Trong chứng khoán, tương quan = tương đồng + liên quan, tức chúng có nét đặc tính gần giống nhau, những cổ phiếu càng tương quan (ví dụ cùng ngành) thì sẽ càng chịu những tác động bởi ngoại cảnh giống nhau.
Ở Việt Nam, nhiều nhà đầu tư cá nhân bị hấp dẫn bởi mong muốn lời nhiều, thường mua 2-3 mã, với giải thích là dễ quản lý và tạo lợi nhuận lớn – điều này người mới thường nghe có lý nhưng là lập luận sai lầm. Mời bạn đọc bài: Mua bao nhiêu cổ phiếu là đủ?
Mua quá ít mã cũng khiến nhà đầu tư bị thua lỗ và đào thải khỏi thị trường. Ngoài ra một trong những điều mà nhiều NĐT không để ý, dù họ mua nhiều mã, nhưng thực chất nhìn vào danh mục cũng rất rủi ro.
Giả định bạn mua 10 mã, – giả định mỗi mã 10%, nhưng đến 8 mã trong danh mục là mã ngân hàng, tức là ngân hàng chiếm 80% toàn bộ danh mục. Dù ít nhiều thì các mã trong ngành, cũng có sự biến động cùng chiều nhiều hơn, do đó khi lên cùng lên, khi xuống cùng xuống dẫn đến nhà đầu tư thua lỗ.
Lưu ý: Một mức lỗ 50% thì phải tăng 100% mới hòa vốn! Vậy chừng nào bạn mới lấy lại được gấp đôi số vốn bạn bỏ ra đây, trừ khi bạn chơi kiểu cờ bạc, một xanh cỏ hai đỏ ngực – khi đó, chứng khoán không còn là phạm trù đầu tư. Mà đối với bạn, chứng khoán là một sàn Casino thực thụ. Cờ bạc là bác thằng bần và khả năng cao là bạn đi xa, đi xa lắm!
Tuy nhiên ở mức độ tương quan thì cùng một ngành sẽ có độ tương quan cao. Nhưng có những ngành khác biệt nhưng cũng có sự tương quan đáng kể. Ví dụ một công ty nội thất, xi măng, hay bất động sản lại có sự tương quan bởi sự ấm lạnh của thị trường nhà đất.
Khi tương quan lớn, giống như một sự đặt cược lớn! Bạn có thể thắng lớn hoặc thua lớn. Tất nhiên, đối với nhà đầu tư kinh qua nhiều kinh nghiệm, đối với họ sự bền vững mới là đặt lên hàng đầu.
Còn đối với tương quan với thị trường, các mã cổ phiếu được đo bằng chỉ số beta. Beta thị trường = 1, làm chuẩn. Nếu Cổ phiếu X có Beta = 1,5 tức được xem độ nhạy gấp rưỡi thị trường, nếu thị trường tăng 10% thì Cổ phiếu X sẽ tăng 15% và ngược lại, nếu thị trường giảm 10% thì Cổ phiếu X sẽ giảm 15%.
Trong đầu tư chứng khoán, nguyên tắc bảo toàn vốn luôn phải đặt lên trên hết. “Nguyên tắc số 1: Không được để mất tiền. Nguyên tắc số 2: Không quên nguyên tắc số 1.” – Buffett. Đó là lý do, mà những nhà đầu tư xuất chúng thích các mã trong danh mục của họ ít có sự tương quan với nhau nhiều.
Những mã càng tương quan thì càng phụ thuộc vào sự may rủi hơn, và sự bền vững sẽ giảm đi.
Đứng trên vai người khổng lồ, dù ta có thể không cao hơn người khổng lồ, thì chí ít ta cũng cao hơn so với phần đông nhà đầu tư khác, vì thế ta có thể gầy dựng được khối tài sản cho bản thân và gia đình.
Sau đây, là những câu phát ngôn của nhà đầu tư giỏi nói về vấn đề tương quan, Ngọ mong rằng qua bài viết này, nó sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về ý nghĩa của đầu tư và tạo nên một danh mục đầu tư bền vững.
