Chỉ số ROA là gì? Cách tính ROA (hiểu TOÀN DIỆN)

BÀI VIẾT MỚI LUÔN ĐƯỢC CẬP NHẬT  HÀNG TUẦN

Qua bài viết này, bạn sẽ hiểu được:

  • Chỉ số ROA là gì
  • Cách tính chỉ số ROA
  • Ý nghĩa của chỉ số ROA
  • Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt
  • Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE
  • Minh họa về chỉ số ROA

Bài viết liên quan:

chi-so-roa-0120-1

Bây giờ bạn cùng Ngọ tìm hiểu về ROA nhé!

1. Chỉ số ROA là gì?

ROA (viết tắt của  Return on Assets) – gọi là tỷ số lợi nhuận trên tài sản, là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với chính tài sản của nó. ROA sẽ cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời.

2. Công thức tính hệ số ROA

chi-so-roe-roa-eps-la-gi-dau-tu-chung-khoan-co-phieu-0120-2

Công thức:

Banner-11-2023-Uy-thac-dau-tu-tu-van-chung-khoan

ROA = Lợi nhuận sau thuế (Earnings) / Tài sản (Assets) * 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế: là lợi nhuận ròng dành cho cổ phiếu thường
  • Tài sản: là tổng tài sản của doanh nghiệp.
  • P/s: Tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ
  • ROA đơn vị tính là %.

Bạn sẽ thấy 2 mục trên ở báo cáo tài chính, Lợi nhuận sau thuế nằm ở bảng kết quả hoạt động kinh doanh, còn Tổng tài sản nằm ở bảng cân đối kế toán. Bạn tham khảo cách đọc hiểu và cấu trúc bảng Báo cáo tài chính TẠI ĐÂY.

Theo dõi ảnh đầu bài viết, bạn sẽ thấy:

  • Tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ = 10
  • Lợi nhuận = Doanh thu – Chi Phí = 4

Do đó ta tính được:

 ROA = Lợi nhuận / Tài sản = 4 / 10 * 100% = 40%.

3. Ý nghĩa chỉ số ROA là gì? ROA nói lên điều gì?

Chỉ số ROA thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nhà đầu tư sẽ thấy được doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu tiền lãi trên 1 đồng tài sản.

ROA càng cao thì khả năng sử dụng tài sản càng có hiệu quả. Tương tự như chỉ số ROE, những chứng khoán có ROA cao sẽ là những chứng khoán được ưa chuộng hơn. Và tất yếu những chứng khoán có chỉ số ROA cao cũng có giá cao hơn.

Tóm lại: ROA = hiệu quả sử dụng tài sản

4. Chỉ số ROA như thế nào là tốt?

Chỉ số ROA thường ít coi trọng bằng ROE, nhưng ROA cũng là chỉ số quan trọng.

Mối quan hệ của ROA và ROE là thông qua hệ số nợ. Nợ thì càng ít càng tốt, sẽ tốt hơn nếu Nợ/Vốn chủ sở hữu < 1.

Theo chuẩn quốc tế: ROE > 15%, được đánh giá là một công ty đủ năng lực tài chính. Khi đó ROA > 7.5%

Tuy nhiên, không nên chỉ xét một năm riêng lẻ mà nên là nhiều năm, ít nhất là 3 năm. Theo Ngọ, nếu doanh nghiệp duy trì được ROA >=10% và kéo dài ít nhất 3 năm, thì đó mới là doanh nghiệp tốt

Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến xu hướng của ROA. Xu hướng ROA tăng lên chứng tỏ là doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả hơn, tất nhiên sẽ được đánh giá cao hơn rồi.

Kết luận:

ROA > 7.5% + ROA ngày càng tăng + Duy trì ít nhất 3 năm => Doanh nghiệp tốt.

Lưu ý: Điều này không đúng với các lĩnh vực liên quan đến tài chính như bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán…

Ngành ngân hàng mà duy trì ROA > 2%, cũng đã là khá tốt. Vì đòn bẩy của ngân hàng khá cao.

5. Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE

Ta có 2 cty A và cty B với số liệu như bảng:

Moi-quan-he-giua-chi-so-ROE-va-ROA-0220-3

Nhận xét:

− ROE của 2 cty A và B đều bằng 20%, tức là hiệu quả LNST/ VCSH hai công ty như nhau và đạt hiệu quả sử dụng vốn rất tốt.

− Cty A không có vay nợ, cty B có vay nợ 80 tỷ hay tỷ lệ Nợ/VCSH = 80 tỷ/ 200 tỷ = 40%

− Công ty A sử dụng vốn tốt hơn công ty B, Vì công ty B mang nợ, vì trước sau gì cty B cũng phải lấy lợi nhuận để trả nợ.

Lại có: Tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ

Nên:

ROA (Cty A) = 20 / 100 =20%

ROA (Cty B) = 40 / (200 +80) = 14.3%

Do đó Cty A sử dụng vốn hiệu quả sử dụng vốn tốn hơn hẳn công ty B.

Nếu các điều kiện tài chính, kinh doanh khác như nhau, thì cty A được đánh giá tốt hơn cty B.

Lưu ý: Nếu

Cty X có ROE (X) = 20%, ROA (X) = 15%

Cty Y có ROE (Y) = 30%, ROA (Y) = 5%

Thì Cty X sẽ được đánh giá cao hơn Cty Y.

Ta còn có công thức:

Đòn bẩy tài chính = Tài sản / Vốn chủ sở hữu = ROE/ROA

⇒ Chỉ số ROA và ROE như một cặp tình nhân, đừng nên đánh giá tách rời nhau!

6. Minh họa về chỉ số ROA

Bạn đã kiến thức nền về chỉ số ROA rồi, chúng ta sẽ xem xét ROA của vài doanh nghiệp nhé.

6.1 Chỉ số ROA của Vinamilk (mã: VNM)

PE-ROA-ROE-cua-Vinamilk-VNM-0120-4
Chỉ số ROE, ROA của Vinamilk (Mã: VNM)

Nhận xét:

Ta thấy ROA của Vinamlik (VNM) luôn duy trì ở mức >25%, từ năm 2013 đến 2016 lần lượt là 28.56%, 23.55%, 28.29%, 31.83%.

Điều đó có nghĩa là Vinamilk sử dụng tài sản của cổ đông rất hiệu quả. Đó cũng là một trong những lý do giá cổ phiếu VNM luôn tăng tốt qua thời gian.

VNM là cổ phiếu xứng đáng để nắm giữ dài hạn.

Ngoài ra: ROA của những cổ phiếu như DSN, TCT, TTT, WCS, SKG, HPG, FPT… rất tốt. Vấn đề còn lại là bạn mua ở mức giá hợp lý hay không thôi.

6.2 Chỉ số ROA của cổ phiếu FLC

PE-ROA_ROE-cua-FLC-0120-5

Nhận xét:

ROA của FLC luôn bé hơn 7.5%, nên FLC  kinh doanh không mấy tốt đẹp.

Cộng thêm nhiều yếu tố khác nữa, thì cổ phiếu như FLC, KLF, HAI, ROS, ART… chỉ là cổ phiếu lướt sóng hoặc chỉ là đánh bạc thôi.

7. Những lưu ý về chỉ số ROA

Trong lĩnh vực tài chính – chứng khoán, không được phép thần thánh hóa bất cứ 1 chỉ số tài chính riêng lẻ nào.

Mọi chỉ số tài chính, đều có mệnh đề ngược lại là phản tài chính, nên bạn muốn đầu tư hãy đầu tư cho kiến thức, đó là con đường ngắn nhất để thắng lợi trên TTCK.

BÀI VIẾT MỚI LUÔN ĐƯỢC CẬP NHẬT HÀNG TUẦN

Xem thêm:

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

BANNER-KHOA-HOC-2023-GIF

error: Content is protected !!