3 đường MA là gì? Cách sử dụng đường trung bình động SMA chuẩn xác nhất

Đường MA (hay Moving Average) là đường trung bình động – công cụ trong phân tích kỹ thuật chứng khoán bằng cách làm phẳng hoạt động biến động giá của cổ phiếu trong một khoảng thời gian. Quan sát đường MA, nhà đầu tư có thể dự đoán xu hướng giá trong tương lai.

Qua bài viết này bạn sẽ hiểu được:

  • Đường MA-SMA là gì?
  • Cánh tính đường SMA như thế nào?
  • Ý nghĩa của đường SMA là gì?
  • So sánh đường SMA – đường EMA – đường WMA
  • Cách sử dụng hiệu quả đường trung bình MA là gì?

I. Đường MA là gì?

Đường trung bình MA- Moving Average gọi là đường trung bình động, được hiểu là trung bình cộng của chuỗi giá trong một khoảng thời gian nhất định.

Đường MA là phương tiện rất phổ biến trong phân tích kỹ thuật chứng khoán được nhiều người tin dùng mà bất cứ nhà phân tích kỹ thuật nào cũng không nên bỏ qua. Nhờ đó, nhà đầu tư nhận biết được tín hiệu mua-bán.

Các đường trung bình MA đang được sử dụng phổ biến:

  • Đường SMA (hay Simple Moving Average) là đường trung bình động đơn giản  được tính bằng trung bình cộng các mức giá đóng cửa trong một khoảng thời gian giao dịch nhất định.
  • Đường EMA (hay Exponential Moving Average) là đường trung bình lũy thừa được tính bằng công thức hàm mũ, trong đó đặt nặng các biến động giá gần nhất. Do đó, EMA khá nhạy cảm với các biến động ngắn hạn, nhận biết các tín hiệu bất thường nhanh hơn đường SMA giúp nhà đầu tư phản ứng nhanh hơn trước các biến động giá ngắn hạn.
  • Đường WMA (hay Weighted Moving Average) là đường trung bình tỉ trọng tuyến tính, nó sẽ chú trọng các tham số có tần suất xuất hiện cao nhất. Nghĩa là đường trung bình trọng số WMA sẽ đặt nặng các bước giá có khối lượng giao dịch lớn, quan tâm đến yếu tố chất lượng của dòng tiền.

Ở bài viết này, chúng tôi giới thiệu tới bạn về đường trung bình giá Simple Moving Average – SMA cũng là đường trung bình động MA mà các nhà đầu tư hay dùng.

II. Cách tính đường SMA như thế nào?

Các đường trung bình SMA phổ biến:

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

  • Đường MA dùng trong dài hạn: SMA(100); SMA(200)
  • Đường MA dùng trong trung hạn: SMA(50)
  • Đường MA dùng trong ngắn hạn: SMA(10), SMA(14), SMA(20)

Ví dụ: SMA(100) có nghĩa là đường trung bình của 100 ngày tính theo giá đóng cửa của 100 ngày trước đó.

Ta có cách tính đường SMA như sau:

Công thức tính đường SMA

Ví dụ: Đường SMA(10) trên đồ thị ngày của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (mã: VNM)

có các giá đóng của 10 ngày gần nhất như sau:

Đường SMA(10) trên đồ thị ngày của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (mã: VNM)

Khi đó: SMA (10) = (171.5+169.9+169.9+170+169.5+170.5+169+167.9+168+166.3)/10 = 169.3

Các phần mềm trực tuyến hay amibroker, metastock…sẽ tự tính và vẽ cho bạn. Chúng ta chỉ cần biết bản chất để có cái nhìn sáng suốt để ra những quyết định mua bán cổ phiếu đúng đắn hơn.

III. Ý nghĩa của đường trung bình động đơn giản SMA

Đường SMA – Simple Moving Average chỉ xu hướng giá của cổ phiếu, do đó đường hỗ trợ chúng ta dự đoán giá trong tương lai. Nhìn vào độ dốc của đường MA bạn có thể đoán giá sẽ biến đổi như thế nào để ra quyết định tốt ưu nhất.

Vậy, ưu nhược điểm của đường SMA là gì?

  • Ưu điểm:  Đường SMA phản ứng chậm do đó nó loại bỏ được các biến động nhiễu ngắn hạn. Về dài hạn thì đường SMA là khá tin cậy. Một đặc tính đáng chú ý mang tính thực tiễn của đường SMA là: vì đường trung bình MA phổ biến nhất trên thị trường nên nó phản ánh khá sát với tâm lý của nhà đầu tư tại các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự.
  • Nhược điểm: Ngược lại, bộc lộ rõ trong ngắn hạn, đường SMA phản ứng chậm nên phát tín hiệu mua bán chậm. Do đó, độ nhạy của trung bình MA tương đối thấp so với những biến động trong ngắn hạn.

