Tôi không phải bẩm sinh là người thích đọc sách. Thậm chí tôi chẳng đọc bất cứ cuốn sách nào ngoài mấy cuốn sách giáo khoa và cuốn sách tham khảo trong quá trình học từ lớp 1 đến lớp 9.
Tôi học văn không tốt so với mấy môn khác và tôi cũng chúa ghét môn văn. Cấp 1, Văn thụt lùi, hồi đó học sinh giỏi thì được đi thi huyện (lớp 3,4), thi tỉnh (lớp 5), thi chỉ 2 môn Toán và Văn: Văn thì càng ngày càng tèo 5 -> 4 -> 3. Toán thì 7, 8 và 9.5.
Bài viết cùng nội dung:
- Viettel cuốn sách lớn – Những điều tôi học được gì từ thời còn làm ở Viettel?
- Tôi học được gì từ quyển sách chứng khoán đầu tiên?
Mẹ tôi nói, đọc sách rồi lấy ý trong đó, và một quyển sách khiến tôi thấy ý nghĩa của việc đọc sách là “những bài văn hay lớp 5”.
Dù lớp 5 tôi được 3 hay 3,5 điểm Văn thi tỉnh, lúc đầu viết văn thiên về bản năng nhiều hơn, nhưng lần đầu tôi ăn cắp ý trong văn hay lớp 5 để làm bài văn lớp 7.
Tôi được 8,5 điểm 2 bài văn liền (cao nhất lớp khi đó), đến nỗi cô Trà My, dạy văn tôi lớp 7 định cho tôi học bồi dưỡng Văn thi Học sinh giỏi Thành Phố Tam Kỳ văn lớp 7, tôi từ chối, nhưng đó là cú hích lớn về tinh thần cho tôi đến với Văn, sau này là đọc sách.
Nếu bây giờ bình chọn quyển sách hay nhất từ lớp 1 đến lớp 9, tôi sẽ chọn: “Những bài văn hay lớp 5”.
Dù lớp 7 tôi mới áp dụng được quyển văn hay lớp 5 nhưng nó cho tôi ý tưởng: “Đọc sách giúp bạn tìm được những điều bạn cần, thậm chí vượt xa khỏi năng của bạn, tuy nhiên đôi khi phải mất vài năm để chuyển hóa sách vào cuộc sống thật”
Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ tín đồ của sách.
Lớp 10, Tôi học hành không tốt lắm, cộng thêm nhiều thứ lỉnh kỉnh nữa. Lớp 9 tôi cũng ok lắm, nhưng lớp 10 thay đổi nhiều thứ quá, tôi bị stress, thấy mình có nhiều bất ổn nhưng giải quyết không được. Tôi cũng không biết duyên cớ như thế nào, nhưng giai đoạn đó đã thôi thúc trong tôi niềm say mê đọc sách, chính nghịch cảnh tạo ra bước ngoặt!.
Những cuốn sách như tâm lý, kinh doanh, ứng xử, tình cảm, hôn nhân, nuôi dạy trẻ (đừng cười)… Tôi học chuyên Toán, nhưng thời gian tôi đọc sách “ngoại đạo” còn nhiều hơn môn Toán.
Niềm say mê Toán (đến nỗi tôi bỏ môn có lợi thế hơn khi thi chuyên là Vật Lý, tôi được giải nhất Vật Lý lớp 9 tỉnh Quảng Nam, nên sẽ được cộng 2 điểm nếu thi trường chuyên ở Đà Nẵng hoặc Quảng Nam, trong khi môn Toán thì ko có điểm nào), sự yêu thích môn Toán của tôi rất lớn nhưng giờ chuyển thành say mê đọc sách – tôi gọi sách tôi đọc là sách linh tinh; với 1 đứa trẻ dưới 18 tôi chẳng bao giờ dám nói với ai sở thích kỳ dị (đọc sách hôn nhân, nuôi con ai dám nói…), tôi đọc sách vì tôi thấy chúng cũng có câu chuyện riêng, tôi cảm giác vui vì nó.
