Bạn đã nghe đến thuật ngữ “cổ phiếu blue-chip” nhưng bạn không biết chính xác ý nghĩa của cổ phiếu blue chip là gì? Yên tâm đi nhé!
Cổ phiếu blue-chip là cổ phiếu của các công ty lớn mạnh, ổn định, và thành tích tài chính đáng nể trong lâu dài.
Những cổ phiếu này được coi là một số khoản đầu tư an toàn, khiến chúng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều nhà đầu tư.
Là một người hơn 10 năm kinh nghiệm trong thị trường chứng khoán, Ngọ đã thấy phần lớn các xu hướng đến rồi đi. Nhưng tiền ở lại, ở lại bên người đầu tư giỏi… và bỏ lại nhà đầu tư thua lỗ.
Một điều nữa, Ngọ thấy không thay đổi là tầm quan trọng của các cổ phiếu blue-chip trong danh mục đầu tư.
Trong bài viết này, Ngọ sẽ chia sẻ những hiểu biết của mình về cổ phiếu blue-chip là gì, tại sao chúng lại quan trọng và cách xác định chúng.
Cho dù bạn là một nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm hay mới bắt đầu, việc hiểu các cổ phiếu blue-chip là điều cần thiết để xây dựng một chiến lược đầu tư hiệu quả.
Vì vậy, hãy đi sâu vào và khám phá tất cả những gì về cổ phiếu blue-chip. Xoắn tay lên, học chứng khoán cùng Ngọ nào…
I. Cổ phiếu blue-chip là gì?
Cổ phiếu blue-chip là một thuật ngữ dùng để mô tả cổ phiếu của các công ty lớn, có uy tín, thu nhập ổn định, bảng cân đối kế toán mạnh và danh tiếng về độ tin cậy.
Các công ty này dẫn đầu trong các ngành mà họ kinh doanh, có lịch sử tăng trưởng nhất quán và ổn định lâu dài và thường được coi là các khoản đầu tư có rủi ro thấp.
Thuật ngữ “blue-chip” có nguồn gốc từ trò chơi bài xì phé, trong đó blue-chip thường có giá trị và uy tín nhất. Do đó, tương tự trong đầu tư, cổ phiếu blue-chip được coi là khoản đầu tư khá an toàn và đáng tin cậy hơn.
Ví dụ về các cổ phiếu blue-chip bao gồm các công ty như Vinamilk, Thế giới di động, FPT, Dược Hậu Giang… Đây là những công ty đầu ngành, có thương hiệu mạnh, và ổn định
II. Những đặc tính chính của cổ phiếu Blue-chip là gì?
Ta biết cổ phiếu blue-chip là những công ty lớn, đầu ngành, lợi nhuận nhất quán. Vậy, những đặc tính chính của cổ phiếu blue chip là gì?
1.Tính ổn định của cổ phiếu blue-chip
Cổ phiếu blue-chip khá ổn định.
Đây thường là những công ty vượt qua thử thách của thời gian, thu nhập suốt nhiều năm. Thông thường, bất chấp thị trường lên hay xuống, thậm chí suy thoái kinh tế, thì cổ phiếu blue-chip sẽ ít bị giảm giá hơn so với cổ phiếu khác.
Trong lúc, xuống mạnh thời lúc bắt đầu Covid hoặc năm 2022 vừa qua, thông thường những cổ phiếu như Vinamilk, Dược Hậu Giang, FPT “lỗ” ít hơn mặt bằng chung.
2.Tình hình tài chính vũng mạnh.
Các cổ phiếu blue-chip thường có tình hình tài chính vững mạnh với doanh thu, lợi nhuận cao và dòng tiền lớn, cũng như bảng cân đối kế toán vững chắc với mức nợ/vốn chủ sở hữu thấp.
Ví dụ: vào năm 2022, Dược Hậu Giang có doanh thu là 5181 tỷ đồng và thu nhập ròng là 988 tỷ đồng, với số dư tiền mặt và gửi ngân hàng là 2300 tỷ và tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu chỉ là 0.2
Tình hình tài chính vững mạnh này mang lại cho các công ty blue-chip một tấm đệm chống lại sự bất ổn về kinh tế và cho phép họ vượt qua các cơn bão tốt hơn các công ty khác.
3. Lịch sử cổ tức bền vững
Các cổ phiếu blue-chip thường trả cổ tức cho các cổ đông của họ. Cổ tức là một phần lợi nhuận của doanh nghiệp, được trích lại và gửi cho cổ đông.
