Nợ: Hiểu đúng về nợ dưới góc nhìn NĐT xuất chúng!

Nợ là một yếu tố trong hoạt động kinh tế và cả đầu tư chứng khoán. Nhưng nợ cũng là con dao 2 lưỡi – Nếu doanh nghiệp dùng quá nhiều nợ thậm chí là chỉ còn 1 lưỡi hướng về bản thân họ.

Những công ty tốt nhất thường rất ít nợ. Nợ phóng đại lợi nhuận giai đoạn thuận lợi doanh nghiệp nhưng gây hại khi vào giai đoạn khó khăn.

Những doanh nghiệp Ngọ mua nếu đạt các tiêu chí Ngọ mua cũng thường ít nợ, trừ những công ty tiện ích dòng tiền ổn định như thủy điện… đã vào giai đoạn làm ăn có lãi.

Nếu nói một cách đơn giản tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu < 1 thì tốt, tất nhiên nợ càng ít thì càng tốt.

Tuy nhiên, những công ty Nợ nhiều thường lãi tăng nhanh khi nó vào giai đoạn tốt, việc tăng lãi khiến dòng tiền thường tìm đến trong ngắn hạn. Tuy nhiên nó cũng là dễ bốc hơi khi điều kiện kinh doanh không thuận lợi.

Khi bạn nhìn xa, hoặc đầu tư dài hạn thì nợ ít giống như Vac-xin Covid 19 trong thời kỳ đại dịch. Nợ ít giúp bạn an toàn và sống tốt sau này.

Nợ là yếu tố then chốt trong đầu tư, (tuy nhiên) nhiều NĐT mới cứ nhìn vào những câu chuyện dòng tiền lướt sóng, đòn bẩy quá mức, tăng trưởng mà quên ít nợ là yếu tố giúp doanh nghiệp sống trong khó khăn, và phát triển sau này.

Để bạn ý thức hơn về vấn đề Nợ. Ngọ gửi đến bạn những phát ngôn của những nhà đầu tư giỏi về vấn đề này. Chúc bạn đầu tư thắng lợi.

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

“Bố tôi là một doanh nhân tuyệt vời và tôi nghĩ điều này thực tế là do ông luôn sẵn tiền ở bên mình, vì vậy ông có thể sử dụng khả năng phán đoán tốt nhất của mình trong các tình huống, thay vì bị áp lực tài chính buộc phải đưa ra quyết định. Có tiền thặng dư là sự trợ giúp lớn nhất cho khả năng phán đoán kinh doanh mà tôi biết. ” Harvey S. Firestone

“Một công ty nên có vốn chủ sở hữu ít nhất gấp đôi nợ. Triết lý này đã giúp tôi tránh xa các công ty dùng nợ quá nhiều để tồn tại.” Chris Browne

Không bao giờ dùng nợ ngắn hạn để thay cho nợ dài hạn, hãy coi chừng các công ty cổ phần họ làm vậy” Leon Levy

“Câu hỏi quan trọng nhất để hỏi là về một chu kỳ liệu bảng cân đối kế toán của công ty có đủ mạnh để tồn tại qua đợt suy thoái tiếp theo.” Peter Lynch

“Hãy chắc chắn về đòn bẩy tài chính là phù hợp với các chu kỳ của doanh nghiệp.” Jeff Ubben

“Ngoài việc phóng đại lỗ cũng như lãi, đòn bẩy còn mang lại rủi ro tăng thêm về việc giảm giá mà không bù đắp được bằng việc tăng giá đi kèm: rủi ro phá sản.” Howard Marks

“Giá sàn của mỗi công ty mỗi khác. Nếu một công ty xài nhiều vốn vay, mức giá sàn có thể là 0.” Mohnish Pabrai

“Những gì bạn muốn thấy ở bảng cân đối kế toán là vốn chủ sở hữu ít nhất gấp đôi nợ, và vốn chủ sở hữu nhiều hơn và nợ càng ít hơn thì càng tốt.” Peter Lynch

Sức khỏe doanh nghiệp cung cấp biên an toàn tốt hơn nhiều so với lợi nhuận. Chúng tôi thà đầu tư vào một công ty có bảng cân đối kế toán vững chắc, vốn lưu động mạnh và ít đòn bẩy hơn là vào một công ty có nhiều nợ nhưng lợi nhuận cao”. Thomas Khan

“Tôi từ chối nhiều khoản đầu tư hấp dẫn vì bảng cân đối kế toán yếu, và tôi tin rằng kỷ luật này là lý do quan trọng cho sự thành công của chúng tôi trong những năm qua.” Ed Wachenheim

