Ngọ nghĩ đến 95% bạn đọc bài này vì (1) Tìm kiếm google cụm từ: phá sản vì chơi chứng khoán, hoặc đại loại là như vậy (2) Bạn là độc giả thường xuyên vào CophieuX của Ngọ đọc.
Dù gì đi nữa, điều đó không quan trọng. Nhưng bạn có bao giờ để ý có rất nhiều bài viết dưới dạng này, với 1 chủ đề chung là phá sản vì chơi chứng khoán, thậm chí là những trang web gọi là “uy tín”.
Càng có vẻ lớn, họ càng có 1 đội ngũ nhân viên hùng hậu, thậm chí là thuê sinh viên, hoặc người mới ra trường… có khi là chuyên ngành báo chí để viết. Vì mọi thứ có sẵn và kiểm chứng sơ sài.
Mời bạn đọc: Tác hại và tại sao Ngọ muốn cai nghiện báo chí?
Với lý lẽ “mất uy tín là mất uy tín của công ty, chứ của tôi đâu mà lo”.
Lấy số lượng áp đảo chất lượng, thì Ngọ không thể bằng. Bởi vì 1 người không thể chọi cả đội ngũ. Trong khi Ngọ còn làm những việc khác, còn người ta chăm vào viết và viết.
Vì thấy đề tài phá sản vì chơi chứng khoán quá hay, quá ý nghĩa – nên Ngọ phải đích thân ra tay thôi.
Bởi, chúng ta đến với chứng khoán là để kiếm ăn, là để sinh lời. Nhưng nói đến kinh doanh, thì để vượt số đông thì cũng ta phải ở trên đỉnh của nó.
Nhiều nhà đầu tư thua lỗ, thậm chí có thể người xung quanh bạn phá sản vì chơi chứng khoán. Tất nhiên họ thường chửi, nhưng chẳng rút ra bài học, thậm chí đi cà khịa người khác.
Ở đây, Ngọ sẽ bàn luận với bạn, như là 1 người bạn, tất tần tận những vấn đề quanh chủ đề phá sản vì chơi chứng khoán luôn.
Từ nguyên nhân, giải pháp, những câu chuyện, hướng đi, cách thắng chứng khoán, tất tần tật luôn.
Ngọ thích viết dài, bởi có thể bạn lần đầu biết trang web của Ngọ – 1 người đủ tiền nghỉ hưu ở tuổi 31, giờ Ngọ 33 rồi.
Chúng ta bắt đầu nhé!
I. Nguyên lý Toán học từ việc phá sản vì chơi chứng khoán
Trước đây, Ngọ viết và nhiều người cứ copy lại, thậm chí họ còn tạo ra 1 trang web to hơn, nhờ copy là chỉnh sửa nhiều trang khác.
Nên sau này, bạn sẽ thấy những câu chuyện trong đó, hơn là những gạch đầu dòng, mà những người ăn lương chạy theo KPI, copy và viết.
“Hắn – 1 nhân vật giả định. Hắn phá sản vì chơi chứng khoán, hắn đi hắn chửi. Hắn chửi 8 đời tổ tông, thấy ai làm chứng khoán, thấy thầy dạy chứng khoán là hắn chửi như đúng rồi. Hắn giống Chí Phèo ghê!”
Nhưng chứng khoán là kinh doanh. Việc phá sản vì chơi chứng khoán của người này, là cơ hội làm giàu của người khác, ví dụ như Warren Buffett chẳng hạn.
Ngọ thích dùng Toán học, vì nó khách quan, và cũng là cựu học sinh chuyên Toán. Chúng ta thử nhìn xem bài Toán tạo nên tỷ phú sau:
Warren Buffett với mức lãi 19%/năm trong 70 năm. Thì mức đầu tư ban đầu 10.000 USD (gần 250 triệu đồng) sẽ thành 1,942 tỷ USD. Bạn không lầm đâu con số 2 tỷ USD đấy! Bạn nên đọc ý nghĩa và mẫu chuyện của Lãi kép.