Nhiều cổ phiếu blue-chip có lịch sử trả cổ tức lâu dài, có thể mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các nhà đầu tư. Ví dụ, Vinamilk đã trả cổ tức trong thời gian rất dài.
4. Vốn hóa thị trường lớn
Các cổ phiếu blue-chip thường là các công ty có vốn hóa thị trường lớn. Vốn hóa thị trường là mức giá bỏ ra mua trọn công ty. Thường cổ phiếu blue-chip có vốn hóa hơn 10.000 tỷ đồng!
Ví dụ: tính đến tháng 3 năm 2023, Dược Hậu Giang có giá trị vốn hóa thị trường khoảng 12 nghìn tỷ đồng, trong khi có giá trị vốn hóa thị trường khoảng Vinamilk 156.5 nghìn tỷ đồng (6,5 tỷ USD).
Những giá trị vốn hóa thị trường lớn này mang lại cho các công ty blue-chip nguồn lực để thực hiện đầu tư chiến lược, mua lại các công ty khác và đổi mới sản phẩm và dịch vụ mới.
- Cổ phiếu blue-chip thường là công ty đầu ngành
Ví dụ: Thế giới di động thống trị thị trường bán lẻ điện máy điện thoại, trong khi Masan dẫn đầu thị trường hàng tiêu dùng.
Các công ty này có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ của họ, với sự công nhận thương hiệu mạnh, cơ sở khách hàng trung thành và quy mô kinh tế khiến những người mới tham gia khó cạnh tranh hiệu quả.
Cổ phiếu blue-chip là cổ phiếu của các công ty được coi là ổn định về tài chính và có uy tín lâu đời về chất lượng, độ tin cậy và hiệu suất. Các công ty này thường dẫn đầu thị trường và thường là những cái tên quen thuộc, chẳng hạn như Vinamilk, Dược Hậu Giang
III. Ưu điểm của cổ phiếu blue-chip là gì?
1. Cổ phiếu Blue-chip có độ biến động thấp và tính ổn định cao
Cổ phiếu blue-chip nhìn chung ổn định hơn các cổ phiếu khác.
Chúng đã được kiểm chứng thành công qua thời gian và ít gặp biến động giá mạnh so với các cổ phiếu khác.
2. Thu nhập cổ tức:
Cổ phiếu blue-chip thường là công ty lớn, trưởng thành nên thường xuyên trả cổ tức. Điều này giúp cho nhà đầu tư một dòng thu nhập ổn định và bù đắp bất kỳ tổn thất nào do biến động giá.
Hãy tưởng tượng, cổ phiếu blue-chip giống cái nhà mặt tiền cho thuê.
Mời bạn đọc bài: Cổ tức là gì? Hiểu cổ tức từ A đến Z
3.Rủi ro thấp hơn:
Các cổ phiếu blue-chip thường ít rủi ro hơn các cổ phiếu khác.
Chúng là những công ty lâu đời với lịch sử thành công lâu dài. Do đó, giúp chúng có khả năng chống chịu tốt hơn trước suy thoái kinh tế và biến động thị trường.
4.Tiếp cận danh mục đầu tư đa dạng:
Nhiều cổ phiếu blue-chip thường nằm ở các rổ chỉ số như VN30, Midcap…,nên các bạn đầu tư vào quỹ chỉ số, sẽ có sự đa dạng hợp lý.
Điều này giúp giảm rủi ro và mang lại lợi nhuận ổn định hơn theo thời gian.
Bài viết: Nên mua bao nhiêu mã cổ phiếu là đạt chuẩn?
IV. Nhược điểm của cổ phiếu blue-chip là gì?
1.Tiềm năng tăng trưởng dài hạn thấp hơn:
Cổ phiếu blue-chip mang lại sự ổn định, nhưng chúng có thể không mang lại mức tiềm năng tăng trưởng như các cổ phiếu nhỏ hơn, dễ biến động hơn.
Các công ty này thường đã lớn và không còn nhiều cơ hội phát triển như các công ty nhỏ hơn. Vì độ phủ thị trường là có giới hạn, và cây không thể mãi lớn tới trời.
2.Tăng giá hạn chế:
Các cổ phiếu blue-chip thường được định giá cao do tính ổn định và độ tin cậy của chúng, điều này hạn chế tiềm năng tăng giá của chúng.
Do đó, nhà đầu tư có thể không nhận được nhiều lợi nhuận từ khoản đầu tư của họ như việc họ đầu tư vào các công ty khác.