“Khi mọi thứ xấu đi, tất cả những thứ không ai từng nghĩ có thể liên quan với nhau lại liên quan với nhau. Và không có gì nguy hiểm hơn những rủi ro không được phát hiện, nhưng việc này xảy ra một lúc.” Warren Buffett
“Trong thời điểm căng não, chắc chắn, thị trường sẽ không tương quan theo cách bình thường .” Michael Steinhardt
“Qua kinh nghiệm cay đắng, tôi đã học được sai lầm trong mối tương quan vị thế là nguyên nhân sâu xa của những vấn đề nghiêm trọng nhất trong giao dịch. Nếu bạn có tám vị thế tương quan cao, thì bạn thực sự đang giao dịch ở một vị thế lớn gấp tám lần. ” Bruce Kovner
“Chiến lược của chúng tôi là đầu tư theo cách có càng ít mối tương quan với xu hướng thị trường và các khoản đầu tư càng riêng lẻ càng tốt”. Paul Singer
“Rất hiếm nhà đầu tư đạt được sự thông thái – đủ để đánh giá cao mối tương quan, một yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát mức độ rủi ro của toàn bộ danh mục đầu tư. Hầu hết các nhà đầu tư nghĩ rằng đa dạng hóa bao gồm việc nắm giữ nhiều thứ khác nhau, ít người hiểu rằng đa dạng hóa chỉ có hiệu quả, nếu danh mục đầu tư có thể chuyển biến khác nhau với một sự biến động nhất định của thị trường. ” Howard Marks
“Các quỹ đầu tư điểm hình thường không phát triển được bởi vì họ đã lựa chọn cổ phiếu sai lầm. Họ thất bại vì họ đụng đến quá nhiều lĩnh vực tương quan nhau, hoặc họ sở hữu quá nhiều công ty đòn bẩy tài chính cao, hoặc họ có quá nhiều vị thế kém thanh khoản. Đây là những lời ‘giải thích ‘ mà bạn thường thấy trong các lá thư gửi đến các nhà đầu tư. Đó chính xác là những gì chúng tôi cố gắng tránh ”. Curtis Macnguyen
“Khi tôi có chín doanh nghiệp trong danh mục đầu tư và tôi đang thêm cái thứ mười, tôi sẽ suy nghĩ rất kỹ về mối tương quan giữa doanh nghiệp thứ mười với chín doanh nghiệp còn lại. Tôi muốn mối tương quan càng thấp càng tốt.” Mohnish Pabrai
“Trong hầu hết mọi trường hợp thất bại thảm khốc mà chúng tôi đã quan sát được, chúng tôi tin rằng nguyên nhân gốc rễ được rút ra là từ một hoặc sự kết hợp của 5 yếu tố. Năm yếu tố đó là 1) đòn bẩy 2) tập trung quá mức(không đa dạng hóa) 3) tương quan quá mức 4) kém thanh khoản và 5) sự rút vốn (capital flight)”. Zeke Ashton
“Nếu mọi vị thế trong danh mục đầu tư có thể không tương quan với những vị thế khác và cũng không tương quan đến thị trường, chúng tôi thực sự sẽ rất vui. Tuy nhiên, vì thế giới không hoạt động theo cách đó, chúng tôi phải đa dạng hóa và tìm kiếm sự không tương quan lớn.” Paul Singer
“Chúng tôi cố gắng tạo ra lợi nhuận ít tương quan với thị trường chứng khoán.” Lee Ainslie
“Quy tắc là cố gắng hết sức để có những chiến lược không tương quan .” Bruce Kovner
“Mọi người không nên bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các mối tương quan trong quá khứ. Thị trường chứng khoán tăng 80% thời gian sau khi Mets giành được cú đúp không có nghĩa là nó sẽ tăng vào lần tiếp theo. Cố gắng đừng nhầm lẫn giữa may rủi với nhân quả ”. Bennett Goodspeed
“Chúng tôi xem xét kỹ lưỡng các mối tương quan trong quỹ, để đảm bảo rằng không có ngành nào chiếm tỷ trọng tài sản bất cân xứng và để giảm thiểu sự chồng chéo giữa các nhóm ngành có liên quan chặt chẽ với nhau. ” Jake Rosser
“Tôi đánh giá đầu tư về mặt xác suất. Không có gì là tuyệt đối. Chúng ta có thể có một thiên thạch dài 50 dặm lao đến và xóa sổ mọi thứ trong danh mục đầu tư. Có những sự kiện có thể lấy đi rất nhiều thứ. Đó là lý do tại sao bạn muốn các vị thế không tương quan. ” Mohnish Pabrai
“Rất khó để chỉ mua những thứ không liên quan trong thị trường chứng khoán. Nhưng bạn có thể mua và bán với số lượng tương tự.” Cliff Asness