Phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản là hai trường phái có sự khác biệt. Chính sự khác biệt náy các nhà phân tích cơ bản không coi trọng phân tích kỹ thuật, và ngược lại những nhà phân tích kỹ thuật thì từ chối phân tích cơ bản. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ chúng, chúng ta hoàn toàn có kể kết hợp chúng tại với nhau để “song kiếm hợp bích”.
1. Nguyên lý xem xét
Phân tích cơ bản xem xét các yếu tố kinh tế và tài chính ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Phân tích kỹ thuật xem xét chuyển động giá của một chứng khoán và sử dụng dữ liệu này để dự đoán chuyển động giá trong tương lai.
- Phân tích cơ bản là gì? Những điều cần phải biết.
- Phân tích kỹ thuật là gì? Nguyên lý và lịch sử hình thành
- Tuyển tập 100+ ebook phân tích kỹ thuật (TẠI ĐÂY) và phân tích cơ bản (TẠI ĐÂY)
Chúng ta hãy nghiên cứu sâu hơn về cách thức hai cách tiếp cận này:
2. Sự khác biệt
2.1 Nguồn dữ liệu
Phân tích cơ bản thường bắt đầu với các báo cáo tài chính.
Phân tích kỹ thuật thường bắt đầu phân tích với các biểu đồ.
Phân tích cơ bản xác định giá trị của một công ty bằng cách xem báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tình hình kinh doanh.
Về mặt tài chính, phân tích cơ bản tính giá trị thực của doanh nghiệp. Giá cổ phiếu giao dịch thấp hơn giá trị thực của công ty được coi là một cơ hội đầu tư tốt và ngược lại.
Đầu tư bền vững & Lợi nhuận vượt trội!
Người ủy thác cho Ngọ đã có mức lãi TRUNG BÌNH MỖI NĂM GẤP 2.5 LẦN so với lợi nhuận kỳ vọng (CAPM). Happy Fund đã có mức lãi 8.5 LẦN trong 9 năm kể từ lúc bắt đầu hoạt động!
Khám phá hoạt động ủy thác hiệu quả này ngay! ⇒ Đọc bài chi tiết
Phân tích kỹ thuật tin rằng không có lý do gì để phân tích báo cáo tài chính của công ty vì giá cổ phiếu đã phản ánh tất cả các thông tin.
Phân tích kỹ thuật tập trung vào việc phân tích biểu đồ để tìm ra chiều hướng và đích đến của giá cổ phiếu.
2.2 Khung thời gian
Phân tích cơ bản có cách tiếp cận dài hạn để đầu tư, thường xem xét dữ liệu quý hoặc năm, và thường nắm giữ lâu dài hơn.
Phân tích kỹ thuật có cách tiếp cận ngắn hạn, có thể phân tích khung tuần, ngày, hoặc thậm chí vài phút dựa vào chart, thường nắm giữ cổ phiếu ngắn hơn.
Phân tích cơ bản tin rằng giá cổ phiếu có thể vô lý trong ngắn hạn, nhưng hợp lý trong dài hạn.
Phân tích kỹ thuật tin rằng giá phản ánh tất cả, nó có giá đó vì nó xứng đáng, và muốn tìm ra chiều hướng giá tiếp theo.
3. Sự phê bình
Thuyết thị trường hiệu quả (EMH) chỉ trích: cả phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản, hay thông tin nội bộ đều vô ích bởi vì tất tần tật thông tin trên thị trường (quá khứ, tương lai, tiềm ẩn) đều được phản ánh vào giá của cổ phiếu. Tư duy này được giải thích chi tiết trong các cuốn sách Bước đi ngẫu nhiên tại phố Wall.
Phân tích kỹ thuật khó sử dụng với số vốn lớn, tốn công sức theo dõi nhiều.
Phân tích cơ bản không tối ưu được thời gian, khó tính toán.
4. Kết hợp 2 phương pháp lại với nhau?
Phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản thường được coi là 2 phương pháp đối lập để phân tích chứng khoán, nhưng nhiều nhà đầu tư thành công bằng cách kết hợp hai kỹ thuật này.
Một nhà đầu tư có thể sử dụng phân tích cơ bản để xác định một cổ phiếu bị định giá thấp và sử dụng các phân tích kỹ thuật để tìm ra thời điểm để mua.
Vậy hãy tạo cho mình một phong cách đầu tư hiệu quả bạn nhé!
Chúc bạn vui vẻ!
Nguyễn Hữu Ngọ – Dạy học chứng khoán và quản lý quỹ.
Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY
Đọc thêm:
- Các mô hình phân tích kỹ thuật trọng yếu trong chứng khoán
- Nến Nhật và Các mô hình nến đảo chiều có độ chính xác cao nhất
- Happy-Fund: Thư gửi nhà đầu tư, cổ đông cuối năm 2016
- Nên mở tài khoản chứng khoán ở đâu tốt nhất?
- Cách chọn đúng “Warren Buffett thứ 2” để ủy thác hiệu quả? – Phần 1
- Sóng elliott: Cách vẽ và cách đếm sóng elliott hiệu quả trong chứng khoán và forex
- 4 chỉ báo phân tích kỹ thuật chứng khoán, rất hiệu quả cho người mới bắt đầu
- Các mô hình phân tích kỹ thuật trọng yếu trong chứng khoán
- Nến Nhật và Các mô hình nến đảo chiều có độ chính xác cao nhất
- Cách đọc biểu đồ chứng khoán đúng chuẩn cho người mới bắt đầu
- Đường xu hướng là gì? Cách vẽ và ứng dụng trong chứng khoán forex
- Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật: KHÁC BIỆT và KẾT HỢP
- Các dạng biểu đồ phân tích kỹ thuật trong chứng khoán
- Cách tính chiết khấu dòng tiền dưới góc nhìn của NĐT giá trị Monish Panbrai
- Định giá cổ phiếu – Các phương pháp định giá chứng khoán và lưu ý
- P/E là gì ? Hiểu từ A đến Z về chỉ số P/E và cách định giá cổ phiếu
- Margin là gì? Cách sử dụng margin hiệu quả nhất? Hiểu Margin từ A đến Z
- Cổ tức là gì? Hiểu đúng tất tần tật về chi trả cổ tức
Học chứng khoán từ người thực chiến – Lãi 100 lần trong 25 năm!
Với chiến lược đầu tư thực chiến, bạn có thể gia tăng lợi nhuận 100 lần trong 25 năm. Cam kết 100% bạn biết cách đơn giản để đứng trong TOP 1% đến 5% nhà đầu tư giỏi nhất.