Trí thông minh đường phố VS Kiến thức Âm về CỔ PHIẾU

Nếu chứng khoán là những “phương trình tính toán phức tạp, thì có lẽ giờ tôi đã về giao báo” rồi, chứ không phải ngồi đây để chia sẻ với bạn.

Kiến thức chứng khoán rất phức tạp?

Biết bao nhiêu sinh viên với chỉ số IQ cao vót cứ học qua đại học, cao học, bằng CFA, ACCA… để chứng tỏ sự thông tuệ của mình. Lãnh tấm bằng ngon để vào làm cho các quỹ đầu tư, tổ chức tài chính.

Rất nhiều người mang nguyên phương trình tài chính như CAPM, thuyết danh mục đầu tư hiện đại, nguyên tắc quản lý danh mục, chỉ số beta, định giá chiết khấu dòng tiền… điều mà họ làm suốt ít nhất 4 năm để tìm được 1 cổ phiếu mang lại lợi nhuận.

Còn những bên phân tích kỹ thuật, thì vẽ chart như đúng rồi, “rồng bay phượng múa”, kiểu thị trường chứng khoán sẽ diễn ra như là điều họ muốn.

Thậm chí những kiến thức cao siêu đó, khiến không ít người ảo tưởng kiến thức cho mình giỏi mà thực tế họ không vượt qua cả quỹ chỉ số – Một tinh thần mà Jack Bogle sử dụng nguyên tắc Toán lớp 2 để ứng dụng và giải thích.

Thực tế đơn giản không dễ dàng, bởi mấy ai dám chấp nhận sự hiểu biết có vẻ dưới trung bình, trong khi họ đã đổ cơm, đổ tiền, đổ thời gian với điều phức tạp rồi. Đơn giản đó sự lựa chọn – nó mới là đỉnh của đỉnh!

Steve Jobs đã phát biểu: “Đơn giản khó hơn phức tạp; bạn phải làm việc chăm chỉ để thanh lọc tâm trí và làm nó đơn giản.”

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

steve-jobs-don-gian-la-dinh-cao-1120
Cần thanh lọc tâm trí mới trở nên đơn giản được

Học làm gì nhiều khi ngay cả những phương trình ấy để giải thích cũng cần ít nhất 200 trang sách, chưa kể một lượng sách to đùng của những người ăn theo hoặc trích dẫn – Trong khi xài không được!

Trong chứng khoán cứ 100 người tham gia thì đến 95 người thua lỗ! Tuy nhiên, nếu bạn đủ giỏi thì “bèo bèo” trong thời gian lâu, thị trường chứng khoán sẽ mang lại cho bạn cả gia sản mà “không làm gì cả” nhờ vào sức mạnh của lãi kép.

Đỉnh cao nhất của “không làm gì cả” là Warren Buffett, ông đọc sách – vui vẻ – tư duy – ra quyết định và kiếm tiền. Áp dụng một triết lý mà những người bán quần áo, xoong nồi, chén dĩa đều hiểu: Mua thấp & bán cao.

Nhưng…

Không chỉ là người bình thường thua, mà ngay cả những giáo sư với đôi kiếng dày cộm cũng trở thành nạn nhân thua lỗ.

Mà đỉnh cao là quỹ Long-Term Capital Management, tập hợp các tiến sĩ giỏi nhất, thậm chí đạt giải Nobel, sụp đổ vào năm 1998

Bạn có sở hữu kiến thức ÂM?

Có lẽ, bạn sẽ nghe một số người có chút ngón nghề “chê bạn không có kiến thức lĩnh vực này, nhưng họ thì có”. Đó chỉ đúng với những ai chỉ học xong dãy số tự nhiên mà chưa học số ÂM.

Kiến thức thì chia làm:

  1. Kiến thức dương (có kiến thức thực)
  2. Không có kiến thức
  3. Kiến thức ÂM

Khi bạn nói tôi Không có tiền: 0 đồng. Ít nhất ta hiểu bạn có tài sản lớn hơn người Âm vốn chủ sở hữu – Tức là tài sản còn không đủ trả nợ.

Bạn không có kiến thức, bạn có thể gia tăng kiến thức đúng. Nhưng nếu bạn có kiến thức ÂM bạn cần gọt rửa để kiến thức bạn về 0, và dương.

Người Do Thái từng nói: “Kiến thức mà không áp dụng được là kiến thức chết”. Còn thứ mà khiến bạn lỗ, thì càng tệ hơn cả kiến thức chết – đó là kiến thức ÂM.

Bạn thua lỗ thì thực tế bạn có kiến thức âm!

Kiến thức Âm, có thể do:

  1. Bản thân kiến thức đó là rác rưởi – kiến thức rác;
  2. Bạn không hiểu bản chất của Kiến thức nên dẫn đến hiểu sai và làm sai nên dẫn đến kiến thức ÂM.

