Happy-Fund: Thư gửi cổ đông bán niên năm 2018

Kính gửi nhà đầu tư cổ đông

Cảm ơn nhà đầu tư và cổ đông đã ủng hộ trong thời gian qua, hôm nay Ngọ chia sẻ với quý nhà đầu tư và cổ đông về tình hình hoạt động quỹ Happy-Fund 6 tháng đầu năm 2018. Với những nội dung chính như sau:

I. Tình hình thị trường và hoạt động của Happy-Fund

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua 6 tháng đầu năm 2018 với rất nhiều dư âm. Ngay ở quý 1/2018 là thị trường chứng khoán tăng tốt nhất thế giới với 19.33% (984.24 lên 1174.46) thì ngay trong quý 2/2018 đã trở thành quý giảm điểm lớn nhất trong 1 thập kỷ qua -18.19%, (Q4/2008 giảm gần 31%).

Tuy nhiên, từ đầu năm 984.24 lên mức đỉnh ngày 10/04 ở mức 1211.34 thì VnIndex tăng 23.07%, sau đó giảm mạnh đến cuối quý 2 còn 960.78 đồng nghĩa với mức giảm 20.68%. Tổng kết 6 tháng đầu năm VnIndex giảm  2.38%

Rõ ràng, Vn-Index đã có nửa năm biến động rất mạnh, và tạo nhiều cảm xúc từ lạc quan, rồi đến bi quan đối với đa phần nhà đầu tư.

Dù trải qua nửa năm Vn-Index đầy biến động, nhưng Happy Fund vẫn diễn biến rất chậm rãi, nhẹ nhàng. Điều này phụ thuộc nhiều vào cách quản trị danh mục và triết lý lựa chọn cổ phiếu của Happy-Fund. Trung bình danh mục, chúng ta đã có nửa năm 2018 lợi nhuận dương (dù ít), và tất nhiên đánh bại chỉ số Vn-Index. Ngoài ra hiện tại Happy-Fund nắm tầm 30% là tiền mặt. Quỹ Happy-Fund ưu tiên quản trị rủi ro hơn.

So với nhiều quỹ hoạt động của tại thị trường chứng khoán Việt Nam, chúng ta có kết quả tốt hơn so với đa số các quỹ.

Bang-thanh-tich-cac-quy
Hiệu quả đầu tư của một số quỹ ở TTCK Việt Nam, bán niên 2018

Tuy nhiên, Happy-Fund sẽ không có ý nghĩ cố gắng hơn thua với các quỹ khác hay so sánh với Vn-Index. Nếu để giảm 50% thì muốn huề vốn ta phải tăng 100%. Do đó, hạn chế thua lỗ, kiếm tiền bền vững và sống hạnh phúc là mới là nền tảng của Happy-Fund.

Đầu tư bền vững & Lợi nhuận vượt trội!

Người ủy thác cho Ngọ đã có mức lãi TRUNG BÌNH MỖI NĂM GẤP 2.5 LẦN so với lợi nhuận kỳ vọng (CAPM). Happy Fund đã có mức lãi 8.5 LẦN trong 9 năm kể từ lúc bắt đầu hoạt động!
Khám phá hoạt động ủy thác hiệu quả này ngay! ⇒ Đọc bài chi tiết

II. Cách lựa chọn Quỹ đầu tư chất lượng

Tham gia quỹ là 1 hình thức đầu tư trong thị trường chứng khoán, trong tương lai đây sẽ là hình thức phổ biến, nhưng ở Việt Nam hiện nay nhà đầu tư cá nhân chiếm ưu thế.

Tham gia vào một quỹ cũng cần phải có kiến thức lựa chọn nhằm gia tăng khả năng thắng lợi và hạn chế rủi ro. Rất may trong cuốn: “Nhà đầu tư thông minh” của Benjamin Graham có chia sẻ cho chúng ta điều này. Ngọ sẽ ghi lại mục chính và có thêm bình luận phù hợp với bối cảnh Việt Nam để bạn hiểu thêm.