“Biện pháp phòng ngừa giai đoạn tồi tệ tốt nhất của chúng tôi là mua các công ty có bảng cân đối kế toán tốt , nợ thấp, thu nhập thực tế và nhượng quyền thương mại mạnh mẽ. Những công ty này có thể tồn tại trong thời kỳ tồi tệ và cuối cùng trở nên thống trị hơn khi các đối thủ cạnh tranh yếu hơn buộc phải cắt giảm hoặc đóng cửa ”. Chris Davis

“Triết lý lâu đời của chúng tôi luôn là đòn bẩy tài chính lớn không phải là yếu tố phù hợp với đầu tư giá trị”. Richard Pzena

“Tôi luôn nhấn mạnh vào sức mạnh tài chính.” Ralph Wanger

“Cho dù một công ty đang vay nợ để trả chi phí, hay nhà đầu tư mua cổ phiếu mà xài margin (vay nợ mua cổ phiếu), thì họ đang trao quyền nói kết thúc trò chơi vào tay người khác.” Chris Browne

“Giá cổ phiếu giảm nhiều nhất đến từ công ty có bảng cân đối kế toán xấu xí.” Peter Lynch

“Năm 1974 đã dạy tôi rằng đòn bẩy có thể hủy hoại ngay cả công ty tốt nhất khi quyền tiếp cận vốn của nó bị cắt bỏ. Nó cũng dạy tôi rằng hầu hết mọi người đều có trí nhớ khá ngắn. Đó là lý do tại sao hầu hết những người làm tài chính đều có sự nghiệp 5 năm – một chu kỳ thị trường”. Michael Milken

“Tôi học được điều này từ rất sớm, khó mà có thể phá sản được nếu bạn không mắc nợ.” Peter Lynch

Đọc thêm: Vai trò của nợ trong đầu tư – Margin thần dược hay độc dược?

Đòn bẩy tài chính cao bất hợp lý  là nguyên nhân dẫn đến nhiều thất bại đầu tư hơn bất kỳ biến số nào khác.” Frank Martin

“Bảng cân đối kế toán quan trọng hơn nhiều so với báo cáo hoạt động kinh doanh.” Jim Rogers

“Trước hết, là vấn đề bảng cân đối kế toán. Bạn cần loại bỏ những công ty yếu trước ”. Rajiv Jain

“Nếu bạn đang phụ thuộc vào tiền đi vay, bạn phải thức dậy mỗi ngày và lo lắng về những gì thế giới nghĩ về bạn.” Warren Buffett

Đọc thêm: Cách đọc báo cáo kế toán bằng HÌNH ẢNH cho F0

Tránh xa đòn bẩy quá mức có thể chữa được rất nhiều bệnh.” Thomas Gayner

“Nếu tôi phát hiện ra lỗi của bảng cân đối kế toán của công ty, đặc biệt là với mức nợ liên quan đến tài sản hoặc dòng tiền, tôi sẽ hủy bỏ bản phân tích của chúng tôi, trừ khi có lý do thuyết phục để làm khác.” Ed Wachenheim

“Chúng tôi không thích nhiều nợ…” Walter Schloss

“Hãy nhớ rằng, chiến thắng trong trò chơi đầu tư có nghĩa là không thua. Một bảng cân đối kế toán mạnh mẽ là một chỉ báo tốt về sức chịu đựng của một công ty, khả năng tồn tại của nó khi tình hình trở nên khó khăn ”. Chris Brown

“Tôi hầu như luôn bắt đầu việc phân tích của mình về một công ty bằng cách nghiên cứu bảng cân đối kế toán của nó . Người ta nói rằng cổ đông kiếm tiền từ báo cáo thu nhập, nhưng vẫn tồn tại nhờ bảng cân đối kế toán , tôi đồng ý với điều đó.” Ed Wachenheim

“Trong thời kỳ tồi tệ, các công ty với nợ nần chồng chất sẽ gặp phải những vế đề không thể vượt qua.” Chris Browne

“Hơn bất cứ điều gì khác, nợ sẽ quyết định công ty nào sẽ tồn tại và công ty nào sẽ phá sản trong một cuộc khủng hoảng. Các công ty non trẻ với những khoản nợ chồng chất luôn tiềm ẩn rủi ro.” Peter Lynch

“Trong một công ty có đòn bẩy tài chính cao, nợ ngân hàng thì rất nguy hiểm, bởi vì nếu công ty gặp vấn đề, ngân hàng sẽ yêu cầu trả lại tiền. Điều này có thể biến một tình huống có thể quản lý thành một rủi ro gây chết chóc.” Peter Lynch

“Thận trọng về vốn mang lại lợi ích cho các công ty mạnh trong dài hạn. Đòn bẩy có thể cải thiện một chút ROE trong thời kỳ kinh tế tốt, nhưng nó có thể giết chết một công ty trong thời kỳ kinh tế yếu kém. ” Brian Bares

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!