến trong đầu tư, đặc biệt với nhà đầu tư cá nhân chưa trang bị đúng kiến thức. Bài viết này bạn sẽ hiểu được bẫy giá trị là gì, góc nhìn đúng về bẫy giá trị (Value Trap).
I. Bẫy giá trị là gì? Value Trap là gì?
Trong cuộc sống, có thứ gì bạn thấy rẻ bạn mua, mua về không xài được, hay xài vài hôm lại hỏng. Tính ra nhìn thì rẻ mà đắt vô cùng do chi phí thay thế, chi phí thời gian và chi phí bực tức. Điều đó được gọi là bẫy giá trị trong cuộc sống.
Trong đầu tư thì được gọi là bẫy giá trị, áp dụng đối với đầu tư giá trị, nhìn bề ngoài thì thấy rẻ do chỉ số P/E thấp, chỉ số P/B thấp mà không đánh giá được đó là doanh nghiệp tuyệt vời hay có vấn đề tài chính.
Trước đây, khi Ngọ chưa hiểu nhiều về giá trị, nên thường cũng có xu hướng ham rẻ, kể cả mua áo quần, các thiết bị điện tử, ăn uống…
Tất nhiên cũng có vài thứ cũng ổn so với tầm giá, nhưng ngược lại cũng dính vào bẫy giá trị nhiều hơn. Sau này, hiểu hơn, Ngọ cũng chỉ thích mua những thứ chất lượng, đáng đồng tiền bát gạo…
“Dù là vớ hay cổ phiếu, tôi thích mua hàng hóa chất lượng khi chúng giảm giá.” – Warren Buffett
Đắt xén ra miếng vẫn có giá trị hơn nhiều, so với những gì phung phí không đáng có.
Một thứ đáng giá 100 đồng bạn mua mức giá 100 đồng tốt hơn mua một thứ chỉ đáng giá 1 đồng mà bạn bỏ 2 đồng ra mua. Mua 1 thứ chỉ nhìn vào giá, đặc biệt giá thấp, mà quên đi giá trị thực, giống như bỏ 2 đồng mua 1 đồng được xem là Bẫy giá trị.
Một người bình thường có xu hướng nhìn vào giá, một người hiểu rõ có xu hướng nhìn vào giá trị. Bởi một mức mỏ neo giá thấp khiến con người thậm chí yên tâm, và một điều gì đó miễn phí khiến đa số chảy nước miếng.
Đầu tư bền vững & Lợi nhuận vượt trội!
Người ủy thác cho Ngọ đã có mức lãi TRUNG BÌNH MỖI NĂM GẤP 2.5 LẦN so với lợi nhuận kỳ vọng (CAPM). Happy Fund đã có mức lãi 8.5 LẦN trong 9 năm kể từ lúc bắt đầu hoạt động!
Khám phá hoạt động ủy thác hiệu quả này ngay! ⇒ Đọc bài chi tiết
Nhưng: “Miếng pho-mát miễn phí chỉ có trên bẫy chuột”. Một người nào đó lý luận có vài thứ miễn phí XYZ kia đầy, qua trải nghiệm cá nhân và nghiên cứu từ khoa học hành vi, Ngọ tin rằng nó là miếng bẫy chuột, hơn 90% sẽ dính bẫy dù ai cũng tin mình được thoát. 10% phần còn lại, chỉ khi bạn đủ hiểu biết sâu sắc hoặc do ăn may. Bẫy có dính và có người thoát, nhưng dính vẫn chiếm tỷ lệ rất cao.
Cái bẫy to nhất phổ biến nhưng khá hiệu quả là BẪY MIỄN PHÍ!
Hội thảo miễn phí, học thử miễn phí, tặng quà miễn phí và đồ ăn miễn phí… Không phải tất cả đều xấu, nhưng nó cũng ẩn chứa nhiều cái bẫy mà người bình thường không nhận thức được.