Trong khi mức lãi của thị trường là 10%/năm, vậy trong 70 năm thì mức đầu tư 10.000 USD sẽ thành 7,9 triệu USD. Cũng rất ấn tượng đấy, nhưng đặt cạnh con số 1,942 tỷ USD thì con số 7,9 triệu trở nên quá bé nhỏ.
Câu hỏi đặt ra: Vậy mức chênh lệch 1,942 tỷ – 7,9 triệu = 1,934 tỷ. Từ đâu mà ra? Từ đâu mà ra vậy bạn?
Buffett lời to đồng nghĩa với ai đó phải mất đi.
Đó là số lợi nhuận tiềm năng mà tổng các nhà đầu tư không tên khác mất đi và chuyển cho Buffett. Chưa kể những nhà đầu tư không tên mất thêm phí môi giới, phí trả lãi margin, đòn bẩy, và những phí vô hình khác. Và cũng tất nhiên, những người phá sản vì chơi chứng khoán cũng góp phần cho ông làm giàu.
Mọi người hay sợ tay to, nhưng tay to là từ tay nhỏ mà nên! Buffett cũng chỉ từng có 10.000 USD thôi. Tất nhiên ông đầu tư hơn 70 năm rồi (ông sinh năm 1930), và tiền lương của ông nữa, dù từ thiện chán chê, ông còn lại hơn 100 tỷ USD
Buffett từng chia sẻ: “Nếu mọi người không sai lầm thì tôi đã không giàu đến vậy”.
Vậy bài học ở phần toán học ở phần này là gì?
- Lãi kép sẽ giúp bạn trở nên giàu có trong đầu tư
- Đầu tư càng sớm càng tốt, Buffett bắt đầu đầu tư năm 11 tuổi. Nhưng chính thức thì tầm mười mấy, 20 tuổi thôi.
- Cần phải hạn chế sai lầm của bản thân, và tận dụng sai lầm của người khác.
II. Những câu chuyện về phá sản vì chơi chứng khoán và bài học của chúng ta
Ngọ thích những câu chuyện làm giàu bền vững và mang tính đời đời, dù chẳng có gì là đời đời cả. Từ 1 cậu sinh viên mới chập chững chơi chứng khoán.
Ngay năm đầu đã bị thị trường đập cho vỡ mặt, may không phá sản vì chơi chứng khoán. Từ cú “suýt chết” đầu đời ấy, Ngọ chẳng phải bị “hù” thêm 1 lần nào nữa.
Điều thú vị là 2018, 2022 – 2 năm thị trường giảm mạnh, nhiều người đầu tư thua lỗ te tua, thậm chí phá sản thì Ngọ vẫn có lãi.
Nhưng vì hơn 10 năm đầu tư chứng khoán, Ngọ biết không ít những câu chuyện “phá sản vì chơi chứng khoán”. Dù là ở Việt Nam hay thế giới.
Ngọ viết ra không phải để bạn sợ, mà là để ta học hỏi. Chứng khoán không có chuyện giàu nhanh đâu. Chỉ có giàu chậm và nghèo nhanh thôi. Nhưng thà giàu chậm còn hơn mãi nghèo.
Biết là bạn đến với đầu tư là để kiếm tiền. Nhưng nguyên tắc bảo toàn vốn phải để lên hàng đầu.
Buffett từng nói: “Nguyên tắc số 1: Không được để mất tiền, Nguyên tắc số 2: Không quên nguyên tắc số 1”.
Bạn có thể đọc thêm: 200 phát biểu của Buffett về chứng khoán, đọc để thay đổi cuộc đời
Yên tâm, bạn miễn không phá sản vì chơi chứng khoán, không thua lỗ thì bạn sẽ giàu lên ấy mà. Mà hiện giờ lỡ bạn cháy tài khoản thì nhìn nhận sai lầm, và rút ra kinh nghiệm– bậc thầy Jesse LiverMore từ phá sản đến tận 3 lần mà.
