Kính gửi cổ đông và nhà đầu tư!
Cảm ơn cổ đông và nhà đầu tư đã ủng hộ Happy-Fund trong suốt 3 năm qua, từ khi Happy-Fund mở cửa đón nhận tiền của nhà đầu tư!
Tôi viết lá thư này với những nội dung chính như sau:
1.Tình hình thị trường và hoạt động của Happy-Fund
Tình hình thị trường
Thị trường Việt Nam năm 2018 trải qua 1 năm đầy biến động và kịch tính.
Trong năm 2018, Chỉ số Vn-Index giảm 9.31% từ mức 984.24 về 892.54, và đạt đỉnh ở mức 1211.34 điểm, với mức tăng 23,07% so với đầu năm; tuy nhiên cuối năm so với đỉnh Vn-Index giảm 26.31%, trong TTCK để mức giảm 26.31% thì phải cần tăng 35.71% để chỉ số trở về mốc đỉnh!
Dù Vn-Index giảm 9.31%, nhưng khi phân tích sâu hơn về chỉ số, thì Vn-Index đã có 1 năm biến động khôn lường, nó tạo cho những NĐT cá nhân vui sướng tột bật trong quý 1 và đỉnh thị trường là 10/04/2018, và sau đó là rất nhiều nỗi đau.
Kết quả đầu tư Happy-Fund
Việc Vn-Index kịch tính và biến động mạnh trong năm qua, nhưng diễn biến Happy-Fund bình yên hơn rất nhiều. Trung bình toàn bộ danh mục đầu tư Happy-Fund: kết quả lợi nhuận dương (dù rất ít); so với diễn biến thị trường chung và hầu hết các quỹ lớn thì Happy-fund có kết quả tích cực.
Vì quản lý tiền dựa trên tài khoản cá nhân, nên Ngọ không đưa ra con số lợi nhuận cụ thể,(đã nêu lý do những lá thư trước) mà muốn đánh giá thì khoảng thời gian hợp lý là 5 năm. Sau 3 năm Happy-Fund tăng trưởng trung bình hoạt động vượt mục tiêu đặt ra; mục tiêu tuyên bố là trung bình 20%/năm.
Như triết lý của Happy-Fund luôn đề cao tính an toàn và lợi nhuận bền vững, nên những suy nghĩ nhằm kiếm tiền thật nhiều, so sánh với các đối thủ cạnh tranh hay Vn-Index được cho là hành động nguy hiểm.
Chúng ta luôn có con đường riêng là tối ưu hóa sự hạnh phúc, và sự bền vững trong việc tăng trưởng tiền bạc.
2. Chia sẻ thêm về góc nhìn thua lỗ
Nhân tiện năm 2018 Vn-Index giảm điểm 9.31%, sẽ là 1 dịp tuyệt vời để cổ đông và nhà đầu tư bình tâm để hiểu sự thua lỗ trong chứng khoán.
Việc đầu tiên,
Thua lỗ trong TTCK là điều không thể tránh khỏi.
Dù là cổ phiếu cụ thể, hay của toàn danh mục trong thời gian hay một năm nào đó. Dù Happy-Fund chưa thua lỗ, nhưng trong tương lai chắc chắn điều này sẽ xảy ra. Nên việc bạn ủy thác vào Happy-Fund hay bất cứ quỹ đầu tư và thị trường chứng khoán với mong muốn không một năm nào thua lỗ, thì tốt nhất bạn nên gửi ngân hàng thì hơn; với việc mong muốn không chính đáng và hợp lý sẽ là suy nghĩ gây hại cho tiền bạc của bạn.
Happy-Fund luôn đề cao tính thận trọng, chúng ta ưu tiên việc quản trị rủi ro, hạn chế việc thua lỗ trên toàn bộ danh mục đến mức thấp nhất, và kết quả trong năm 2018 không lỗ theo thị trường đã thể hiện phần nào triết lý Happy-Fund theo đuổi.
Thứ 2, theo nghiên cứu của Giáo sư Daniel Kahneman (Nobel 2002), với cùng một số tiền được/mất giống nhau (ví dụ 1 tỷ đồng), con người sẽ có cảm giác
Nỗi đau của việc mất tiền sẽ tồi tệ gấp đôi so với sự vui sướng của việc được tiền
Điều đó, cho chúng ta thấy nếu đầu tư chứng khoán bạn lãi 1 tỷ đồng và mất 1 tỷ đồng, ở góc độ tiền bạc thì hòa vốn, nhưng ở góc độ tâm lý hơn thì đó sẽ là nỗi đau. Khi đó bạn sẽ khó có thể giữ được trang thái an nhiên và sẽ có những quyết định rủi ro trong đầu tư chứng khoán.