Benjamin Graham là cha đẻ của phương pháp đầu tư giá trị, là giáo sư, thầy giáo và là một quản lý quỹ, ông kiếm được tầm >20%/năm cho đến khi nghỉ hưu. Ông có rất nhiều học trò là những tỷ phú và triệu phú, điển hình Warren Buffett, John templeton, Charles Brandes là 3 tỷ phú đầu tư và là học trò của ông.

Theo sách “nhà đầu tư thông minh”, để chọn 1 quỹ chất lượng cần xem xét 4 tiêu chí sau: Ưu tiên theo mức độ giảm dần.

Ưu tiên quan trọng nhất: Các chi phí của quỹ

Thường thì 1 quỹ chuẩn sẽ gồm: Phí tài sản + Phí lợi nhuận + Phí/thuế khác

  • Phí dựa vào tài sản (NAV): tầm 1-2%, tức là đầu tư 1 tỷ bạn sẽ mất tầm 10-20 triệu đồng. Đây là phí dù thắng hay thua bạn cũng phải trả.
  • Phí thành tích lợi nhuận: Thường sẽ ở mức 15-25% lợi nhuận.
  • Thuế: Khi bạn đầu tư vào các quỹ pháp nhân, khi bạn rút tiền ra bạn sẽ bị thu thuế 5% lợi nhuận
  • Phí nộp vào và rút ra: Tầm từ 0.5-4% tổng tài sản, tùy vào thời điểm bạn rút ra.
  • Đó là những hình thức thu phí của những quỹ chủ động. Còn các quỹ bị động sẽ thu phí tầm 1.5%-2%/năm tính trên tài sản. Mức sinh lãi của quỹ bị động như quỹ ETF, tầm 7-10%/năm trong dài hạn.

Ở đây hãy chọn quỹ có mức phí thấp nhất có thể.

Happy-Fund: Chỉ thu duy nhất phí là: 20% lợi nhuận, Cổ đông 80% lợi nhuận; khi NĐT đã nhận tối thiểu 6%/năm và tối đa không giới hạn, và yêu cầu nắm giữ tròn năm.

Về cơ bản, người nhận ủy thác sẽ không chịu rủi ro thua lỗ, và sẽ nhận phần thưởng khi lợi nhuận. Do đó, nhiều quỹ chơi những chiến lược rủi ro cao nhằm tối ưu phần thưởng của mình.

Bạn sẽ thấy đâu đó, có những quỹ hay người ủy thác cam kết lợi nhuận, đền bù thua lỗ, nhưng kỳ thực điều đó không đáng tin cậy, họ sẵn sàng bỏ của chạy lấy người, hoặc nó mang tính pháp nhân nếu lỗ lớn sẽ tuyên bố phá sản. Bởi dù thế nào tài sản của người quản lý chỉ là 1 phần nhỏ trong quỹ. Nếu 1 quỹ giảm 10%-15% thôi, thì khả năng sẽ dễ gây ra phá sản, do không có tiền để đền, mà giảm 10 -15% thì thường xuyên. Bởi khi ai đó nói cam kết lợi nhuận, thì họ hoặc “con người họ quá thích rủi ro” hoặc “đã có mưu lược không trung thực”.

Khi đầu tư vào quỹ, rủi ro bạn chịu nhưng quỹ sẽ không chịu rủi ro mất tiền. Bạn sẽ nghe nói: Rủi ro cao, lợi nhuận cao, nhưng nó có xu hướng sai nhiều hơn, do đó bạn phải cân nhắc nhiều thứ.

Happy Fund xếp rủi ro vào 2 dạng: Rủi ro về đầu tư rủi ro về tính trung thực:

Rủi ro về đầu tư

Happy Fund không xét năng lực lựa chọn cổ phiếu, chỉ đề cập đến: Tính đa dạng hóaĐòn bẩy.