Bắt đầu nhé… hít 1 hơi thật sâu, để cảm nhận:
Câu chuyện 1: Trên theo báo doanhnhan.vn
Đó là lần đầu tiên trong đời, tôi mất tiền khủng khiếp tới vậy. Năm 2008, chính xác là tôi phá sản vì chơi chứng khoán.
Do giá cổ phiếu xuống thảm hại, mọi người đều lỗ. Tôi vay mượn gia đình, bạn bè, hàng xóm, rồi huy động tiền từ người khác nữa. Phá sản vì chơi chứng khoán, tôi phải làm đủ nghề để trả nợ.
Tôi chưa có tiền trả, họ chửi bới, sỉ nhục, tìm đủ mọi cách, thậm chí dùng bạo lực. Lúc đó tôi chỉ ước mơ trả hết được nợ và có một chiếc xe máy, không ước gì hơn.
Suốt 8 năm ròng sau đó kể từ khi mắc nợ (2009), tôi mới trả hết.
Câu chuyện 2: Trích ra từ sách
Vì Ngọ thích đọc sách, nên Ngọ trích ra 1 câu chuyện trong sách để về thời kỳ 2007-2008 cho bạn xem. Hãy nhớ nếu bạn dùng đòn bẩy 1:1 tức là bạn có 1 tỷ vay được 1 tỷ thì cổ phiếu giảm 50% tiền là phá sản vì chơi chứng khoán rồi.
Câu chuyện 3:Jesse Livermore phá sản vì chơi chứng khoán
Jesse Livermore là một trong những nhà đầu cơ thành công nhất vào thời của ông. Và câu chuyện của “lên voi xuống chó” của ông về kiếm và mất tiền trở thành giai thoại.
Livermore sinh năm 1877 tại Massachusetts và bắt đầu giao dịch cổ phiếu ở tuổi 15. Năm 21 tuổi, ông đã kiếm được 1 triệu đô la đầu tiên. Tầm năm 35 tuổi, ông đã có tài sản hơn 100 triệu đô la. Một con số siêu khủng thời đó!
Livermore nổi tiếng là người dự đoán các chuyển động của thị trường chứng khoán. Ông sẽ nghiên cứu xu hướng thị trường và phân tích biểu đồ giá.
Năm 1907, Livermore kiếm bộn tiền nhờ dự đoán sự sụp đổ của thị trường chứng khoán. Ông tiếp tục giao dịch thành công trong vài năm.
Nhưng vào năm 1929, ông đã mắc một sai lầm chết người, và dẫn đến phá sản vì chơi chứng khoán.
Livermore bắt đầu bán khống (bán trước và mua lại sau) cổ phiếu với dự đoán về sự sụp đổ của thị trường, sau này được gọi là Thứ 3 Đen Tối. Ông đã dự đoán chính xác sự sụp đổ, nhưng không lường trước thị trường sẽ phục hồi sau đợt giảm giá ban đầu.
Khi thị trường bắt đầu phục hồi, các vị thế bán khống của Livermore bắt đầu thua lỗ. Ông tiếp tục giữ vị trí của mình, tin rằng thị trường cuối cùng sẽ quay đầu đi xuống.
Tuy nhiên, thị trường tiếp tục tăng và Livermore thua lỗ ngày càng nhiều.
Trong một nỗ lực tuyệt vọng, Livermore bắt đầu liều hơn. Ông bắt đầu vay tiền để mua thêm cổ phiếu.
Anh ta cũng bắt đầu đầu cơ vào hàng hóa và tiền tệ, với hy vọng bù đắp khoản lỗ của mình ở các thị trường khác.
Sai lầm nối tiếp sai lầm, những thua lỗ của Livermore vẫn tiếp tục gia tăng, năm 1934, ông đã nộp đơn xin phá sản. Anh ta buộc phải bán tất cả tài sản của mình, bao gồm nhà, xe hơi và du thuyền.
Sự kiện phá sản vì chơi chứng khoán của Livermore gây sốc cho cả ông và thế giới tài chính.
Livermore từng là một trong những nhà giao dịch thành công nhất vào thời của ông, và sự thất bại của ông là một câu chuyện cảnh báo cho tất cả những ai dám đầu cơ trên thị trường.