Thứ 3,
Việc lỗ 50% sẽ cần tăng 100% mới hòa vốn
Khi bạn lỗ 10% bạn chỉ cần 11.1% để hòa vốn, khi bạn lỗ 20% bạn cần 25% để hòa vốn, khi bạn lỗ 30% bạn cần 42.8% để hòa vốn, khi bạn lỗ 50% thì bạn cần tăng 100% để hòa vốn, khi bạn lỗ 90% thì bạn cần tăng 900% để hòa vốn.
Đó là lý do, đa số nhà đầu tư thành công luôn ưu tiên nguyên tắc hạn chế thua lỗ trong đầu tư.
Việc tăng 35.71% của Vn-Index thật là tuyệt đúng không? Nhưng nếu giảm 26. 31% của Vn-Index thì sao? Vâng, nó sẽ đưa bạn về mốc cũ! (Đó là 2 con số vênh nhau giữa đỉnh và kết thúc năm 2018).
Do đó để đầu tư chứng khoán thành công, chúng ta nên nhớ lời của Buffett:
Nguyên tắc số 1 không được để mất tiền
Nguyên tắc số 2 không quên nguyên tắc số 1
Và Happy-Fund sẽ luôn ưu tiên quản trị việc hạn chế thua lỗ đến mức thấp nhất; và mục tiêu kiếm lợi nhuận bền vững. Thật kỳ lạ, nói về sự thua lỗ chẳng ai thích, nhưng qua kinh nghiệm Ngọ cho thấy những người nói về sự rủi ro thường có kết quả tốt đẹp và khả quan so với phần còn lại.
II. Suy nghĩ về năm 2019
Năm 2018 đã giúp nhà đầu tư sống thật hơn với chứng khoán, dường như những dự báo về TTCK năm 2018 vào cuối năm 2017 đã không trở thành hiện thực đối với giới đầu tư. Thành thật mà nói, chúng ta không thể dự báo được thị trường chứng khoán, điều này trái ngược với bản năng mong muốn của nhà đầu tư. Hãy học theo những NĐT vĩ đại: “Muốn đầu tư thành công thì đừng dự báo và đừng nghe những điều về dự báo” (xem thêm ở đây)
Hiện tại, cuối năm 2018 P/E của toàn TTCK ở tầm 15.7, mức này tương đương với mức P/E cuối năm 2016. Nhưng hiện tại P/B của toàn TTCK Việt Nam 2.4. Từ đó đánh giá chung, Vn-Index vẫn đang ở mức cao, nên tôi có thái độ bi quan về chỉ số Vn-Index năm 2019.
Điều này phụ thuộc vào cấu tạo nên rổ Vn-Index hiện tại khi tầm 1/4 rổ chỉ sổ phụ thuộc vào các công ty bất động sản, tầm 1/4 rổ chỉ số nữa phụ thuộc vào nhóm ngân hàng; đây là 2 nhóm cổ phiếu chu kỳ, nhưng không hẳn ở mức được đánh giá hợp lý.
Tôi không có khả năng đánh giá về tương lai: thị trường sẽ đi về đâu; nhưng Happy-Fund sẽ luôn theo đuổi và mua những cổ phiếu đạt tiêu chí và tính an toàn mình đề ra. Dù năm 2019 sẽ tiếp tục có nhiều biến động về vĩ mô thế giới, nhưng ở góc độ nào đó, Happy-Fund sẽ có hy vọng về một kết quả tốt đẹp hơn vào năm 2019.
Ghi chú thêm:
- Đây là lá thư thứ 8 Ngọ đã viết; không có thay đổi nhiều về phong cách đầu tư. Nên từ lúc này, Ngọ xin phép viết mỗi năm 1 lá thư, hoặc viết khi cần.
- Để tạo sự thích thú, Ngọ sẽ mở rộng các vấn đề cần bàn hơn, thay vì những số liệu khô khan, và những tư tưởng lặp đi lặp lại.
Ngày đề thư 31/12/2018 – Quản lý Happy-Fund: Nguyễn Hữu Ngọ
Bạn
- Happy-Fund: Thư gửi cổ đông bán niên 2018
- Happy-Fund: Thư gửi cổ đông cuối năm 2017
- Happy-fund: Thư gửi cổ đông bán niên 2017
- Happy-fund: Thư gửi cổ đông quý 1 năm 2017
- Happy-fund: Thư gửi cổ đông cuối năm 2016
- Happy-fund: Thư gửi cổ đông bán niên 2016
- Happy-fund: Thư gửi nhà đầu tư cuối năm 2015
Nguyễn Hữu Ngọ
Đào tạo chứng khoán & Tư vấn đầu tư
SĐT – Zalo: 096.774.6668
Chat Messenger: TẠI ĐÂY
Chat Zalo: TẠI ĐÂY