Một số nghiên cứu quốc tế Ngọ đọc là, những công ty nhỏ mang lại lợi nhuận lớn hơn.
3.Vẫn có sự biến động với thị trường.
Mặc dù cổ phiếu blue-chip nói chung ít biến động hơn, nhưng chúng vẫn phải chịu những biến động của thị trường.
Suy thoái kinh tế hoặc suy thoái ngành có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các công ty và giá cổ phiếu.
4.Tỷ suất cổ tức thấp:
Cổ phiếu blue-chip được biết đến với chính sách cổ tức ổn định, nhưng tỷ suất cổ tức có thể không cao như các nhà đầu tư mong muốn.
Một số công ty có thể ưu tiên tái đầu tư lợi nhuận vào hoạt động kinh doanh hơn là trả cổ tức, điều này có thể dẫn đến tỷ suất cổ tức thấp hơn.
Ví dụ hiệu quả sinh lời của cổ phiếu Blue-Chip
Dưới đây là một số ví dụ về các cổ phiếu blue-chip và hiệu suất của chúng trong thập kỷ qua:
Vinamilk – là một công ty sữa số 1 Việt Nam hiện tại. cổ phiếu này đã có hiệu suất 10 năm qua, với lợi nhuận trung bình hàng năm khoảng 11-12%. Trước đây tăng trưởng rất giai đoạn 2006-2013, cổ phiếu VNM tăng 10 lần trong 7 năm.
Dược Hậu Giang (DHG) – Một công ty thuốc lớn nhất nhì ở Việt Nam. Cổ phiếu đã có hiệu suất ổn định 10 năm qua, với lợi nhuận trung bình hàng năm khoảng 15%.
V. Các yếu tố cần cân nhắc khi đầu tư vào cổ phiếu blue-chip
Không phải tất cả các cổ phiếu blue-chip đều như nhau. Do đó, để đầu tư cổ phiếu Blue-chip ta cần xem xét các điều sau:
1.Sức khỏe tài chính
Một trong những yếu tố quan trọng nhất cần xem xét khi đầu tư vào cổ phiếu blue-chip là tình hình tài chính của công ty.
Một công ty có bảng cân đối kế toán vững chắc, tăng trưởng thu nhập mạnh mẽ. Ngoài ra, công ty cũng cần nợ trên vốn chủ sở hữu thấp để vượt qua suy thoái kinh tế và tiếp tục mang lại lợi nhuận ổn định cho các nhà đầu tư.
Ví dụ, Dược Hậu Giang – một công ty thuốc hàng đầu, có bảng cân đối kế toán ổn định với tỷ lệ Nợ/vốn chủ sở hữu dưới 20%. Công ty cũng có lịch sử tăng trưởng thu nhập ổn định, với tốc độ tăng trưởng thu nhập trên mỗi cổ phiếu trung bình hàng năm là 9% trong 5 năm qua.
2.Xu hướng công nghiệp
Một điều nữa cần xem xét khi đầu tư vào cổ phiếu blue-chip là xu hướng của ngành.
Các công ty hoạt động trong các ngành đang phát triển và có tiềm năng mạnh mẽ trong tương lai có nhiều khả năng mang lại lợi nhuận ổn định trong dài hạn.
Ví dụ: Công ty FPT đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc trong thập kỷ qua. Do việc áp dụng công nghệ ngày càng tăng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Kết quả là, các công ty này đã có thể mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư.
3.Tỷ suất cổ tức
Tỷ suất cổ tức là một yếu tố cần xem xét khi đầu tư vào các cổ phiếu blue-chip.
Các công ty trả cổ tức có thể mang lại cho các nhà đầu tư một nguồn thu nhập ổn định, bất chấp biến động thị trường. Một công ty giá 100.000 đồng/CP trả cổ tức 3000 đồng, thì sẽ kém hấp dẫn hơn cổ phiếu 50.000 đồng nhưng trả cổ tức 2000 đồng.
Ví dụ, Vinamilk (VNM) là một công ty sữa hàng đầu, có tỷ suất cổ tức là tầm 3-5%. Công ty có lịch sử trả cổ tức nhất quán và đã tăng cổ tức trong nhiều năm liên tiếp, khiến nó trở thành một khoản đầu tư tạo thu nhập đáng tin cậy.
P/S: Nếu bạn nhìn cổ phiếu vài năm gần đây, thì thấy cổ phiếu VNM giảm. Nhưng nhìn dài ra, thì VNM tăng giá cũng rất cừ đấy.