Trong đầu tư, bản thân Ngọ thấy nhiều nhà đầu tư sẵn sàng bỏ số tiền lớn không suy nghĩ vào một cổ phiếu tầm thường đang “hot”, họ mua vì họ bị chi phối cảm xúc, và bị hiệu ứng FOMO dẫn dắt. Hoặc thích sở hữu 10.000 cổ phiếu 4.000 đồng hơn là 1.000 cổ phiếu 40.000 đồng mà chẳng quan tâm gì đến giá trị.
Trừ khi bạn hiểu rõ vòng tròn năng lực và quy trình đầu tư của mình, còn chỉ mua vì giá nó thấp thực sự là bẫy giá trị. Rẻ hóa đắt là 1 đặc trưng thường thấy của đa số nhà đầu tư cá nhân chưa được trang bị đầy đủ kiến thức.
Thật tình mà nói, khi chập chững mới vào nghề, Ngọ cũng chẳng khá hơn bạn – nhưng nhờ nghiên cứu Ngọ chuyển dần qua những doanh nghiệp tốt hơn và có tiềm năng tăng giá cao hơn. Do đó, bạn hiện tại đa phần phản ánh quá khứ của Ngọ – Ngọ chỉ sẵn sàng học nhiều hơn, nên kết quả tốt hơn và đứng vững trên TTCK.
II. Bẫy giá trị (Value Trap) dưới góc nhìn người xuất chúng!
Bài viết này, Ngọ tổng hợp và chia sẻ bạn những phát ngôn nhà đầu tư giỏi để bạn hiểu hơn về bẫy giá trị. Mời bạn đọc các phát ngôn nhà đầu tư xuất chúng và trở nên giàu có bền vững ở tương lai.
“Đừng mua những gì bạn không muốn chỉ vì giá rẻ; nó sẽ tốt cho bạn” Thomas Jefferson (Tổng thống thứ 3 Hoa Kỳ – 1825)
“Tôi cho rằng tránh bẫy giá trị rất dễ dàng. Bí quyết là tránh xa các công ty không thể gia tăng dòng tiền và tăng giá trị nội tại. Nếu tôi nghĩ doanh nghiệp nào như một ‘tảng băng tan‘ ( doanh nghiệp sẽ biến mất trong tương lai gần) như báo giấy, cuốn danh bạ điện thoại của doanh nghiệp và cửa hàng cho thuê băng đĩa, liệt kê những doanh nghiệp yếu kém, và tôi sẽ không đầu tư vào doanh nghiệp đó cho dù giá rẻ đến đâu đi chăng nữa ”. Kevin Daly
“Một trong những mối nguy hiểm lớn nhất của đầu tư giá trị là đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh đã từng có chất lượng cao và đang giảm sút chất lượng mỗi ngày.” Ricky Sandler
“Cách tốt nhất để tránh bẫy giá trị là đặt câu hỏi: ‘ Nếu cổ phiếu này rẻ như vậy, tại sao nó lại rẻ? ‘Giá càng rẻ nghĩa là thị trường đang cố nói với bạn rằng có điều gì đó không ổn. Nếu đúng là có điều không ổn mà bạn vẫn muốn mua thì tốt hơn hết bạn phải cân nhắc thật kĩ càng”. Preston Athey
“Nếu một lĩnh vực kinh doanh có sự thay đổi nhanh chóng và không dự đoán được và chúng ta không thể biết công việc kinh doanh sẽ ra sao trong 5 năm tới, thì chúng ta nên chuyển sang đầu tư cái khác. Chỉ riêng nguyên tắc này đã giúp chúng ta tránh xa bẫy giá trị.” David Green
“Để tránh bẫy giá trị cần đặt ra hai câu hỏi. Thứ nhất, các cổ đông hoặc ban lãnh đạo có thực hiện giao dịch làm tăng giá trị thị trường của công ty trong tương lai gần không? Và thứ hai, giá trị nội tại của công ty có đang tăng với tỷ suất sinh lời hấp dẫn hay không? ”Paul Issac