Đừng tự hào mình nghèo mà học giỏi. Thử hỏi tại sao giỏi vẫn nghèo?”.

Đối với bạn học sinh, sinh viên, người trẻ dưới 30 thì không nói. Việc xuất thân, và sự khởi đầu có ảnh hưởng lớn. Nhưng khi ta lớn rồi thì cần xem lại bản thân!

Khi nhà đầu tư A biết chỉ số ROI, P/E, chiết khấu dòng tiền, chiết khấu dòng cổ tức, đường xu hướng, ngưỡng kháng cự đủ kiểu. B chỉ biết 1-2 chiêu nào đó.

Nếu A thua chỏng vó, B thì kiếm rủng rỉnh tiền. Thử hỏi A biết vậy để làm gì?

Để khoe với những người không biết à!  Nhà đầu tư A là điển hình của kiến thức ÂM.

Số Âm nhỏ hơn số 0. Còn Kiến thức Âm còn tệ hơn cả việc KHÔNG có kiến thức.

Kien-thuc-am-1120
Kiến thức Âm còn thua việc không có kiến thức

Còn B vừa thong dong nằm võng, vừa kiếm được tiền, B đích thị mới là người thông tuệ.

Anh 2 Lúa với chỉ số IQ ngất ngưỡng?

Hồi xưa Ngọ học chuyên Toán, từng cũng là nhất tỉnh môn Vật Lý, nên đã thấm được rằng nhiều bạn thực sự là cao thủ võ lâm trong học tập. Mỗi năm trôi qua, những trường như Ngoại Thương, Kinh Tế, Bách Khoa, Y Dược, Ngoại Giao, các trường quốc tế, các trường danh tiếng thế giới… lại tuyển thêm biết bao cái đầu IQ cao vào học. Các trường chuyên, lớp chọn cấp 3 lại rục rịch tuyển các em có tố chất để tạo nên cái lò IQ cao.

Khi đi làm, các công ty lớn, công ty đa quốc gia, công ty quốc tế lại tuyển những bộ não đầy Book Intelligent – Thông minh hàn lâm. Đó là những tấm bằng hạn ưu của những trường Top vào làm. Họ giải những bài toán nhanh như điện xẹt – nhưng đôi khi sự ngây ngô khiến họ có xu hướng phức tạp lên để xứng đáng với cái trình độ của họ.

Ngọ từng làm gần 1 năm ở Viettel, chị phó phòng từng nói: “Phòng này là phòng có tuổi trung bình trẻ nhất và thông minh nhất Hồ Chí Minh” – Có người còn phản ảnh lại: “Phòng này là phòng có chỉ số IQ trung bình phòng cao nhất tập đoàn.”  – Phòng này quy tụ có vài bạn thạc sĩ nước ngoài, ngoại thương, thủ khoa, kinh tế… đỉnh thì phòng tầm 30 người!

Tuy nhiên, một công ty lớn dù rất hiệu quả thì góc độ một anh nhân viên nhỏ ở đó, Ngọ chỉ thấy cồng kềnh. Dù hô hào nhiều, nhưng cũng như cuộc sống con người vậy – quá thích theo đuổi những thứ phức tạp, những bài toán nhiều biến mà quên đi những bài toán thiết yếu. (Tất nhiên lúc đó Ngọ không nhận thức được điều này)

Có thể bạn chưa biết: “Việc phát minh cái bánh xe cho chiếc vali kéo xuất hiện sau cả việc phóng tàu lên vũ trụ”. Những con người uyên bác phải bê những thùng sách, thùng vật dụng nặng nề mỗi khi ra phi trường hàng tuần nhiều năm trời; chỉ để cố gắng phát minh ra cái gì đó thật To tát!

Đừng quá hàn lâm, đừng quá phức tạp – hãy đơn giản hóa hơn như anh Hai Lúa.

Kiến thức đường phố và kiến thức hàn lâm?

Kiến thức hàn lâm thường có được từ trường đại học – người ta thường dạy những phương trình thường rối rắm và độ tin cậy cao. Nhưng lại vô cùng khó thực hiện.

Kiến thức đường phố là kiến thức mà có tính ứng dụng cao, nó mang tính kinh nghiệm, mang tính xấp xỉ nhưng lại tiết kiệm năng lượng, và phù hợp hơn với đa số.

Ngọ cũng đã dành 6 năm ở Trường Kinh tế để học kiến thức hàn lâm! Bạn không nhầm đâu, 6 năm chứ không phải 4 năm! (4 năm đại học và 2 năm thạc sĩ).

Nhưng điều mà Ngọ có thể nhớ là có thể tóm tắt chỉ chưa đầy 1 buổi!