4.Định giá cổ phiếu
Định giá để xem xét mua cổ phiếu blue-chip, khi mức giá hiện tại thấp hơn đáng kể giá trị thực.
Một công ty được định giá quá cao sẽ không mang lại lợi nhuận cao trong dài hạn như một công ty bị định giá thấp.
Ví dụ: Vinamilk từng có P/E là 30 năm 2018, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ P/E trung bình của chỉ số Vn-index dài hạn, và đó cổ phiếu VNM không tăng trong 4 năm qua.
Ngược lại, Dược Hậu Giang có tỷ lệ P/E chỉ là 13, phù hợp hơn nên tăng giá tốt hơn.
Mời bạn đọc bài: 11 phương pháp định giá đơn giản và dễ hiểu
5.Lợi thế cạnh tranh
Cuối cùng, các nhà đầu tư nên xem xét lợi thế cạnh tranh của công ty khi đưa ra quyết định đầu tư của mình. Dù cổ phiếu Blue-chip thường có lợi thế cạnh tranh, nhưng nó có thể giảm dần theo thời gian, vì công nghệ, vì đối thủ.
Các công ty có lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ, chẳng hạn như thương hiệu nổi tiếng hoặc sản phẩm độc đáo, có nhiều khả năng tiếp tục phát triển và mang lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư trong dài hạn.
Chẳng hạn, Vinamik có thương hiệu nổi tiếng và mạng lưới phân phối rộng lớn đã giúp công ty này giữ vững vị trí dẫn đầu ngành sữa trong nhiều năm. Tất nhiên, hiện cũng bị cạnh tranh bởi công ty khác như TH True Milk…
Bài viết: Lợi thế cạnh tranh và những yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh?
VI. Nếu là Buffett, Ông sẽ mua những cổ phiếu Blue chip Việt Nam này?
1. Nguyên tắc 4M trong cách chọn cổ phiếu của Buffett
Warren Buffett sau khi từ thiện chán chê, hiện ông vẫn có mức tài sản ròng là 100 tỷ USD. Ông được biết đến với cách tiếp cận đầu tư đơn giản, và xem xét 4 yếu tố cấu thành, gọi là nguyên tắc 4M: Meaning, Moat, Management, và Margin of Safety
Buffett từng chia sẻ:“Khi chúng ta mua cổ phiếu, chúng ta mua doanh nghiệp.”
Nhìn vào tiêu chí 4M, thì cổ phiếu đáp ứng 3M đầu tiên của ông, thường sẽ nằm trong nhóm cổ phiếu Blue chip. Nhưng điều ngược lại là không đúng.
Meaning: Sản phẩm có ý nghĩa, doanh nghiệp dễ hiểu
Buffett tìm kiếm những khoản đầu tư có ý nghĩa đối ông, bản thân ông có thể hiểu doanh nghiêp. Trước đây ông chia sẻ ông đầu tư vào Cocacola, vì là thức uống hàng ngày, sản phẩm thiết yếu. Nhưng dù là bạn thân của Bill Gates ông lại không đầu tư vào cổ phiếu Microsoft.
Buffett chỉ đầu tư vào lĩnh vực ông am hiểu.
Moat: Con hào kinh tế
Con hào kinh tế đề cập đến lợi thế cạnh tranh của công ty, có thể giúp công ty duy trì vị thế thị trường và khả năng sinh lời trong thời gian dài.
Warren Buffett tìm kiếm những công ty có lợi thế vững chắc: như có thương hiệu mạnh, bằng sáng chế, lợi thế về quy mô, doanh nghiệp có cái mà đối thủ cạnh tranh khó bắt chước.
Management: Ban lãnh đạo
Warren Buffett rất chú trọng đến chất lượng quản lý khi quyết định đầu tư vào một công ty.
Ông tìm kiếm những đội ngũ quản lý đã được chứng minh thành tích về sự thành công, trung thực và minh bạch.
Buffett tin rằng đội ngũ quản lý của một công ty là nhân tố quan trọng nhất dẫn đến thành công lâu dài của công ty đó.
Margin of Safety: Biên an toàn
Tức là Buffett chỉ mua những công ty bị thị trường định giá thấp đáng kể trên thị trường, mức chiết khấu tối thiểu là 25%.
Điều này để đảm bảo, khi ông phán đoán sai, ông vẫn bảo toàn vốn. Và ông làm đúng thì quả ngọt sẽ đến với ông.