“Bẫy giá trị có giá rẻ vì một vài lý do: có thể do quản lý lơ là thiếu chặt chẽ, quá trình phân bổ vốn kém hoặc giá trị tài sản sụt giảm không thể cứu vãn được”. Seth Klarman
“Một phần của quy trình đầu tư là xác định các bẫy giá trị tiềm ẩn. Chúng tôi thực hiện theo nhiều cách khác nhau, nhưng quan trọng nhất là đối chiếu giữa báo cáo thu nhập với báo cáo lưu chuyển tiền tệ để xác định các khoản thiếu hụt vĩnh viễn hoặc định kỳ trong dòng tiền kiếm được. ” Joe Huber
“Bẫy giá trị thường là hậu quả của các công ty phung phí vốn của bạn nên chúng tôi đặc biệt chú ý đến năng lực phân bổ vốn của ban lãnh đạo. Cần biết ban lãnh đạo quyết định phân bổ vốn như thế nào cũng như kết quả đầu tư của họ từ trước đến nay.” David Green
“Khởi đầu, tôi là một nhà đầu tư theo trường phái Graham và Dodd, tập trung vào tỷ lệ P / E thấp, bảng cân đối kế toán tốt và cổ tức cao. Tuy vậy, bạn có thể gặp nhiều bẫy giá trị. Do đó, tôi cho rằng để tìm được cổ phiếu hấp dẫn chỉ nên tập trung vào hai chỉ số quan trọng: định giá công ty và chất lượng kinh doanh. ” David Herro
“Việc chỉ dựa hoàn toàn vào sự đảo ngược so với mức trung bình có thể dẫn đến việc thiếu hiểu biết về các động lực kinh doanh cơ bản trong một ngành hoặc công ty , khiến khoản đầu tư dễ mắc ‘bẫy giá trị’ và phá hủy giá trị lâu dài.” Marathon Asset Management
“Giá thấp rất khác với giá trị tốt, và những người chọn mua cổ phiếu giá thấp mà không đếm xỉa đến những tiêu chí khác sẽ dễ bị rơi vào ‘bẫy giá trị’” Howard Marks
“Nhiều sai lầm của chúng tôi – là do chúng tôi nghĩ mình đã đầu tư với biên an toàn cao trong khi vẫn biết đó ngành kinh doanh có thể bị tàn lụi. Chúng tôi đoán ngành đó có thể bị lao dốc nhưng không kéo dài. Nhưng nó lại trì trệ kéo dài hơn những gì chúng tôi nghĩ. Đó là một trong những bài học lớn mà chúng tôi đã học được trong 5 năm qua. ” Christopher Begg
“Khi bạn tìm thấy một cổ phiếu ‘ rẻ ‘, bạn có thể tự thuyết phục bản thân về triển vọng dài hạn của công ty. Đó là lý do tại sao tôi cố gắng không nhìn vào định giá đầu tiên. Giá rẻ không hề rẻ khi bạn kỳ vọng tỷ lệ P / E tăng trong ngắn hạn mặc dù giá trị kinh tế dài hạn có thể xấu đi” Francois Rochon
Bẫy giá trị là 1 lỗi mà NĐT mất tiền, và nhiều điều lỗi khác mà NĐT không chú ý, hoặc không biết đến. Do đó để có 1 góc nhìn bài bản và được nhìn thấy toàn cảnh về đầu tư, mời bạn tham khảo khóa học của Ngọ ở ngay dưới.
Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY
Học chứng khoán từ người thực chiến – Lãi 100 lần trong 25 năm!
Với chiến lược đầu tư thực chiến, bạn có thể gia tăng lợi nhuận 100 lần trong 25 năm. Cam kết 100% bạn biết cách đơn giản để đứng trong TOP 1% đến 5% nhà đầu tư giỏi nhất.
ĐỌC LẠI THẤY HAY QUÁ TRỜI THẦY!
Ok em 🙂 Chúc mừng em vì thấy hay