Vị thế: Tầm quan trong và ý nghĩa sống còn trong đầu tư?

Không phải biết chọn cổ phiếu tốt hay thời điểm tốt là bạn thắng (chưa kể đa số NĐT mới không nhận thức được cổ phiếu tốt là gì hay thời điểm đúng là gì?). Chọn cổ phiếu đúng hay thời điểm đúng thì chỉ là 1 phần trong đầu tư chứng khoán, bạn còn phải biết quản lý danh mục và vị thế của mình.

Giống như bóng đá, không phải cứ đội hình đầy siêu sao là thắng! Xây dựng các vị thế trong danh mục giống như bố trí hài hòa đội hình ra sân, phải có thủ môn, hậu vệ, tiền vệ, tiền đạo – phải bố trí chiến thuật nào 4-4-2, 4-3-3, 5-4-1, 4-3-1-2… chưa kể yêu cầu từng vị trí riêng…

Buffett từng nói: “Nguyên tắc số 1: Không được để mất tiền. Nguyên tắc số 2: Không quên nguyên tắc số 1”. Được xem là nguyên tắc bảo toàn vốn! Do đó, những vị thế lớn nhất trong danh mục cần là những mã có tỷ lệ phần thưởng/rủi ro tốt nhất.

1-nguyen-tac-so-1-khong-duoc-de-mat-tien-Buffett
“Nguyên tắc số 1: Không được để mất tiền. Nguyên tắc số 2: Không quên nguyên tắc số 1. Đó là tất cả các nguyên tắc cần có.”- Warren Buffett

Việc mua một danh mục cổ phiếu bao nhiêu mã, tỷ trọng của từng mã (vị thế) sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và gia tăng mức sinh lời tiềm năng.

Bạn đọc thêm: Mua bao nhiêu mã trong danh mục là đủ?

Thường nhà đầu tư mới, cứ mắc sai lầm “mua con gì, bán con gì” mà không chú ý đến toàn cục. Điều này khiến cho danh mục của họ yếu dần theo thời gian và bị đào thải.

Dù thống kê không chính thức: “90%-95% sẽ bị đào thải”, thì người ta không tin. Nhưng ai có tư duy toán học một chút và mở rộng tầm nhìn, con số ấy dường như áp dụng cho mọi ngành nghề.

Và nếu họ nghĩ “phần đông sẽ bị đào thải” thì họ vẫn nghĩ sẽ chừa họ ra, vì họ đúng và thông minh. Người không biết vế đầu, thì khi bị đào thải còn ngơ ngác chẳng biết vì sao, người không rõ vế sau là do ảo tưởng sức mạnh.

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

Hiệu ứng Dunning – Kruger cho chúng ta hiểu, “người đang dốt không biết mình đang dốt”, cho nên họ thường chỉ quan tâm cái trước mắt mà quên những cái trọng yếu khác. Giống như cứ thích mua mã nào, bán mã nào và quên vị thế từng mã, nắm danh mục như thế nào là đúng.

Mua một mã tối đa bao nhiêu %, nếu đầu cơ thì mức cắt lỗ ở mức giá nào, khi nào nên giảm tỷ trọng hay tăng tỷ trọng…

Bởi chọn mã đáp ứng tiêu chí là một chuyện, mà mã đó ta sẵn sàng đầu tư bao nhiêu tiền vào nó là một chuyện quan trọng nữa. Việc đảm bảo tỷ trọng theo từng giai đoạn được xem là vị thế của từng mã trong danh mục.

Mã ngon hơn thì mua nhiều, mã ít ngon hơn thì mua ít … để đảm bảo cả tính lợi nhuận bền vững và hạn chế rủi ro. Một nhà đầu tư quản lý vị thế tốt sẽ kiếm lãi bền vững qua thời gian, và thực hiện được mục tiêu tài chính của đời mình.

Để bạn chú tâm đến các vị thế (các mã và tỷ trọng), Ngọ xin tổng hợp lại các phát ngôn của nhà đầu tư xuất chúng về vấn đề vị thế.