IV. So sánh đường trung bình SMA – EMA – WMA

  • Với đường trung bình đơn giản SMA (Simple Moving Average): hiển thị tương đối chính xác một đồ thị trung bình giá trong thời gian dài, chậm nhưng chắc. Nhưng đổi lại cũng vì biến đổi quá chậm nên kéo theo tín hiệu mua hoặc bán trễ.
  • Với đường trung bình lũy thừa EMA (Exponential Moving Average): sẽ hiển thị những biến động nhanh hơn, tốt để phát hiện những bất thường, các đảo giá đang xảy ra trong ngắn hạn. Và chính đó cũng là nhược điểm của nó, vì quá nhạy cảm nên EMA dễ đưa ra các dấu hiệu giả và các báo hiệu sai lầm hơn.
  • Với đường trung bình tỉ trọng WMA (Weighted Moving Average): khá quan trọng trong việc nhận biết sự vận động của đường giá ở thời điểm mới nhất. Vì thế WMA có tác dụng hiển thị sự biến động giá rõ nét hơn đường SMA và EMA. Điều đáng chú ý ở đây là khi có sự chênh lệch giá giữa các phiên là lớn thì dùng WMA hiệu quả hơn đường SMA. Những tín hiệu mua bán tương tự như SMA.

Vậy thì sử dụng đường MA nào tốt hơn? Chúng ta không thể so sánh được. Nhiều nhà giao dịch vẽ nhiều đường MA khác nhau để có một cái nhìn tổng quát. Họ có thể sử dụng đường SMA với khoảng thời gian dài để tìm xu hướng bao quát, sau đó sử dụng đường EMA, WMA với khoảng thời gian ngắn để xác định thời điểm tốt để giao dịch. Muốn trở thành một nhà đầu tư thành công thì bạn nên sử dụng và kết hợp chúng một cách khéo léo đúng thời điểm thì mới đem lại hiệu quả cao.

V. Cách sử dụng hiệu quả đường MA

Tín hiệu mua: tín hiệu mua xảy ra khi đường ngắn hạn vượt lên đường dài hạn.

  • Đường Giá vượt lên đường SMA20 báo hiệu xu hướng tăng ngắn hạn.
  • Đường Giá vượt lên đường SMA50 báo hiệu xu hướng tăng trung hạn.
  • Đường Giá vượt lên đường SMA100 báo hiệu xu hướng tăng trung hạn.
  • Đường SMA20 vượt lên SMA50 (tín hiệu dài hạn xác định xu hướng tăng trong dài hạn)
  • Đường Giá vượt lên đường SMA20 và đường SMA20 vượt lên SMA50 (xu hướng tăng giá thể hiện rõ khi 3 đường chạm nhau và hướng lên)

Tín hiệu bán: tín hiệu bán xảy ra khi đường ngắn hạn đi xuống dưới đường dài hạn.

  • Đường Giá vượt xuống đường SMA(20) báo hiệu xu hướng giảm ngắn hạn.
  • Đường Giá vượt xuống đường SMA(50) báo hiệu xu hướng giản trung hạn.
  • Đường Giá vượt xuống đường SMA(100) báo hiệu xu hướng giản trung hạn
  • Đường SMA(20) vượt xuống SMA(50) (tín hiệu dài hạn xác định xu hướng giảm trong dài hạn).
  • Đường Giá vượt xuống đường SMA(20) và đường SMA(20) vượt xuống SMA(50) (xu hướng giảm giá thể hiện rõ khi 3 đường chạm nhau và hướng xuống)

Chốt: Đường ngắn đi xuống dưới đường dài => Báo hiệu xu hướng giảm. Đường ngắn vượt lên trên dường dài báo hiệu xu hướng tăng.

Mua bán cổ phiếu VNM dựa vào tín hiệu MA

Chú ý: nên bỏ qua những tín hiệu sai (không xác định xu hướng) khi 2 đường chạm nhau lên xuống liên tục.

Lưu ý tín hiệu trễ của đường trung bình SMA:

Đường SMA có tính chất là tín hiệu trễ. Tức là đường giá tạo đỉnh rồi, đường SMA(20) sau đó mới tạo đỉnh. Đường SMA(50) tạo đỉnh trễ hơn nữa. Tương tự đường giá bật lên rồi, đường SMA(20) bật lên sau, và đường SMA(50) bật lên muộn hơn nữa. Đường SMA càng dài hạn hơn thì tín hiệu càng trễ hơn và càng ít bám đường giá hơn.

Qua bài viết này tôi tin chắc bạn đã hiểu được phần nào về đường trung bình động (Moving Average – MA) là gì rồi đúng không.Mọi công cụ phân tích đều có những ưu nhược điểm nhất định.

Hãy là một nhà đầu tư thông thái, chúc bạn thành công!

Để có thể hiểu một cách khoa học và thực chiến, tiết kiệm thời gian và hạn chế sai lầm khi đầu tư, nhớ hãy tham gia khóa học chứng khoán của Ngọ. Chỉ vậy bạn mới có thể thắng bền vững và không sợ thua lỗ. Hỗ trợ trọn đời đến khi thuần thục.

Nếu bạn cần hỗ trợ gì chủ động liên hệ nhé!

Nguyễn Hữu Ngọ

Hiện tại, nhiều NĐT, các nhóm, nhân viên các cty CK như SSI, HSC, các bạn ủy thác đầu tư copy lên diễn đàn, web của mình, vui lòng dẫn nguồn bài viết. Cảm ơn ạ!

Đọc thêm:

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!