Ví dụ cùng mức lãi kép 20%/năm, với tỷ lệ chia lợi nhuận 80/20 lợi nhuận.:

  • Phương án ít rủi ro (đa dạng, không đòn bẩy): Với năm 1 lãi: 30.9%, năm 2 lãi 10%. Khi đó mức lãi gộp sẽ là 20%/năm, phần còn lại của bạn là 16%./năm. Bên nhận ủy thác 4%
  • Phương án rủi ro lớn (tập trung, sử dụng đòn bẩy): Với năm 1 lãi: 80%, năm 2 lỗ -20%. Khi đó mức lãi gộp vẫn sẽ là 20%/năm. Tuy nhiên phần của bạn chỉ còn 14.5%. Bên nhận ủy thác 5.5% (hơn 37.5% so với phương án ít rủi ro)
  • Bên nhận ủy thác thích rủi ro cao, nên họ thích tập trung và đòn bẩy. Khi đó có khả năng phần thưởng cao và không chịu rủi ro thua lỗ, nên độ “liều” của họ cao, vì họ chẳng mất gì.
  • Bên người ủy thác, thì danh mục biến động nhiều bạn sẽ không cảm thấy bình yên và hạnh phúc như quỹ ít rủi ro, đồng thời chính sự biến động này lại làm giảm lợi nhuận (như ví dụ trên), thậm chí thua lỗ. Muốn đánh giá rủi ro của quỹ hãy xem mức độ biến động của quỹ.

Rủi ro nhiều thì lợi thế nghiêng về quỹ. Rủi ro ít thì lợi thế nghiêng về bạn.

Rủi ro về tính không trung thực:

NĐT cá nhân thường nhìn vào lợi nhuận mà coi nhẹ rủi ro, vậy nên, hãy đánh giá họ dựa vào những điều quỹ tuyên bố và thực hiện, tính minh bạch thông tin, họ có đầu tư và đảm bảo quyền lợi của cổ đông hay không.

“Muốn trở nên giàu có: Hãy lập 1 công ty cổ phần và niêm yết trên sàn, cổ đông có thể càng ngày càng nghèo nhưng ông chủ càng ngày càng giàu” – Nếu gặp người không trung thực, bạn sẽ thấy cảnh đó diễn ra, và thực tế đã diễn ra trên sàn.

“Bạn là một thằng hèn, khi chưa có tiền thì bạn cũng chỉ là một thằng hèn khi trong tay có 1 tỷ đô la.” – Warren Buffett

Vậy nên hãy chọn người trung thực.

Happy-Fund: Hiện mua trung bình 8-12 mã (nếu mua đủ 100% tiền), không sử dụng đòn bẩy và quản lý trực tiếp trên tài khoản NĐT cá nhân, đảm bảo tính an toàn.

Ưu tiên quan trọng thứ 3: Danh tiếng của nhà quản lý quỹ.

Danh tiếng của một nhà đầu tư thể hiện mức độ tín nhiệm, những gì họ làm được, tính cách của nhà quản lý quỹ, sự trung thực, năng lực của họ

Tuy nhiên đây chỉ là yếu tố thứ 3 đứng sau 2 yếu tố trên. Trả chi phí cao cho một nhà quản lý quỹ danh tiếng cũng không nên.

Tuy nhiên, đừng đánh đồng chức vụ và danh tiếng. Trong nghề 6 năm qua, Ngọ chứng kiến khá nhiều “chuyên gia” lên truyền hình, báo chí đại diện công ty chứng khoán, quản lý quỹ… nhưng thực chất nó chỉ là hoạt động marketing không hơn không kém. Thậm chí có những người trong ngành kiếm rất nhiều tiền nhưng đầu tư thua lỗ và gây hại cho nhà đầu tư

Danh tiếng không phải do báo chí, truyền hình PR mà là sự chính trực và năng lực, chứ không chỉ là hoạt động nói suông.

Ưu tiên quan trọng thứ 4: Lợi nhuận quỹ đạt được trước kia.

Thành tích trong quá khứ là 1 điều đáng quan tâm, nhưng thường NĐT cá nhân sẽ nhìn vào đây xem là yếu tố quan trọng nhất, nhưng kỳ thực trong 4 yếu tố thì đây chỉ là yếu tố vị trí cuối cùng.