Ngọ đọc sách 20-40 cuốn/năm – nhưng điều Ngọ ứng dụng và làm được cũng chỉ 1-2 trang giấy.

Những điều gì bạn hiểu biết hơn  đứa trẻ lớp 4bạn làm được trong  cuộc sống xem?

Hãy viết ra, bạn sẽ thấy ít hơn bạn tưởng đấy!

Dân gian hay nói: “Theo lý thuyết thì lý thuyết rất gần thực tế, nhưng theo thực tế thì thực tế rất xa lý thuyết.”

Điều này đúng với đại chúng, bởi để bắt chiếc cầu giữa thực tế và lý thuyết chúng ta cũng cần sự hiểu biết và gắn kết. Đại chúng thường không làm được việc này! Hoặc bản thân kiến thức đó vốn dĩ đã là Sai lầm!

danh-ngon-dau-tu-giao-duc-0620-anh5-1120

Ví dụ, chúng ta học phải đánh giá công ty làm ăn hiệu quả dựa vào tiêu chí như ROE, ROA, khoản phải thu, hàng tồn kho, tăng trưởng, hệ số đồn bẩy… Ngay cả mua hàng ta còn xem xét kỹ như: Thương hiệu, kiểu dáng, chất liệu, công dụng, và đặc biệt giá cả.

Điều đó quá đúng, nhưng thực tế số đông hành động sai như là: “Khi cổ phiếu tăng, đặc biệt tăng mạnh… số đông sẽ vứt hết những gì cần thiết, và chỉ quan tâm cổ phiếu đó phải mua ngay vì nó đang lên”.

Điều này cũng đúng trong lĩnh vực chọn vợ, chồng, người yêu: Theo lý thuyết ta chọn ai đó, vì nhan sắc, tính tình, tài năng, tiền bạc, chiều cao, sức khỏe, quê quán… Nhưng với độ nhiễu của thông tin càng cao, internet càng phổ biến, bạn có thể thấy cả ngàn cô gái, chàng trai. Người ta có thể đặt tiêu chuẩn ABC-XYZ, đó là mong muốn và lý thuyết. Nhưng về suy nghiệm, thực tế người ta thường chọn theo kiểu: “Trai tài, gái sắc”.

Lý thuyết là mô hình đa biến, khi ứng dụng ta chỉ còn có 1 tiêu chí kiến thức đường phố: “Trai tài gái sắc”.

Cái vụ “trai tài gái sắc” này, tôi đọc được được từ sách của Tiến sĩ Dan Ariely.  – Đúng là ông bà ta còn phát hiện ra sớm hơn cả 1 nghiên cứu nghiêm túc.

Qua tất cả, kiến thức kinh nghiệm đường phố cũng cần nghiên cứu 1 cách đúng đắn.

Hèn gì, hồi xưa Ngọ đẹp trai mà các cô gái thì cứ bỏ chạy, bây giờ dù bớt khôi ngô nhưng cô gái thì tìm đến! Bạn hiểu lý do rồi nhen!

Trí thông minh đường phố, điều hay và chưa hay?

Lý thuyết đường phố nó bao giờ cũng đơn giản và dễ hiểu. Là một người thích đi phượt, nên Ngọ học được rất nhiều kiến thức đường phố, tất nhiên Ngọ muốn lấy lý thuyết sách vở để kiểm định lại để cho chuẩn hóa nhất.

Bởi vì chúng ta là con người, kể cả bạn và tôi – nên sai lầm là chuyện bình thường.

Tại sao, Ngọ luôn chia sẻ tính đơn giản và khoa học. Đơn giản tức là tính đường phố, khoa học thì phải có nghiên cứu chứng minh.

Bởi cái gì rối rắm thì khó thực hiện, mà suy nghiệm sai thì lại rủi ro!

Ví dụ trên: Lý thuyết đánh giá cổ phiếu là rất nhiều tiêu chí để lựa chọn cổ phiếu (bạn có thể dành cả tuổi thanh xuân của mình để học nó ở các trường ĐH, cao học, CFA, ACCA, CMT…). Nhưng đa số chọn cổ phiếu chỉ vì cổ phiếu đó tăng giá và tăng mạnh!  Một bên thì quá phức tạp, NĐT sẽ không làm. Một bên là kiến thức đường phố sai lầm!

Xem xét vấn đề cuộc sống, kiến thức đường phố nói: “Hãy bao tay cho trẻ sơ sinh để bé không cào vào mặt mình”. Đây là một tình huống rất phổ biến, nghe thì hợp lý nhưng lại là sai lầm! Điều đúng và khoa học theo những nhà nghiên cứu y khoa và bác sĩ là: “Đừng nên bao tay trẻ sơ sinh, đôi tay trẻ sơ sinh là công cụ để bé khám phá thế giới và phát triển trí não.” Thay vào đó, nếu bạn bấm móng tay cho bé, và ngay cả bé cào mặt bé cũng biết đau nên không cào nữa.