Anh ấy tìm cách giảm thiểu rủi ro của mình bằng cách đầu tư vào các công ty có biên độ an toàn rộng, nghĩa là ngay cả khi thị trường hoặc bản thân công ty gặp phải một số sóng gió, khoản đầu tư của anh ấy vẫn có khả năng sinh lãi trong dài hạn.
thành công đầu tư của Warren Buffett như thế nào? Vâng, chúng ta hãy nhìn vào một số con số.
2. Nếu Buffett ở nước ta, ông mua những mã cổ phiếu Blue Chip Việt Nam nào?
Đây chỉ là một giải định không có thật, nhưng với những tiêu chuẩn ở trên, nhất là tiêu chí 4M, thì ông sẽ xem xét những cổ phiếu sau:
Lưu ý: Giá cổ phiếu sẽ luôn biến động lên và xuống, cho nên yếu tố Margin of Safety sẽ không xét ở đây. Chúng ta sẽ không xét yếu tố định giá nhé, bạn có thể tự định giá dựa vào 11 phương pháp định giá ở bài này.
Ta chỉ xem xét 3 yếu tố còn lại thôi gồm: Meaning, Moat, Management. Đây là 3 yếu tố đánh giá chất lượng doanh nghiệp.
Dựa vào 3M trên, Ngọ nghĩ đây là những mã đề xuất mà Warren Buffett có thể cho vào trong danh mục:
CTCP Sữa Việt Nam (VNM)
Cty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk – mã VNM), là công ty sữa lớn nhất Việt Nam, với thị phần thống lĩnh trong nhiều phân khúc sản phẩm sữa khác nhau.
Công ty có thương hiệu mạnh, danh mục sản phẩm đa dạng và mạng lưới phân phối được thiết lập tốt.
Đội ngũ quản lý của Vinamilk có thành tích đã được chứng minh trong việc mang lại sự tăng trưởng và lợi nhuận ổn định, chính sách cổ tức ổn định
Vinamilk có lợi thế cạnh tranh bền vững nhờ thương hiệu mạnh và mạng lưới phân phối rộng khắp. Năm 2020, Vinamilk được vinh danh là thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, với giá trị thương hiệu đạt 2,8 tỷ USD. Công ty cũng đã đầu tư mạnh vào mạng lưới phân phối của mình, bao phủ hơn 300.000 điểm bán hàng trên khắp Việt Nam.
Công ty Cổ phần FPT (FPT)
Tập đoàn FPT là công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam với danh mục kinh doanh đa dạng bao gồm dịch vụ CNTT, viễn thông, phát triển phần mềm và phân phối sản phẩm công nghệ, bán lẻ.
Công ty có một thương hiệu mạnh, một cơ sở khách hàng lớn, lợi nhuận tăng trưởng và ổn định.
FPT có lợi thế cạnh tranh bền vững nhờ thương hiệu mạnh, mạng lưới rộng khắp. FPT có một bảng báo cáo tài chính bền vững, và dòng tiền mạnh. Có 1 chút chú ý là Nợ/Vốn chủ sở hữu của FPT nằm ở đoạn 1-1,5.
Liệt kê những cổ phiếu khác
Có có thể nhiều cổ phiếu Blue-chip khác, có thể đáp ứng một phần hoặc toàn phần đối với tiêu chí 3M (một phần của 4M) của Warren Buffett như: MWG, DHG, VCB, REE…
VII.Tổng kết:
Ngọ chẳng bao giờ muốn nói rằng: Chứng khoán dễ ăn. Ngọ chỉ khẳng định là nó đơn giản như Toán lớp 4.
Bởi nhiều người quá tham lam, cho mình giỏi nhưng sau lại thua lỗ trong sự ảo tưởng của mình.
Mua một danh mục cổ phiếu Blue-chip sẽ giúp bạn đạt được lợi nhuận thỏa đáng, ở mức rủi ro thấp so với mặt bằng chung, vì đây là những cổ phiếu lớn và vững mạnh, nhưng tăng trưởng không cao. Nếu bạn hài lòng với mức 10-12%/năm, Ngọ vẫn tưởng tượng bạn có 1 cuộc sống thư thái, và vui vẻ bên gia đình.
Hơn hết, nếu bạn muốn kiếm tiền bền vững và kiếm tiền nhiều hơn, thì bạn đầu tư công sức cho việc học, nó luôn cần thiết. Bạn có thể giống Ngọ, đọc 30-50 cuốn sách mỗi năm.
Hoặc bạn tìm 1 khóa học để được đi đúng hướng, tiết kiệm tiền do sai lầm, và tiết kiệm thời gian. Bạn tham khảo khóa học ở ngay phía dưới.