Lợi nhuận của quá khứ là rất quan trọng, nhưng nó chỉ là quá khứ. Nó không chắc chắn khi nói về lợi nhuận tương lai.

Hãy nhớ:

  • Quỹ Long-Term Capital Management: Thắng hơn 50%/năm trong 3 năm (chưa phí), nhưng sụp đổ hoàn toàn ở năm thứ 4.
  • William Miller đánh bại thị trường 15 năm liên tiếp, nhưng sự nghiệp sụp đổ chỉ 1 năm.
  • Rick Guerin: Người mà Buffett từng gọi là nhà đầu tư siêu đẳng, kiếm 32.9%/năm suốt 19 năm. Tương đương với mức 10.000 USD thì sẽ thành 2.2 triệu USD sau 19 năm. Nhưng cũng đã biến mất!
  • Ở Việt Nam, bạn cũng tìm thấy được “quỹ ngôi sao” vài năm nhưng cũng gây ra thua lỗ lớn trong thời gian ngắn

Đặc điểm chung: Quá tập trung và sử dụng đòn bẩy.

Qua đây, ta nên xem xét phí và mức độ rủi ro còn hơn cả thành tích quá khứ.

Chốt: Lựa chọn quỹ để đầu tư là phương án rất tốt, thậm chí tốt hơn là tự đầu tư nến bạn tìm được quỹ chất lượng. Hãy tin ở Việt Nam vẫn có rất nhiều quỹ chất lượng để bạn tham gia.

Happy-Fund: Thư gửi cổ đông bán niên năm 2018

Xét về 4 tiêu chí trên, thì Happy-Fund đáng để nhà đầu tư quan tâm. Mức phí thấp, ưu tiên quản trị rủi ro, đã thử thách ở các giai đoạn thị trường, lợi nhuận cao.

III. Thị trường chứng khoán hiện tại.

Theo tính toán của Happy-Fund, tại thời điểm cuối quý 2/2018, chỉ số P/E Vn-Index nằm tầm 17.x (gần 18). Đây cũng là mức cao so với trung bình lịch sử và cũng là mức không hề rẻ.

Tuy nhiên, bạn luôn tìm kiếm được những cổ phiếu chất lượng với giá cả hợp lý để mua vào.

Hiện tại TTCK đã đi xuống 20% so với đỉnh lịch sử mới. Đó cũng là cơ hội để bạn theo dõi hoặc bổ sung danh mục, nếu có sự hoảng loạn diễn ra.

Chân thành mà nói, dù nhàm chán và lặp đi lặp lại suốt nhiều lá thư, nhưng tôi phải thừa nhận rằng: Sẽ có những năm Happy-Fund thua lỗ và không đạt được kết quả tốt. Việc duy trì thắng lợi mãi là bất khả thi, tuy nhiên với triết lý đầu tư bền vững, ưu tiên quản trị rủi ro. Hi vọng Happy-Fund sẽ có 1 kết quả tốt khi 5 năm, 10 năm, 20 năm, 40-50 năm nhìn lại.

Cảm ơn sự đồng hành của quý cổ đông và nhà đầu tư.

Xem thêm các thư gửi cổ đông năm trước.

  1. Happy-Fund: Thư gửi cổ đông cuối năm 2017
  2. Happy-fund: Thư gửi cổ đông bán niên 2017
  3. Happy-fund: Thư gửi cổ đông quý 1 năm 2017
  4. Happy-fund: Thư gửi cổ đông cuối năm 2016
  5. Happy-fund: Thư gửi cổ đông bán niên 2016
  6. Happy-fund: Thư gửi nhà đầu tư cuối năm 2015

Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY

Học chứng khoán từ người thực chiến – Lãi 100 lần trong 25 năm!
Với chiến lược đầu tư thực chiến, bạn có thể gia tăng lợi nhuận 100 lần trong 25 năm. Cam kết 100% bạn biết cách đơn giản để đứng trong TOP 1% đến 5% nhà đầu tư giỏi nhất.

Khám phá phương pháp đầu tư an toàn và vượt trội này! ⇒ Đọc bài chi tiết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!