Nếu bạn cho rằng “ai cũng làm thế” hoặc thành kiến chứng thực nên bạn chưa chấp nhận, thì bạn hãy google. Nếu bạn đang  xài theo cách cũ, bạn sẽ học được điều gì đó để chăm sóc đứa con dễ thương, đứa cháu khấu khỉnh thông minh hơn.

Kiến thức đường phố là những kinh nghiệm đơn giản mà nhiều người có học thức lại bỏ qua. Nó cũng thường đúng nhưng không phải là luôn luôn đúng đôi khi sai lầm nhưng trường hợp chọn cổ phiếu và trẻ sơ sinh ở trên.

Ưu của kiến thức đường phố luôn là đơn giản, dễ thực hiện và ít tốn năng lượng nhất. Nhưng nhược điểm của nó có thể dễ sai lầm do chưa được nghiên cứu khoa học.

Tại sao những tấm bằng thạc sĩ, MBA, CFA, ACCA lại dễ thua lỗ chứng khoán?

Hoặc những nhà đầu tư “ngây thơ” lại là dễ thua nhất?

Có thể lời giải thích thì người nhiều tính hàn lâm phức tạp hóa vấn đề để phù hợp với trí tuệ của họ. Còn nhà đầu tư đại chúng thì lại hiểu kiến thức đường phố không đúng, nhưng luôn cố chấp rằng mình đâu có sai!

Góc nhìn của Ngọ: “Nếu bạn thua lỗ thì bạn là Kiến thức ÂM”  hay Người Do Thái: “Kiến thức mà không áp dụng được là kiến thức chết”.

Kết hợp: trí thông minh đường phố và hàn lâm

Trên đời này chỉ vài việc quan trọng, phần còn lại chỉ là việc gây nhiễu. Đọc một báo cáo tài chính, đối với nhà đầu tư, chỉ có vài thông tin – phần lớn là tạp âm.

Cái việc quan trọng có thể tạo thành “kiến thức đường phố, IQ đường phố”, vì nó là phần lõi mang tính ứng dụng.

Ngay cả ông bà ta đúc kết việc của đời người chỉ là: “Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà”. Ngay cả cuộc đời, chỉ có 3 việc lớn thì nên bản chất cũng chẳng nhiều việc. Đối với nhà đầu tư cũng chỉ có vài điều giá trị giúp tài khoản tăng lên.

Chứng khoán chỉ là môn Toán lớp 4” – Người mới hoặc thua lỗ sẽ bất ngờ trước phát ngôn của Peter Lynch – Một nhà đầu tư vĩ đại của thế kỷ XX.

Cau-noi-Peter-Lynch-Chung-khoan-chi-la-mon-toan-lop-4-1120

Bởi vì ta chỉ cần biết những gì cần thiết, cái lõi đúng đắn là đã kiếm được tiền. Bởi chúng ta sống trong thế giới thực, đại­­ chúng cần hiểu những nguyên tắc đơn giản – để thực hành và kiếm tiền, chứ không phải là những phương trình rối rắm hàn lâm quá sức.

Ronald Read, người đã để lại một danh mục gần 100 cổ phiếu  trị giá 8 triệu đô la thời điểm ông qua đời vào năm 2014. Ronald Read một người bình thường, tốt nghiệp trung học, tham gia quân đội trong thế chiến thứ 2, sau chiến tranh ông làm ở trạm xăng và làm bảo vệ cho JCPenney, ông đã sống tiết kiệm và đầu tư lâu dài, tuy chưa bao giờ có thu nhập cao nhưng lại có một danh mục đầu tư lớn.

Bạn nghĩ một người tốt nghiệp trung học, làm bảo vệ — điều nào ông lại có 1 gia tài lớn như vậy?

Đơn giản, vì ông đã sử dụng kiến thức đúng đắn khoa học nhưng lại rất kiến thức đường phố, dễ hiểu.

Về lâu dài, chẳng ai kiếm được tiền từ chứng khoán bằng cách đầu tư sai khoa học cả. Nhưng để ứng dụng và thành thục thì yêu cầu nó cũng thật đơn giản.

Bí quyết kiếm tiền ở đây, là sự kết hợp giữa kiến thức đường phố và kiến thức hàn lâm – Tức là kết hợp giữa sự đơn giản và khoa học.

Đơn giản để thực thi & khoa học để làm điều đúng!

Chỉ vậy, ta mới có thể kiếm tiền bền vững được thôi, mà lại sống một cuộc sống thú vị. Để được trang bị kiến thức như vậy, bạn hãy tham dự khóa học 1 kèm 1 của CophieuX. Mời bạn tham khảo khóa học bằng cách nhấp vào ảnh bên dưới.

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!