Tôi rút ra điều thứ: “Sách là nhà tâm lý, người bạn và là bác sĩ tâm lý xuất sắc của tâm hồn”. Tôi đọc sách khi đó, đơn giản chỉ là đọc sách, nó không có nhiều ý nghĩa, hồi đó tôi cảm thấy vui hơn, nhất là những cuốn sách “Tự giúp mình” hay mấy cuốn về Tâm lý con người. Tuy nhiên, nó giúp tôi có 1 khái niệm mới, nó hình thành trong suốt thời kỳ cấp 3, là tôi thích đọc sách. “Đôi khi khùng, bẻ bánh lái cũng có cái hay. haha“
Vào Đại học, nói chung tôi cũng chẳng hay đọc sách như xưa, tôi cũng lười học, tuy nhiên tôi cũng hay đọc sách bên ngoài, tôi lại nghiền nhất là mảng hành vi, tính cách, tâm lý.
Tôi học quản trị kinh doanh, đó là nhóm ngành khoa học hành vi. Tôi học ở mức Khá, đại học của tôi trôi quá khá nhàn hạ, tôi cảm tưởng nó giống cấp 1, một cuộc sống yên bình, để học Khá đại học, đặc biệt là mấy trường kinh tế thì quá nhàn, chỉ cần tuần lên lớp 4/5 buổi là được, nếu mai thi thì hôm nay lật sách ra học là ok rồi, tôi làm y chang vậy.
Nói chung chơi khá nhiều, nhưng thực tế nó vô bổ. Chỉ có 1 kỳ tôi thấy có ích nhất là kỳ 2 năm nhất, tôi tự đi làm nuôi thân nhưng trả giá khiến điểm số tôi thấp xuống nhưng nguyên nhân chính tôi lười học. Tên tôi là Ngọ, tức là con ngựa, tức là làm những gì mình thích, chẳng ai cản được và không đi theo thông lệ (tự sướng). Tôi thích đọc sách bên ngoài, thấy nhẹ nhõm và dễ chịu, khi đó là thật sự thư thái. Thứ 3, tôi học được là đọc sách giúp giải trí.
Thế là tôi cũng tốt nghiệp, sau đó tôi vào Viettel Telecom làm, tôi làm ở bộ phận cầu nối, và giúp việc cho sếp và tuyến quận, huyện. Tôi luôn hỏi: Tại sao Viettel phát triển dữ vậy? Nhiều gười ngoài nghĩ là của Quân Đội, nên có lợi thế kiểu “con ông cháu cha”, tuy nhiên tôi cho rằng nhân tố chính là con người – quan trọng nhất là nền tảng tư tưởng của nó.
Tôi thấy Viettel nó giống sách, từ tư tưởng, nền tảng đến thực hiện, Viettel chỉ là mô hình linh hoạt và thực tế trong sách mà thôi. Tất nhiên Viettel là của người Việt, nó cũng có những nhược điểm; nhưng nó có cái gì đó không giống doanh nghiệp nhà nước khác, nó lợi nhuận 2 tỷ USD/năm.
Tôi nhận thấy Viettel là một cuốn sách thực tiễn, tôi không hẳn là thích công việc mình làm, phòng tôi đỉnh điểm gần 20 người, trừ những người làm lâu niên, họ là người rất yêu Viettel, nhưng số đông thì chẳng thích việc mình làm. Tuy nhiên, tôi cũng khá thích Viettel vì tôi thích cuốn sách thực tiễn. Tôi thích đọc sách mà.hihi
Tôi nhận ra rằng: Thực tiễn cũng không quá khác với sách, miễn là bạn phải linh hoạt áp dụng, nó cũng là nên tảng kiểm định bạn học được gì từ sách. Nhớ: Thực tiễn là cuốn sách lớn.
Tôi rời Viettel sau gần 1 năm làm việc, tôi bắt đầu trở thành freelancer (nghề tự do), với số tiền tiết kiệm được từ làm ở Viettel, đó là số tiền tôi đặt tên là “2 năm tự do”, hay “2 năm để mơ ước”, (Tôi tiết kiệm được 2/3 thu nhập). Trong suốt 5 năm tôi cũng rất hay đọc sách, đặc biệt là kinh tế, tài chính, kinh doanh, chứng khoán, tâm lý, hành vi…
Tôi đọc rất nhiều sách so với người Việt Nam, dù thời điểm hiện tại tôi ít đọc hơn, thay vào đó tôi đọc nhanh, còn đọc kỹ tầm 1-2 quyển/tháng và đọc các tham luận khác. Vì tôi làm việc ở thị trường chứng khoán, tôi nghĩ TTCK sẽ là công việc của tương lai hơn chứ không phải là hiện nay, vì dân số ở Mỹ đầu tư vào CK là 30%-50%, còn Việt Nam chỉ là 1-2%, quan trọng hơn đó là công việc tôi thích.