Câu chuyện của Jesse Livermore là một lời nhắc nhở rằng ngay cả những nhà giao dịch thành công nhất cũng có thể bị hạ gục bởi sự kiêu ngạo và tự tin thái quá.
Bất chấp sự sụp đổ của ông, di sản của Livermore vẫn tồn tại như một câu chuyện cảnh báo cho tất cả những ai giao dịch trên thị trường.
Dù cuối đời, với phát súng kết liễu tự bắn vào đầu, và tài khoản hàng triệu đô. Nhưng thực tế, câu chuyện trên chỉ là 1 lần phá sản vì chơi chứng khoán lớn nhất của ông. Tổng tất cả ông phá sản 3 lần.
Bạn có thể hiểu hơn sự thăng trầm của ông qua 2 tác phẩm bên dưới. Ngọ chụp nó trong kho sách của mình.
III. Lý do vì sao nhiều người phá sản vì chơi chứng khoán
Kinh doanh hay đầu tư, đó đúng là 1 thương trường thật sự, chiến trường thực sự. Có người phá sản vì chơi chứng khoán, thì có người thành tỷ phú nhờ chơi chứng khoán, Soros hay Warren Buffett là 2 đại diện.
Bạn đọc những bài viết khác, người ta cứ copy qua lại nhau, mà ít quan tâm đến chất lượng. Bên này ghi 8 lý do, thì trang kia nâng thành 10, trang khác ghi 12 nguyên nhân phá sản vì chơi chứng khoán.
Vậy cái nào mới là lý do thực sự phá sản vì chơi chứng khoán đây?
Khi Ngọ cũng thử gõ google, thì họ nói quá nhiều, nhưng lại không nói điều quan trọng nhất. Bởi điều quan trọng nhất, công ty chứng khoán không bao giờ nói, vì ảnh hưởng túi tiền của họ: sử dụng đòn bẩy.
“Nhiều nhà đầu tư đã sử dụng đòn bẩy vào đầu năm 2009, và bị buộc phải bán vào thời điểm không thể tệ hơn nữa. Một nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy có thể đầu tư tốt trong 30 năm – và sau đó mất tất cả trong 1 ngày vì biến động phi lý của thị trường.” Francois Rochon – nhà đầu tư tài danh người Canada
Bạn thấy đó, 30 năm gây dựng có thể vì đòn bẩy mà phá sản vì chơi chứng khoán trong 1 ngày! Tất nhiên vì nhiều yếu tố khác nữa.
Ngọ là người đã đầu tư >10 năm, Ngọ đã chứng kiến nhiều nhà đầu tư cháy tài khoản, phá sản vì chơi chứng khoán rồi. Nếu bạn google, nhiều bài viết cùng chủ đề, nhưng thậm chí những lý do, thường thì copy lẫn nhau, chứa đựng lắm vấn đề. Ngọ chỉ nêu vài điều, khiến 1 nhà đầu tư phá sản vì chơi chứng khoán hoặc thua lỗ nhé.
1.Không làm bài tập về nhà
Trước hết, nhiều nhà đầu tư không làm bài tập về nhà trước khi đầu tư vào cổ phiếu. Bài tập về nhà là cụm từ được nhắc đi nhắc lại trong 2 cuốn sách Trên đỉnh phố Wall, và Đánh bại Phố Wall của Peter Lynch.
Họ nghe về một cổ phiếu “hot” từ một người bạn hoặc trên tin tức, môi giới và vội vàng đầu tư liền. Họ không hiểu đầy đủ về công ty hoặc tình hình tài chính của công ty.
Mời bạn đọc bài: Có nên mua cổ phiếu thông qua lời mách nước?
Họ không nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, xu hướng của ngành hoặc đội ngũ quản lý của công ty. Sự thiếu cẩn trọng này dẫn đến thua lỗ đáng kể, thậm chí phá sản vì chơi chứng khoán.
2.Đầu tư theo cảm xúc
Một yếu tố khác là đầu tư cảm xúc. Nhiều nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư dựa trên sự sợ hãi hoặc tham lam, thay vì logic và phân tích.
Họ hoảng loạn và bán cổ phiếu của mình trong thời kỳ thị trường suy thoái giảm mạnh. Và sau đó FOMO, mua khi thị trường nóng sốt giống như cuối năm 2021 và trả giá năm 2022.
Điều này dẫn đến các quyết định bốc đồng, hưng phấn. Ngọ hay nói vui là hưng phấn = hứng phân (nói lái). Đó là lý do khiến nhiều nhà đầu tư thua lỗ, và phá sản vì chơi chứng khoán.
Bạn có thể xem VIDEO 16 cung bậc tâm lý khi đầu tư chứng khoán, tại đây.
3.Không đa dạng hóa danh mục, mua tập trung quá mức
Nhiều nhà đầu tư không đa dạng hóa danh mục đầu tư, họ “all in” vào 1-2 mã. Họ bỏ tất cả trứng vào một giỏ và đầu tư mạnh vào một cổ phiếu hoặc một lĩnh vực.
Sự thiếu tập trung quá mức, thiếu đa dạng này khiến họ dễ bị thua lỗ trước những biến động của thị trường, nhất là trong giai đoạn suy thoái của ngành hoặc của cổ phiếu.
Đối với nhà đầu tư cá nhân, theo bạn mua bao nhiêu là đủ? Bạn đọc bài sau đây.
Việc tập trung quá mức, là lý do khiến nhà đầu tư bị xóa sổ, và phá sản đấy.
4. Sử dụng đòn bẩy – lý do số 1 khiến phá sản vì chơi chứng khoán
Dù Ngọ đề cập điều này phía trên nhưng giờ phải nhắc lại thôi. Công ty chứng khoán muốn bạn đòn bẩy càng nhiều càng tốt, vì họ được tiền mà. Rủi ro bạn chịu và tiền lãi vẫn đóng đều.
Nhiều nhà đầu tư sử dụng tiền vay để đầu tư vào cổ phiếu, điều này khuếch đại lợi nhuận nhưng cũng làm tăng tổn thất của họ.
Nếu bạn muốn thấy tác hại của đòn bẩy, bạn có thể đọc bài: Đòn bẩy – thần dược hay độc dược?
Còn phương án cuối cùng, nếu bạn vẫn quyết sử dụng đòn bẩy, thì bạn nghiên cứu về phương trình đòn bẩy tối ưu tại đây.
5.Nạn nhân của trò lừa đảo hoặc gian lận.
Cuối cùng, một số nhà đầu tư trở thành nạn nhân của lừa đảo hoặc gian lận. Họ đầu tư vào các công ty không hợp pháp hoặc phóng đại tài chính. Điều này dẫn đến tổn thất đáng kể nếu công ty phá sản hoặc nếu gian lận bị phanh phui.
Tất nhiên tiền của họ bị cuốn đi, và họ bị phá sản vì chơi chứng khoán rồi.
Bạn sẽ thấy đôi khi “chứng khoán quốc tế”, cứ gọi mời bạn đầu tư đủ kiểm. Nếu không hiểu rõ, thật lòng mà nói hãy tránh xa.
Mời bạn đọc bài: CophieuX chỉ bạn cách phát hiện lừa đảo bằng KHOA HỌC!
IV. Số đông thua lỗ. Điều gì giúp người khác kiếm lời từ chứng khoán?
Trong bất cứ ngành nghề, hay làm bất cứ điều gì, ai cũng có lần đầu. Hoặc đã từng thua lỗ, nếu chưa từng thua trong chứng khoán thì chủ yếu là hên thôi.
“Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”.
Nếu bạn mới toanh, gọi là F0, thì bạn nên đọc bài: Hướng dẫn cách CHƠI THẮNG chứng khoán cho người mới bắt đầu.
Quay lại vấn đề, bên cạnh người phá sản vì chơi chứng khoán, thì ai đó sẽ được tiền của họ. Vậy nhìn chung, người thắng chứng khoán có điều gì khác biệt?
Ngọ thấy nhiều người bị lôi cuốn vào thị trường chứng khoán vì họ nhìn thấy tiềm năng kiếm được lợi nhuận đáng kể. Nhưng chứng khoán cũng là một môi trường khó đoán, đòi hỏi sự hiểu biết và thức tỉnh.
1.Tâm niệm rằng chứng khoán không phải là kênh làm giàu nhanh chóng
Đầu tiên và quan trọng nhất, ta phải hiểu rằng đầu tư chứng khoán không phải là một kênh làm giàu nhanh chóng. Chẳng có 1 kênh nào cả, nếu gặp ai đó giàu nhanh, chẳng qua là ăn may thôi. Ăn may dễ ăn mày lắm.
Chứng khoán đòi hỏi sự kiên nhẫn, kỷ luật và sẵn sàng học hỏi từ cả thành công và thất bại.
Hơn nữa, đầu tư chứng khoán không phải là cách tiếp cận giống như cùng “size đánh giày” cho tất cả mọi người. Những người khác nhau, có mục tiêu đầu tư khác nhau, mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau, hoàn cảnh tài chính khác nhau sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của riêng họ.
Nhưng chung quy lại, chứng khoán không thể giàu nhanh. Chỉ có nghèo nhanh, phá sản vì chơi chứng khoán nhanh chóng hoặc giàu chậm. Ví von là lên thang bộ, xuống thang máy.
Những nhà đầu tư đi theo con đường giàu chậm sẽ sớm giàu nhanh thôi. Muốn nhanh thì phải từ từ.
2. Dù lướt sóng hay đầu tư giá trị, phải biết nhìn dài thật dài.
Một trong những lý do chính tại sao phải nhìn dài thật dài, đó là sự khó đoán của thị trường, mà Benjamin Graham gọi là Ngài Thị Trường.
Giá cổ phiếu có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm các chỉ số kinh tế, sự kiện chính trị và tâm lý thị trường. Cố gắng dự đoán thị trường là một việc làm bất khả thi và có thể dẫn đến bỏ lỡ cơ hội và thua lỗ. Tệ hại hơn là phá sản vì chơi chứng khoán.
Thay vào đó, tầm nhìn dài hạn cho phép các nhà đầu tư vượt qua những biến động ngắn hạn của thị trường và hưởng lợi từ sự tăng trưởng chung của thị trường chứng khoán. Về lâu dài, thị trường chứng khoán sẽ mang lại lợi nhuận vững chắc cho các nhà đầu tư kiên nhẫn và kỷ luật.
Một lý do khác, góc nhìn dài hạn cho phép các nhà đầu tư tránh đưa ra các quyết định cảm tính dựa trên các biến động, và nhiễu loạn của thị trường
3. Phải nghiên cứu và học hỏi.
Một trong những yếu tố quan trọng nữa là nghiên cứu.
Trước khi đầu tư vào bất kỳ công ty nào, điều cần thiết là bạn phải nghiên cứu kỹ lưỡng và hiểu mô hình kinh doanh, tình hình tài chính, bối cảnh cạnh tranh và triển vọng tăng trưởng của công ty đó. Bạn có thể đọc báo cáo tài chính hàng năm, nghiên cứu báo cáo tài chính, phân tích xu hướng ngành…
Thêm vào đó nữa, nếu chúng ta phải giữ cái đầu cũ không thay, thì số đông sẽ vẫn thua lỗ, thậm chí phá sản vì chơi chứng khoán. Bạn phải nghiên cứu và học hỏi từ sách vở, đây là kho sách online của Ngọ, bạn có thể tải về đọc.
Nhưng chắc chắn, đọc sách cần thời gian và đúc kết, bạn có thể tiết kiệm được 3 năm đọc sách, bằng cách tham gia khóa học chứng khoán của Ngọ. Bạn xem thêm ở bên dưới nhé.
“Trời không sinh ra người đứng trên người, trời cũng không sinh ra người đứng dưới người. Tất cả đều do sự học mà ra“. Fukuzawa Yukichi – người in trên tờ tiền Nhật Bản.