“Các vị thế lớn nhất của tôi thường là những vị thế mà tôi nghĩ rằng khả năng mất vốn vĩnh viễnthấp nhất. Những vị thế mà tôi tin tưởng nhất thường là những vị thế lớn nhất. ” John Huber

“Không đáp án chính xác nhất về việc đa dạng hóa danh mục đầu tư như nào thì tối ưu. Triết lý của riêng tôi là không có cổ phiếu riêng lẻ nào nên bằng 12% tổng giá trị của danh mục đầu tư và không một ngành nào có thể bằng hơn 25% tổng giá trị.” Ed Wachenheim

“Đòn bẩy, thiếu đa dạng hóa và thanh khoản kém là ba thứ có thể giết chết bạn.” Steve Cohen

“Nếu tất cả các yếu tố như nhau, vị thế có quy mô vốn lớn lớn nhất sẽ làm tăng rủi ro. Một số người nói rằng chỉ tập trung vào một số vị thế mà bạn tự tin; và tập trung là cách để vừa kiếm tiền vừa giảm thiểu rủi ro. Tôi đồng ý, nhưng chỉ đồng ý một phần.” Paul Singer

“Chúng tôi có mức giới hạn về số tiền chúng tôi sẵn sàng cược cho một vị thế. Tôi đánh giá các giới hạn vị thế đó dựa vào nền tảng chi phí, chúng tôi không đánh giá nó dựa trên giá hiện tại. Chúng tôi không muốn bỏ ra nhiều hơn 10% trong tổng số tài sản cho một vị thế” Mohnish Pabrai

“Mỗi người sẽ có một mức khác nhau. Nó cũng phụ thuộc vào loại chứng khoán nào. Một vị thế 10% có thể là ổn đối với công ty vốn hóa lớn, trong khi vị thế 3% cho những cổ phiếu vốn hóa vừa biến động mạnh và thường xuyên dao động khoảng 30% thì có thể quá rủi ro. ” Joe Vidich

“Khi tôi mua bán kém, tôi tiếp tục giảm quy mô vị thế của mình. Bằng cách đó, tôi sẽ mua bán ở vị thế nhỏ nhất khi việc mua bán của tôi tệ nhất. ” Paul Tudor Jones

“Một khi chúng tôi sở hữu mã nào đó, quy mô vị thế chủ yếu được thay đổi bởi lợi nhuận kỳ vọng so mức giá hôm nay, nhưng chúng tôi cũng xem xét các yếu tố khác như chất lượng quản lý, mức độ hiểu biết của chúng tôi về doanh nghiệp và biên độ biến động lớn bé mà kết quả có thể xảy ra. ” Andrew Brenton

“Càng nhiều vốn mà chúng tôi sẵn sàng bỏ ra cho một vị thế đơn lẻ sẽ phản ánh niềm tin của chúng tôi vào sự an toàn của vị thế và sự hiện diện của mức lợi nhuận kỳ vọng vượt trội”. Christopher Bloomstran

“Ngay cả những nhà quản lý giỏi nhất trên thế giới cũng gặp khó khăn trong việc xác định quy mô các vị thế. Vị thế liên quan với mức độ tin tưởng. Nhìn vào việc quản lý rủi ro một cách tổng thể. Mức vị thế và mức độ danh mục đầu tư. Có điểm cắt lỗ và chốt lời mục tiêu cho từng vị thế. Danh mục đầu tư diện rộng có mức độ rủi ro giảm giá 2%, giảm 5% và giảm 10%. Giảm 10% là mức giảm tối đa trên diện rộng để cổ phiếu có khả năng hồi phục. Hãy nghĩ về sự tương quan to lớn khi các vị thế lớn ”. Kyle Bass

“Chúng tôi thường có khoảng 50 mã cổ phiếu và quy mô vị thế tối đa của chúng tôi là 5%. ” Alan Fournier

“Khi bạn có một chiến lược mà bạn đặt mười đến mười lăm phần trăm tài sản của mình vào bất kỳ khoản đầu tư nào đó, bạn không thể chấp nhận rủi ro dù là rất nhỏ khi kết quả tồi tệ.” Bill Ackman

Xác định quy mô vị thế của bạn để bạn có thể chịu được những gì xảy ra nếu bạn sai . ” Craig Effron

“Vị thế tối thiểu là 5%, nếu bạn không đủ tự tin vào một vụ đầu tư để 5% tài sản của mình vào đó, thì bạn không nên tham gia. Vì vậy, chúng tôi thường có khoảng 10 mã cổ phiếu trong danh mục đầu tư, những doanh nghiệp mà chúng tôi biết rõ về chúng và chúng tôi đã theo dõi chúng chặt chẽ. Chúng có xu hướng là những doanh nghiệp không có nhiều rủi ro giảm giá, bởi vì bạn không định đánh bạc với 10% số tiền của mình. ” Glenn Greenberg

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!