Để phục vụ cho chứng khoán, nói nghiêm túc chắc tôi đọc tầm 10.000 giờ sách, tài liệu hỗ trợ đó, khi càng hiểu biết hơn tôi thấy hầu như NĐT Việt Nam chẳng bao giờ đọc sách cả, nói chua chát xíu họ đang đánh bạc với chứng khoán. Đây là cơ hội của những người có kiến thức đúng và đọc sách đấy!
Tôi để sẵn 100 cuốn ebook trên web này cho người siêng đọc, nhưng người lười đọc nhưng muốn đến với CK lấy kiến thức từ sách thì phải học tôi thôi.hehe
Do đó, tôi thấy rằng: Ở Việt Nam, đọc sách tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn ở mỗi cá nhân.
Tôi là người thích đọc sách, khi tham gia thị trường chứng khoán, tôi nhận thấy người ta hay nói Thị trường chứng khoán Việt Nam không minh bạch, là cờ bạc này nọ, đủ thứ kiểu, họ thua lỗ, họ chửi, khiến những người nghiêm túc với nó mang tiếng.
Nhưng thử ngẫm nghĩ xem với một dân tộc mà mỗi người dân chỉ đọc dưới 1 cuốn/năm, thì thật khó mà có đủ tri thức để hiểu chứng khoán – một công việc mà quy tụ khá nhiều thành phần, từ những người nông dân đến những người đạt giải Nobel, chứ thiệt tình mọi thứ đều có ở trong sách, đáng tiếc hầu như mọi người (1) không có kỹ năng đọc sách, (2) không biết chọn sách mà đọc, và (3) điều quan trọng là không kiên trì ứng dụng nó vào thực tiễn.
Cơ bản tôi hiểu ra: Mọi thứ đều ở trong sách, nhưng bạn phải hành động.
Bây giờ sau khi tham gia thị trường chứng khoán 5 năm (tính đến 2017), tôi đánh giá mình thành thục 2 năm nay, nhưng với những gì tôi biết, bây giờ tôi có công việc mới là dạy chứng khoán và nhận ủy thác đầu tư. P/S: Tính đến 2019 – tôi đã tham gia 7 năm ở TTCK.
Và điều quan trọng nhất, từ sách đó là nó giúp tôi: Sống thật với bản thân mình.
Hiện tại, tôi cảm nhận: Đọc sách giúp tôi hiểu người khác hơn, thậm chí có những khía cạnh mà chính bản thân họ cũng không hiểu nổi họ và hiểu mình hơn. Cái này có lẽ hơi quá tự tin, nhưng nếu bạn đọc một số cuốn sách về tâm lý, hành vi bạn sẽ hiểu.
Bạn có bao giờ tự hỏi: “Tại sao các nhà tâm lý học kết luận: Bác Gồ (google) và anh Phây (Facebook) là người hiểu bạn nhất“– Nếu bạn có hứng thú khoa học thì nghiên cứu nhé, biết đâu nhờ câu hỏi này mà bạn lại thích đọc sách cũng nên.hehe
Còn bạn, bạn thấy sách như thế nào?
P/S: Chủ yếu tôi viết để nhắc nhở mình là sách rất hay. Không ý gì khác!
Một số bài viết khác:
- Tải kho sách chứng khoán free lớn nhất Việt Nam
- Nghệ thuật “photoshop não” – để làm việc hiệu quả và sống hạnh phúc
- Học cách yêu thương bản thân mình để hạnh phúc trọn vẹn
- 4 nguyên tắc vàng để cuộc sống nhàn tênh
- Tâm trí lan man, cuộc sống khó hạnh phúc và cách khắc phục
- Dưới góc độ khoa học: Điều gì khiến con người hạnh phúc
- Tại sao miễn phí triệt tiêu động lực và sức sáng tạo của bạn?
Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY